Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý phát triển thị trường tiêu thụ xi măng tại công ty cổ phần xi măng vicem bút sơn (Trang 30 - 62)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Kết cấu của đề tài

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý phát triển thị trường tiêu thụ

1.3.2. Các nhân tố chủ quan

Thứ nhất, công tác phân cấp, phối hợp quản lý:

Công tác phân cấp trong hoạt động quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa là việc phân cơng chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên cho cơ

quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện trên cơ sở năng lực thực tế và các quy định của pháp luật.

Nếu công tác phân cấp được thực hiện tốt, các đơn vị được phân công nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng, phát huy được tính chủ động và rút ngắn thời gian trong thực hiện quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa, ngược lại nếu công tác phân cấp thực hiện không tốt hoặc không thực hiện phân cấp sẽ làm cho việc quản lý đôi khi bị chồng chéo và không phát huy được tính chủ động sáng tạo của các đơn vị cấp dưới. Tuy nhiên, muốn thực hiện tốt công tác phân cấp trong quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa, cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên có thẩm quyền phân cấp phải đánh giá được chính xác năng lực của đơn vị cấp dưới để phân cấp cho hợp lý, hiệu quả. Ngược lại, đơn vị được phân cấp phải chủ động xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng bộ phận để thực hiện nhiệm vụ được phân cấp.

Công tác phối hợp trong hoạt động quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa chính là phương thức tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm sốt của các cơ quan, tổ chức có liên quan với nhau để thực hiện quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa. Phối hợp là một yêu cầu tất yếu và là việc làm thường xuyên trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức. Hoạt động phối hợp có thể diễn ra trong nội bộ một cơ quan, đơn vị hoặc giữa các cơ quan, đơn vị với nhau khi giải quyết một nhiệm vụ, một công việc liên quan đến nhiều bộ phận, nhiều cấp, nhiều ngành khác nhau.

Hiệu quả của hoạt động này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của công việc. Nếu các khâu trong tồn bộ hoạt động diễn ra một cách sn sẻ, nhịp nhàng, thơng suốt thì kết quả cơng việc được giải quyết nhanh chóng, kịp thời; ngược lại, nếu một “mắt xích” trong chuỗi hoạt động đó bị ách tắc, tê liệt thì cơng việc đương nhiên bị đình trệ, kéo dài… Hiệu quả của việc quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa chịu ảnh hưởng lớn từ cơng tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan từ Trung ương, tới địa phương, cụ thể: Nếu các bộ, ngành, cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ trong hoạt động quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa thì đảm bảo cơng tác này được thực hiện một cách nhanh chóng.

Thứ hai, cơ sở vật chất kỹ thuật và tài chính phục vụ quản lý:

Cơ sở vật chất kỹ thuật mà chủ yếu là hệ thống công nghệ thông tin, quản lý cạnh tranh doanh nghiệp trong phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa.

Hoạt động quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa phát triển vừa phản ánh xu thế phát triển khoa học - công nghệ, vừa phản ánh khả năng ứng dụng những thành tựu mới của khoa học - cơng nghệ. Nói cách khác, tiến bộ khoa học - công nghệ ảnh hưởng đến việc hình thành, phát triển cơng nghiệp và ngược lại công nghiệp phát triển là nhân tố thúc đẩy khoa học - cơng nghệ phát triển. Trình độ tiến bộ khoa học - cơng nghệ càng cao, thì trình độ chun mơn hố càng sâu. Cuối cùng, muốn đạt được mục tiêu CNH, HĐH phải phát triển quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa, nhưng nếu khơng đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ thì khơng thể nói đến phát triển hoạt động quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa và thực hiện thành cơng chiến lược CNH, HĐH.

