Nhóm giải pháp hoàn thiện xây dựng kế hoạch phát triển thị trường tiêu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý phát triển thị trường tiêu thụ xi măng tại công ty cổ phần xi măng vicem bút sơn (Trang 62)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Kết cấu của đề tài

3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện xây dựng kế hoạch phát triển thị trường tiêu

- Tổ chức nghiên cứu thị trường nhằm xác định nhu cầu tiêu dùng các dịch vụ kèm theo. Phát hiện những yêu cầu đòi hỏi của khách hàng đối với các dịch vụ hiện có để có biện pháp điều chỉnh nâng cao chất lượng phục vụ đảm bảo giữ vững thị phần khách hàng hiện có. Kích thích tiềm năng tiêu dùng của các vùng thị trường mới đảm bảo chiếm lĩnh được những thị phần chủ yếu, then chốt. Trong thời gian tới, cơng ty phát triển tồn diện, bền vững, có khả năng cung cấp một hệ thống các sản phẩm, dịch vụ đa dạng, tiên tiến, tiện nghi và văn minh cho công cuộc Cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước; đảm bảo phục vụ nhu cầu xây dựng cơng trình dân dụng và liên quan. Chất lượng các sản phẩm, dịch vụ ngày càng được hoàn thiện, nâng cao nhờ ứng dụng các tiến bộ cơng nghệ. Phải duy trì được vị thế cạnh tranh trên thị trường, tiến tới mở rộng thị trường. Cần tận dụng ưu thế của đơn vị để phát triển các dịch vụ mới nhằm duy trì thị phần hiện tại và vươn tới các thị trường mới.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ kèm theo có kết hợp nâng cao năng suất lao động, hợp lý giá thành dịch vụ. Các dịch vụ hiện tại phải được cải tiến về cung cách phục vụ khách hàng cũng như chất lượng dịch vụ nhằm tạo uy tín đối với khách hàng. Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào chức năng quản lý khai thác để nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới kinh doanh phục vụ khách hàng. Đầu tư trang thiết bị như trang bị máy móc cho bộ phận chăm sóc khách hàng,... cho các đơn vị. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ truyền thống và các dịch vụ giá trị gia tăng nhằm tăng doanh thu, sản lượng của dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường, mở thêm một số dịch vụ mới đáp ứng được thị hiếu của khách hàng.

- Nhanh chóng giải quyết các vấn đề phát sinh trong q trình khai thác cơng trình, để thể hiện tinh thần trách nhiệm của công ty đối với sản phẩm của mình,

nâng cao hình ảnh thương hiệu của cơng ty, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

- Bên cạnh đó, tiến hành kiểm tra định kỳ về mặt kỹ thuật, thẩm mỹ của các cơng trình xây dựng để kịp thời phát hiện và xử lý những hỏng hóc có thể có, nhằm đảm bảo sự an tồn, tin cậy cao nhất từ phía khách hàng.

3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thị trường tiêu thụ xi măng tại Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn

Khu vực thị trường là nơi tiếp nhận thụ động kết quả của sản xuất (chất lượng và tính an tồn của hàng hóa), là nơi diễn ra quan hệ mua bán, phát sinh xung đột và tranh chấp. Các biện pháp quản lý của Nhà nước ở khu vực này không nhằm nâng giá trị tạo các yếu tố chất lượng (trong đó có u cầu về an tồn) của sản phẩm xi măng tiêu thụ mà chỉ là biện pháp kiểm soát khắc phục hậu quả và xử lý vi phạm. Hàng hóa thuộc Nhóm 1 lưu thơng trên thị trường phải được kiểm tra xác suất về định lượng, ghi nhãn và các quy định về vận chuyển, lưu giữ có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu chất lượng.

Hàng hóa thuộc Nhóm 2 lưu thơng trên thị trường cịn phải được tổ chức kiểm soát các chỉ tiêu liên quan đến yêu cầu đảm bảo an toàn được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Khác với việc quản lý trong khu vực sản xuất và khu vực nhập khẩu (do các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định tiến hành), cơng tác kiểm sốt phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa trên thị trường do cơ quan quản lý của Chi cục, Sở được UBND tỉnh Hà Nam giao chức năng trực tiếp thực hiện.

Cơ quan kiểm tra nói trên chỉ định tổ chức thử nghiệm mẫu hàng hóa được kiểm tra. Sở Khoa học và Công nghệ quy định điều kiện đối với tổ chức thử nghiệm được quy định.

Đối với mỗi loại sản phẩm cụ thể, tùy theo yêu cầu về đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng, trong từng giai đoạn cụ thể của tồn bộ q trình hình thành, phát triển, hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng của sản phẩm, việc quản lý và kiểm soát được phân định theo hai nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và người bán tổ chức quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa theo tiêu chuẩn do mình cơng bố hoặc ký hợp đồng với đối tác thương mại.

