Một số tiêu chí đánh giá kết quả quản lý của Ngân hàng Nhà nƣớc đối vớ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 40 - 44)

1.2. NỘI DUNG VÀ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG

1.2.3. Một số tiêu chí đánh giá kết quả quản lý của Ngân hàng Nhà nƣớc đối vớ

đối với các tổ chức, chƣơng trình, dự án tài chính vi mơ

Để đánh giá hiệu quả quản lý Ngân hàng Nhà nƣớc đối với các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM cần có các tiêu chí chủ yếu đƣợc sử dụng sau:

1.2.3.1. Các tiêu chí đối với Ngân hàng Nhà nước

- Tiêu chí về vị thế độc lập của Ngân hàng Nhà nước

Tiêu chí đầu tiên để đánh giá tính hiệu quả trong quản lý các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM phải nói đến là vị thế độc lập của NHNN trong quản lý. Xác định rõ ràng vị thế độc lập nhất định trong quản lý đối với các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM trƣớc hết là để NHNN trực tiếp chịu trách nhiệm trong việc quản lý của mình; đồng thời để giảm tối đa sự can thiệp mang tính chất chính trị vào hoạt động quản lý của NHNN. Vị thế độc lập nhất định của NHNN là điều kiện tiên quyết trong việc nâng cao hiệu quả quản lý đối với các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM. Vị thế độc lập của NHNN đƣợc xác định trên cơ sở các đặc điểm sau: NHNN cần có đầy đủ các nguồn lực cần thiết để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của mình; quy định rõ trách nhiệm quản lý của NHNN; NHNN cần có vị thế độc lập nhất định trong hoạt động quản lý và chịu trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của mình; hoạt động quản lý của NHNN theo quy trình nhất quán và rõ ràng.

- Tiêu chí đánh giá mục tiêu quản lý các tổ chức, chương trình, dự án TCVM

Để định hƣớng cho việc xây dựng và thực thi các chính sách quản lý các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM, thì điều kiện tiên quyết là NHNN cần xác định rõ ràng các mục tiêu trong quản lý các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM. Mục tiêu đƣợc xác định đúng đắn sẽ quyết định chính sách đƣợc xây dựng và thực hiện. Thực tiễn quản lý của NHNN đối với các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM cho thấy mục tiêu quản lý đƣợc xác định rõ và quy định trong văn bản pháp luật, đây sẽ là căn cứ giúp cho việc định hƣớng chính sách quản lý ln hƣớng đến mục tiêu đã định.

- Tiêu chí đánh giá phương thức quản lý các tổ chức, chương trình, dự án TCVM

Việc xác định các tiêu chí đánh giá phƣơng thức quản lý các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM tập trung vào các cơng cụ chính sách mà NHNN sử dụng để

thực hiện quản lý, điều tiết các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM nhằm đảm bảo đạt đƣợc mục tiêu quản lý đề ra. Các cơng cụ chính sách đó chính là các quyền cơ bản của NHNN đối với các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM, bao gồm: quyền cấp phép; quyền kiểm tra, thanh tra, giám sát; quyền thực thi pháp luật; thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia trên cơ sở uỷ quyền và chỉ đạo của Chính phủ trong việc điều tiết tiền tệ và hoạt động của các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM… Các quyền trên giúp cho NHNN khi thực hiện quản lý đối với các Tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM có các thẩm quyền cần thiết trong kiểm tra, thanh tra, giám sát và cƣỡng chế thực thi pháp luật nhằm ngăn ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời và đúng pháp luật các trƣờng hợp vi phạm.

- Tiêu chí đánh giá sự phối kết hợp của Ngân hàng Nhà nước với các cơ quan quản lý có liên quan trong hoạt động quản lý đối với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM

Nếu các cơ quan quản lý ở trong nƣớc khơng có sự phối kết hợp chặt chẽ với nhau trong quản lý giám sát, sẽ làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý của NHNN đối với các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM. Quản lý, giám sát của các cơ quan cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ, linh hoạt và thích ứng với sự phát triển nhanh chóng dịch vụ tài chính - ngân hàng. Cơ quan quản lý đầu ngành là NHNN cần trang bị nhiều kỹ năng mới nhằm đảm bảo sự tuân thủ các nguyên tắc về quản lý rủi ro và chấp hành các quy định an tồn của các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM.