Nguồn lực tài chính bao gồm tồn bộ nguồn tài chính để phục vụ cho q trình quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa, các chi phí khác có liên quan đến việc thực hiện quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa. Nếu nguồn lực tài chính được nhà nước bố trí đầy đủ, kịp thời thì sẽ giúp chủ động hơn trong việc thực hiện quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa

Thứ ba, nguồn nhân lực làm công tác quản lý:

Con người là chủ thể tiến hành các hoạt động quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa. Do vậy, con người đóng vai trị quyết định tới hiệu quả hoạt động quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa. Vì vậy, nếu cán bộ, cơng chức thực hiện nhiệm vụ quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa nhận thức đúng đắn về vai trị, mục đích và ý nghĩa của hoạt động quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa với trình độ, ý thức trách nhiệm cao sẽ giúp cho việc tổ chức cũng như quản lý sẽ đạt hiệu quả hơn.

Phẩm chất, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, cơng chức trong hoạt động quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa cũng đóng vai trị quyết định tới hiệu quả hoạt động quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa. Nếu cán bộ có trình

độ năng lực và phẩm chất chính trị tốt, ý thức trách nhiệm cao, khi đó sẽ giúp cho việc kiểm tra giám sát được thực hiện thường xuyên, khách quan hơn từ đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa. Do đó, để quản lý tốt hoạt động quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa thì cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải được quan tâm thường xuyên.

- Trình độ của bộ máy lãnh đạo, quản lý là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả công tác quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn. Nếu trình độ đội ngũ cán bộ, quản lý cao thì hiệu quả công tác quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa sẽ cao, ngành kinh tế hợp tác xã sẽ phát triển theo đúng định hướng, đúng quy hoạch và kế hoạch đề ra.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tham gia quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn địa phương là nhân tố quan trọng và quyết định đến hiệu quả công tác quản lý của cơ quan chức năng đối với hoạt động quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa, thể hiện từ việc định hướng, hoạch định quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa, triển khai các văn bản chỉ đạo, điều hành, các cơ chế chính sách của địa phương, tỉnh và Trung ương, giúp cho hoạt động quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa của địa phương phát triển một cách toàn diện, bền vững. Chất lượng đội ngũ quản lý trong giai đoạn hiện nay không chỉ yêu cầu giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, năng động sáng tạo… có “tầm”, mà cịn địi hỏi phải có “tâm”, có đạo đức cơng vụ, có trách nhiệm: Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước tập thể và trước nhân dân. Trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay, việc giáo dục, đào tạo được đội ngũ cán bộ, công chức quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa vừa có “tâm” vừa có “tầm” là thực sự cần thiết và quan trọng hàng đầu.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG HỖ TRỢ TIÊU THỤ XI MĂNG

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM BÚT SƠN

2.1. Khái quát về Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 23/11/1993 Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật Nhà máy Xi măng Bút Sơn (Quyết định số 573/TTg), công suất thiết kế 4000 tấn Clinker/ngày đêm, tương ứng 1,4 triệu tấn xi măng/năm.

Ngày 27/8/1995 Khởi công xây dựng Dây chuyển 1 của Nhà máy xi măng Bút Sơn, công suất thiết kế 1,4 triệu tấn xi măng/năm, do hãng Technip - Cle của Cộng hòa Pháp thiết kế công nghệ, cung cấp thiết bị và giám sát lắp đặt.

Ngày 28/01/1997 Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký Quyết định thành lập Công ty xi măng Bút Sơn (nay là Công ty cổ phần xi măng VICEM Bút Sơn).

Công ty Cổ phần xi măng VICEM Bút sơn có trang thiết bị tiên tiến hiện đại, đồng bộ cùng hệ thống kiểm tra, đo lường tín hiệu, điều khiển tự động hoá ở mức cao đảm bảo thiết bị hoạt động an toàn, ổn định và vệ sinh mơi trường.

Các loại sản phẩm chính của Cơng ty là xi măng pooc lăng PC40, PC50, xi măng Pooc lăng hỗn hợp PCB30, PCB40 và các loại Xi măng đặc biệt khác theo đơn đặt hàng.