Đối với những sản phẩm và các giai đoạn khơng có u cầu về an tồn, việc đảm bảo và nâng cao phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa hồn tồn thuộc quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà sản xuất. Trong trường hợp này các chính sách, biện pháp của Nhà nước có tính chất khuyến khích, thúc đẩy, tạo mơi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, phù hợp với các quy luật kinh tế – xã hội để nhà sản xuất có cơ hội phát triển sản xuất, đảm bảo hài hịa lợi ích của tất cả các bên có liên quan.

Nguyên tắc 2: Quản lý nhà nước về chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật

Nhà nước tổ chức quản lý và kiểm soát những sản phẩm, những giai đoạn có yêu cầu trực tiếp đến việc đảm bảo an toàn của sản phẩm. Khái niệm an toàn ở đây được hiểu trong một phạm vi rộng bao gồm an toàn đối với con người, động thực vật, tài sản và môi trường. Ngay cả trong giai đoạn này, các hoạt động kỹ thuật cụ thể (thử nghiệm sản phẩm, kiểm tra kỹ thuật và giám định hàng hóa nhập khẩu) đều được xã hội hóa theo hướng cơ quan nhà nước không trực tiếp can thiệp vào sản xuất, kinh doanh, nhưng nắm quyền lựa chọn và chỉ định các tổ chức dịch vụ kỹ thuật thực hiện việc thử nghiệm, kiểm tra kỹ thuật. Trong các giai đoạn này, cơ quan quản lý nhà nước chỉ thực hiện các hoạt động hồn tồn có tính chất quản lý như:

Quy định Danh mục sản phẩm xi măng tiêu thụ phải kiểm soát chất lượng; Quy định các chỉ tiêu và mức chất lượng (chủ yếu là yêu cầu an toàn) cần phải kiểm soát;

Quy định phương thức kiểm soát;

Chỉ định tổ chức dịch vụ kỹ thuật thuộc mọi thành phần kinh tế (phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định) thực hiện việc kiểm tra kỹ thuật của sản phẩm.

- Hai giai đoạn cơ bản của quản lý chất lượng:

Hiện nay, việc quản lý chất lượng đã chuyển từ việc kiểm soát đối tượng cụ

thể, công đoạn cụ thể sang việc quản lý tồn bộ q trình sống của sản phẩm từ khâu nghiên cứu tiền sản xuất, tổ chức sản xuất sản phẩm, tổ chức việc phân phối và lưu thơng hàng hóa; trong một số trường hợp còn cần phải kiểm soát việc sử dụng hàng hóa sau khi bán đến tay người sử dụng (đặc biệt đối với các hàng hóa có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn).

Như vậy, quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa là quản lý tồn bộ q trình sản xuất sản phẩm, lưu thơng hàng hóa và sử dụng hàng hóa.

Quản lý phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa ở Việt Nam được chia thành hai giai đoạn cơ bản là:

Xây dựng và ban hành văn bản pháp luật tiêu chí về chất lượng (tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật) của sản phẩm, hàng hóa;

Tổ chức việc đánh giá sự phù hợp (chứng nhận, giám định, thử nghiệm) của hàng hóa so với tiêu chí đã được xác định trước, theo thủ tục, quy trình, phương thức đã được xác định trước.

Xây dựng và ban hành hệ thống văn bản pháp luật về chất lượng – Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật

– Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật, công cụ để quản lý chất lượng của sản phẩm xi măng tiêu thụ được chia thành 2 loại sau đây:

– Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, q trình, mơi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của các đối tượng. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng;

– Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, q trình, mơi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt

buộc áp dụng. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam bao gồm:

+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ký hiệu là QCVN; + Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, ký hiệu là QCĐP.

- Tổ chức việc đánh giá sự phù hợp của sản phẩm xi măng tiêu thụ

Cùng với quá trình phát triển kinh tế – xã hội, hoạt động đánh giá sự phù hợp (ĐGSPH) ngày càng trở nên quan trọng. ĐGSPH là một công cụ của quản lý chất lượng, nó đưa ra cách thức để xác định sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan. Nói cách khác, ĐGSPH giúp cho người sử dụng yên tâm sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã được cam kết đúng quy định; giúp cho nhà cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tạo dựng lòng tin đối với khách hàng. Đánh giá sự phù hợp được hiểu là một trong ba hoạt động cơ bản hình thành nên cơ sở hạ tầng chất lượng. Những đóng góp của hoạt động tiêu chuẩn hóa trong việc thúc đẩy thương mại, phát triển kinh tế sẽ không thể đạt được nếu như khơng có sẵn các cơng cụ, biện pháp đánh giá và xác định mức độ phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đối với các yêu cầu quy định của tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thời gian qua, hoạt động ĐGSHP tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả khả quan.

Hoạt động đánh giá sự phù hợp được chia làm hai hình thức là đánh giá hợp chuẩn (phù hợp tiêu chuẩn), được người sản xuất kinh doanh tự nguyện áp dụng; và đánh giá hợp quy (phù hợp quy chuẩn kỹ thuật) theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Đánh giá sự phù hợp bao gồm hoạt động thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, cơng bố hợp quy, cơng nhận năng lực của phịng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định..