1.2.3.2. Đối với các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mơ

Đánh giá hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động của các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM, không chỉ căn cứ vào các tiêu chí đánh giá đối với NHNN (chủ thể quản lý) mà còn cần căn cứ vào các tiêu chí đánh giá đối với mức độ phát triển trong hoạt động của các các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM (đối tƣợng quản lý). Hoạt động của các các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM đảm bảo an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững và đúng mục đích tơn chỉ là mục tiêu mà quản lý của NHNN hƣớng đến, điều này định lƣợng đƣợc thông qua việc xem xét các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của một các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM, điển hình nhƣ các chỉ số:

- Tỷ lệ vốn điều lệ và các quỹ so với các tài sản rủi ro:

Tỷ lệ vốn điều lệ và các quỹ

so với các tài sản rủi ro =

Tổng vốn điều lệ và các quỹ Tổng tài sản rủi ro

Đây là chỉ số đo lƣờng khả năng bù đắp rủi ro của các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM từ vốn điều lệ và các quỹ dự trữ, dự phịng và các khoản vay nợ có kỳ hạn dài trƣớc những mất mát do các loại Tài sản Có rủi ro gây nên do các yêu tố về đạo đức con ngƣời, biến động kinh tế gây nên. Thơng qua chỉ số này cịn cho biết khả năng đối phó của các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM trƣớc các biến động của môi trƣờng hoạt động.

- Tỷ trọng vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn:

Tỷ trọng vốn chủ sở hữu

so với tổng nguồn vốn =

Tổng vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn

Đây là chỉ số đo độ nhạy cảm rủi ro thị trƣờng, dùng để xác định nguy cơ rủi ro vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn.

- Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ:

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ = Tổng nợ quá hạn Tổng dƣ nợ

Chỉ số này dùng để xem xét, đánh giá chất lƣợng Tài sản Có và thƣờng đƣợc dùng nhƣ một chỉ số đại diện cho chất lƣợng tài sản của các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM, đồng thời nó cịn để xác định mức độ rủi ro của tài sản trong danh mục cho vay. Ngoài ra, đối với tổ chức TCVM còn đƣợc đánh giá tỷ lệ nợ xấu trên tổng dự nợ.

- Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA):

ROA = Tổng lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản

Đây là một chỉ số đánh giá về khả năng sinh lời của các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM và đƣợc dùng để đo lƣờng hiệu quả trong sử dụng tổng tài sản của các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM bao gồm cả tài sản sinh lời và tài sản

- Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE):

ROE =

Tổng lợi nhuận sau thuế Vốn sở hữu

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM và đƣợc dùng để đo hiệu quả sử dụng vốn của các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM bao gồm cả vốn chủ sở hữu và các quỹ dự trữ.

- Thu nhập ròng từ lãi so với tổng thu nhập:

Thu nhập ròng từ lãi so với tổng thu nhập =

Tổng thu nhập ròng từ lãi Tổng thu nhập

Chỉ số này dùng để đánh giá tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng thu nhập của các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM. Trong trƣờng hợp các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM có tỷ lệ cho vay trên tổng huy động cao, chỉ số này có xu hƣớng cao hơn.

- Chi phí ngồi trả lãi trên tổng thu nhập:

Chi phí ngồi trả lãi trên tổng thu nhập =

Chi phí ngồi trả lãi Tổng thu nhập

Là chỉ số về tỷ lệ lợi nhuận, dùng để đo lƣờng chi phí quản lý so với tổng thu nhập, từ đo đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM.

- Tài sản thanh khoản trên tổng tài sản – hệ số tài sản lỏng:

Tài sản thanh khoản trên tổng tài sản =

Tổng tài sản thanh khoản Tổng tài sản

Đây là chỉ số đo lƣờng mức thanh khoản tài sản của các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM. Nó cung cấp thơng tin về khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt cho trƣờng hợp đƣợc dự báo hay chƣa đƣợc dự báo của khách hàng gửi tiền tại các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM. Mức độ thanh khoản càng cao cho thấy khả năng đối phó của các Tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM trƣớc những biến động càng lớn và ngƣợc lại.

Tài sản thanh khoản trên nguồn vốn ngắn hạn =

Tổng tài sản thanh khoản Tổng nguồn vốn ngắn hạn

Chỉ tiêu này đo lƣờng mức thanh khoản của Tài sản Có so với Tài sản Nợ ngắn hạn và dùng để đánh giá khả năng cân đối giữa Tài sản Có và Tài sản Nợ. Đồng thời, chỉ tiêu này cũng cho biết khả năng đáp ứng việc rút vốn ngắn hạn của khách hàng mà không ảnh hƣởng đến thanh khoản của các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM.

Ngồi ra, bên cạnh các chỉ tiêu có thể định lƣợng đƣợc, thì cịn các chỉ tiêu mang tính chất định tính nhƣ: mức độ tuân thủ pháp luật trong hoạt động các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM đến đâu; mục tiêu hoạt động của mơ hình các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM là giúp khách hàng của mình thốt nghèo, cải thiện đời sống có đạt đƣợc hay khơng hoặc mức độ đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành viên, khách hàng … Nhƣ vậy, để đánh giá đƣợc hiệu quả quản lý của NHNN đối với các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM một cách tồn diện thì cần kết hợp đánh giá từ phía hoạt động của NHNN và hoạt động của các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM, cũng nhƣ kết hợp đánh giá mang tính chất định lƣợng với đánh giá định tính.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 40 - 44)