Xi măng Bút Sơn mang nhãn hiệu "Quả địa cầu" với hàm ý chất lượng và dịch vụ Quốc tế. Từ năm 1998 đến nay, xi măng Bút Sơn đã được tin dùng cho nhiều cơng trình trọng điểm Quốc gia và xây dựng dân dụng.

Mạng lưới tiêu thụ của Công ty có mặt tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, nổi bật là một số thị trường Hà Nam, Hà Nội, Hà Tây, Nam Định, miền Trung và các tỉnh khu vực phía Bắc, Tây Bắc.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới sắp xếp, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp, ngày 06/12/2005 Bộ Xây dựng đã có Quyết định số

2251/QĐ - BXD phê duyệt phương án cổ phần hố Cơng ty xi măng Bút Sơn. Ngày 23/03/2006, Bộ xây dựng có Quyết định số 485/QĐ - BXD chuyển Công ty xi măng Bút Sơn thành Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn với số vốn điều lệ 900 tỷ đồng.

Ngày 01/05/2006, Công ty xi măng Bút Sơn đã bắt đầu hoạt động theo mơ hình Cơng ty cổ phần. Cổ phiếu xi măng Bút Sơn chính thức giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội từ ngày 05/12/2006.

Để đáp ứng nhu cầu xi măng cho sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hoá đất nước, ngày 17/05/2004 Thủ Tướng Chính Phủ đã có văn bản số 658/CP - CN cho phép đầu tư xây dựng dây chuyền 2 xi măng Bút Sơn với cơng suất 1,6 triệu tấn/ năm. Cơng trình được khởi cơng từ ngày 26/01/2007. Đầu năm 2009 dây chuyền 2 Bút Sơn chính thức đi vào hoạt động, nâng tổng công suất xi măng Bút Sơn lên 3 triệu tấn/năm.

Với phương châm phát triển bền vững, coi trọng mục tiêu chất lượng sản phẩm, an tồn vệ sinh mơi trường, Công ty xi măng Bút Sơn đang áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004, phấn đấu trở thành nhà sản xuất, cung ứng xi măng có uy tín và chế độ dịch vụ hàng đầu trong nước.

Quy mơ nhà máy: + Cơng suất thiết kế:

Lị 1: 4000 tấn Clinker/ngày đêm; Dây chuyền 1: 1,4 triệu tấn xi măng/năm. Lò 2: 4000 tấn Clinker/ngày đêm; Dây chuyền 2: 1,6 triệu tấn xi măng/năm. + Sản lượng sản phẩm hàng năm:

Tiêu thụ xi măng: 3,5 triệu tấn xi măng/năm. Tiêu thụ Clinker: 300 ÷ 400 ngàn tấn Clinker/năm.

+ Trình độ thiết bị cơng nghệ: Cơng nghệ xi măng lị quay, phương pháp khơ, tự động hóa cao, thiết bị hiện đại tiên tiến thuộc các nước châu Âu và Nhật Bản.

Những thành tích đã đạt được:

+ Cúp vàng Giải thưởng chất lượng 2003 + Huân chương Lao động hạng Ba- năm 2006

+ Huân chương lao động hạng Ba cho tổ chức Công đồn Cơng ty năm 2007 + Hn chương Lao động hạng Nhì cho Cơng ty Năm 2011

+ Huân chương Lao động hạng Nhất 2016

+ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: Năm 2003, 2010

2.1.2.Về sản phẩm xi măng tiêu thụ và thị trường xi măng của công ty Vicem Bút Sơn

2.1.2.1. Về chất lượng sản phẩm xi măng tiêu thụ

Sản phẩm xi măng của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn được sản xuất và quản lý theo hệ thống quản lý chất lượng phù hợp theo tiêu chuẩn TCVN 6260-2009 xi măng poóc lăng hỗn hợp, TCVN 2682-2009 xi măng poóc lăng, TCVN 9202-2012 xi măng xây trát.

Xác định yếu tố chất lượng và sự ổn định của sản phẩm là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để làm được điều đó năm 1998 đơn vị quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa thuộc chi cục tỉnh Hà Nam đã tiến hành xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008/ISO 9001:2008, ngày 23 tháng 2 năm 2013 đơn vị đã được tổ chức QUACERT Việt Nam và AJA Anh Quốc công nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008/ISO 9001:2008.