3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thanh tra kiểm tra thị trường tiêu thụ xi măng tại Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn thụ xi măng tại Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn

Rà soát, sửa đổi các thủ tục cấp phép, kiểm tra chuyên ngành đáp ứng tiêu chí quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung), hoàn thành trong Quý I năm 2019, trong đó, các thủ tục kiểm tra phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa phải bảo đảm: Quy định rõ quy trình kiểm tra trước thông quan và sau thông quan trên cơ sở Danh mục sản phẩm xi măng tiêu thụ nhóm 2 thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý; sản phẩm xi măng tiêu thụ kiểm tra trước thông quan phải là sản phẩm xi măng tiêu thụ có nguy cơ cao, trực tiếp ảnh hưởng đến dịch bệnh, truyền nhiễm, sức khỏe người dân, an ninh trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục và môi trường.

Bên cạnh đó, quy định rõ trình tự, thời gian, các bước thực hiện đối với từng thủ tục gắn với trách nhiệm của cơ quan kiểm tra nhà nước về phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa, hàng hóa, với các cơ quan, tổ chức tham gia vào quy trình kiểm tra; xác định rõ các trường hợp cơ quan kiểm tra phải lấy mẫu hàng hóa để thử nghiệm, kiểm tra, thời gian lấy mẫu, tỉ lệ lấy mẫu, cách thức lấy mẫu, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khi tham gia lấy mẫu, gửi kết quả thử nghiệm; quy định rõ cách thức thực hiện, yêu cầu về thành phần hồ sơ, đơn giản tối đa quy định về thành phần hồ sơ; công khai cách thức nộp các khoản phí, lệ phí (nếu có) theo phương thức điện tử phù hợp với cách thức thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa quốc gia; quy định rõ các điều kiện, tiêu chí miễn kiểm tra, giảm kiểm tra hay kiểm tra chặt làm cơ sở đánh giá mức độ rủi ro, phân luồng hàng hóa, áp dụng phương thức kiểm tra phù hợp đảm bảo rút ngắn thời gian thơng quan cho hàng hóa có mức độ rủi ro thấp.

Đồng thời, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định tại Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa. Đối với các trường hợp chưa thể ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, báo cáo Thủ tướng Chính phủ nguyên nhân, giải pháp, lộ trình thực hiện sau khi đã có đầy đủ ý kiến của các Bộ, ngành liên quan trước ngày 31/12/2018; thực hiện nguyên tắc phân định trách nhiệm quản

lý đối với sản phẩm xi măng tiêu thụ xuất, nhập khẩu theo sản phẩm xi măng tiêu thụ thay vì theo lĩnh vực quản lý chuyên ngành, đảm bảo không chồng chéo trong quản lý, kiểm tra chuyên ngành. Trong trường hợp cần có sự phối hợp giữa các Bộ, cơ quan, phải quy định rõ trách nhiệm phối hợp, thời gian phối hợp, đảm bảo chỉ cấp một kết quả cho doanh nghiệp đối với một mặt hàng, một lô hàng.

Sớm đưa tất cả các thủ tục cấp phép, kiểm tra chuyên ngành vào áp dụng Cơ chế một cửa quốc gia đáp ứng tiến độ tại Quyết định 2185/QĐ-TTg ngày 14/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, huy động các tổ chức đánh giá sự phù hợp tham gia áp dụng Cơ chế một cửa quốc gia trong quá trình giải quyết thủ tục kiểm tra phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; cơng bố đầy đủ, chính xác, đúng quy định các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý và cơng khai đầy đủ, chính xác thủ tục hành chính đã cơng bố trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

- Tăng cường cơng tác phối kết hợp kiểm, có chế tài xử lý thích đáng đối với việc làm sai, trái quy định của Nhà nước.

- Nâng cao chất lượng cán bộ thanh tra dự trữ: Cần tổ chức, đào tạo đội ngũ cán bộ thanh tra chất lượng xi măng tiêu thụ, am hiểu về các hoạt động quản lý chất lượng. Bổ sung các cán bộ có kinh nghiệm hoạt động theo các nội dung, các mảng khác nhau trong hoạt động dự trữ quốc gia để có thể nắm bắt, cũng như điều hành công tác thanh, kiểm tra chất lượng xi măng tiêu thụ một cách có hiệu quả, đồng thời tư vấn, chắp bút cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định xử lý một cách thỏa đáng.

Cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục về chất lượng xi măng tiêu thụ, trong đó chú trọng nâng cao nhận thức của các cấp các ngành đối với công tác quản lý phát triển thị trường xi măng tiêu thụ, đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa trong

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý phát triển thị trường tiêu thụ xi măng tại công ty cổ phần xi măng vicem bút sơn (Trang 62)