Quy trình sản xuất xi măng của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn được thực trên dây chuyền hiện đại và được mơ tả tổng qt ở Hình 2.1 như sau:

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình sản xuất xi măng của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn

(Nguồn: Chị cục đo lường và kiểm định chất lượng tỉnh Hà Nam năm 2019)

Sản xuất nguyên liệu Sản xuất clinker Sản xuất xi măng Đóng bao xi măng NL tự khai thác NL mua ngồi

Quy trình cơng nghệ sản xuất xi măng hiện nay của các doanh nghiệp tại Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn đang sử dụng là quy trình cơng nghệ khép kín tự động hóa cao gồm các công đoạn sản xuất: Công chuẩn bị nguyên liệu ( Doanh nghiệp tự khai thác mỏ, hoặc thuê ngoài khai thác và vận chuyển đến cửa đổ máy đập), công đoạn sản xuất nguyên liệu, công đoạn sản suất Clinker, công đoạn sản xuất xi măng, cơng đoạn đóng bao.

Cơng đoạn chuẩn bị ngun liệu: Các ngun liệu đá vôi, đá sét sau khi khai

thác được vận chuyển đến phễu của máy đập. Tại đây đá vôi, đá sét được đập nhỏ đến 90% kích thước nhỏ hơn 70mm, sau đó được vận chuyển về kho chứa và được đồng nhất sơ bộ. Quặng sắt và đất giầu silic được vận chuyển và đưa vào kho chứa.

Công đoạn sản xuất nguyên liệu: Đá vôi, đá sét, quặng sắt, đất giầu silic

được băng tải vận chuyển lên các két chứa. Từ đây các nguyên liệu được các băng cân định lượng vận chuyển theo tỷ lệ nhất định của bài toán phối liệu ( được đặt tại phịng thí nghiệm KCS và phịng điều khiển trung tâm ). Hỗn hợp nguyên liệu được vận chuyển và cấp liệu vào máy nghiền liệu ( raw mill) tại đây hỗn hợp nguyên liệu được nghiền mịn đạt < 10% độ sót sàng trên sàng 90c và được sấy khơ đạt độ ẩm 1%, bột liệu sau đó được vận chuyển vào silo chứa.

Than cám antraxit loại 3C và 4A, 4B được vận chuyển về nhà máy sau đó được hệ thống băng tải vận chuyển vào kho chứa. Than được rút ra khỏi kho chứa bằng hệ thống xích cào và hệ thống băng tải vận chuyển lên két than thô. Dưới két than thơ có hệ thống băng cân định lượng để cấp than cho máy nghiền than, tại máy nghiền than ( coal mill) than được nghiền mịn đạt sót sàng nhỏ hơn 5% trên sàng 90c và được sấy khô đạt độ ẩm 1%, sau đó được vận chuyển vào 02 két than mịn, 01 két than mịn để đốt lị và 01 két than mịn để đốt Calciner.

Cơng đoạn sản xuất Clinker: Bột liệu trong silo được đồng nhất theo tỷ lệ

10/1 sau đó được rút ra khỏi silo bằng hệ thống máng khí động và được vận chuyển vào két chứa, bột liệu được định lượng và cấp vào hệ thống sấy 5 tầng ( preheater) tại đây liệu được trao đổi nhiệt với khí nóng. Tại buồng phân hủy ( Calciner) than được vận chuyển và đốt tại đây để đạt tỷ lệ canxi hóa ( bột liệu ) >92% sau đó bột

liệu được cấp vào hệ thống lò quay, tại đây bột liệu được nung nóng chảy ở nhiệt độ 1450oC tại nhiệ độ này hình thành Clinker. Clinker ra khỏi lị có nhiệt độ khoảng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý phát triển thị trường tiêu thụ xi măng tại công ty cổ phần xi măng vicem bút sơn (Trang 30 - 62)