GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC CHI NHÁNH TỈNH

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 49 - 84)

NHÁNH TỈNH SƠN LA

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Sơn La

Ngân hàng Sơn La là một trong những Ngân hàng đƣợc Chính phủ và Ngân hàng Trung ƣơng sớm đặt nền móng cho hoạt động ngân hàng ở khu vực Tây Bắc. Tháng 09/1952 (sau hơn một năm Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đƣợc thành lập), Đại lý Ngân hàng Sơn La đƣợc thành lập - (đây là tổ chức tiền thân của Ngân hàng Sơn La ngày nay). Lúc đó Đại lý Ngân hàng chỉ có 6 cán bộ, do đồng chí Phạm Quốc Lƣơng - Tỉnh uỷ viên đƣợc cử làm Trƣởng đại lý. Lực lƣợng cán bộ rất ít nhƣng với sự nỗ lực, khắc phục mọi khó khăn, Đại lý đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu hồi tiền địch ở những vùng mới giải phóng, phát hành tiền Ngân hàng, chiếm lĩnh trận địa tiền tệ, cấp phát chi tiêu cho các đơn vị quân đội, phục vụ kịp thời chiến dịch Nà Sản và chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, cho vay vận tiêu, tổ chức giao lƣu hàng hố, cho vay vùng mới giải phóng để nhân dân có tiền mua trâu cày, nơng cụ, khơi phục và phát triển sản xuất đảm bảo cuộc sống .

Để phù hợp với nhiệm vụ cách mạng, Ngân hàng Khu Tây Bắc đƣợc giải thể và ngày 01/01/1963, Ngân hàng tỉnh Sơn La chính thức đƣợc tái lập lại với tổng số cán bộ là 68 ngƣời. Dƣới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và NHTW, các mặt hoạt động về tiền tệ, tín dụng, thanh tốn và ngân hàng khơng ngừng đƣợc mở rộng và ngày càng phát triển. Hầu hết các ngân hàng cơ sở đƣợc thành lập, đội ngũ cán bộ không ngừng tăng lên về số lƣợng và chất lƣợng.

về cơ chế quản lý kinh tế, Đảng và Nhà nƣớc rất quan tâm đến việc cải tiến và đổi mới tổ chức, hoạt động ngân hàng. Nghị định 53 ngày 26/3/1988 của Chính phủ ra đời đã chính thức quyết định việc cải tổ hệ thống ngân hàng từ một cấp trở thành hệ thống ngân hàng hai cấp. Tại Sơn La, tháng 8/1988 hệ thống Ngân hàng Sơn La chính thức bao gồm: Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trên địa bàn; các Ngân hàng chuyên doanh gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, Công ty kinh doanh Vàng bạc đá quý, thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, vàng, bạc đá quý. Đến 31/12/2019, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có 07 chi nhánh Ngân hàng thƣơng mại, ngồi ra cịn có chi nhánh Ngân hàng chính sách - xã hội, chi nhánh Ngân hàng Phát triển, 08 Quỹ tín dụng nhân dân, 01 chi nhánh Tổ chức tài chính vi mơ và 06 chƣơng trình dự án TCVM, hoạt động với mạng lƣới rộng khắp tại 12/12 huyện, thành phố của tỉnh Sơn La với hơn 352 điểm giao dịch, hơn 1.500 công chức, viên chức và ngƣời lao động tham gia hoạt động nghiệp vụ.

(Nguồn từ Kỷ yếu kỷ niệm Ngành ngân hàng Sơn La năm 2018 và Báo cáo

hoạt động của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh năm 2019)

2.1.2. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Sơn La:

Căn cứ Quyết định số 1692/QĐ-NHNN ngày 08/08/2017 của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 116/QĐ-SLA1 ngày 30/8/2017, trong đó quy định nhiệm vụ của các Phòng thuộc chi nhánh.

Đến thời điểm 31/12/2019, tổng số có 37 cơng chức, cơ cấu gồm Ban Giám đốc (Giám đốc và 02 Phó Giám đốc) và 04 phịng, bộ phận chun mơn, nghiệp vụ: Phịng Tổng hợp, Nhân sự và Kiểm sốt nội bộ; Phịng Tiền tệ - Kho quỹ và Hành chính; Thanh tra, giám sát ngân hàng; và Phịng Kế tốn - Thanh tốn.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Sơn La

Nguồn: cơ cấu tổ chức bộ máy NHNNCN theo Quyết định số 1692/QĐ-NHNN ngày 08/08/2017 của Thống đốc NHNN và Quyết định số 125/QĐ-SLA1 ngày 19/9/2017 của Giám đốc NHNN CN.

Thanh tra, giám sát ngân hàng và Phòng Kế tốn - Thanh tốn có con dấu riêng để dùng trong hoạt động nghiệp vụ theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ cụ thể của các phòng nghiệp vụ thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh do Giám đốc NHNN chi nhánh quy định cụ thể dựa trên cơ sở hƣớng dẫn của NHNN và điều kiện thực tế của địa bàn hoạt động, quản lý.

Theo quyết định này, TTGSNH chi nhánh chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đối với các TCTD nói chung và các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM trên địa bàn. Thanh tra, giám sát ngân hàng vừa là bộ phận nghiệp vụ tham mƣu giúp Giám đốc NHNN chi nhánh thực hiện việc cấp phép hoạt động, hƣớng dẫn nghiệp vụ, thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM trên địa bàn tỉnh Sơn La.

TTGSNH chi nhánh tỉnh Sơn La hiện nay biên chế có 12 cơng chức bao gồm 01 Chánh Thanh tra; 03 Phó Chánh thanh tra, 08 công chức thanh tra. Trong đó,

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng Tổng hợp, Nhân sự và Kiểm sốt nội bộ

Phịng Tiền tệ Kho quỹ và Hành chính

Phịng Kế tốn - Thanh toán Thanh tra, giám

sát từ xa và cơng tác cấp phép, 02 Phó chánh thanh tra phụ trách cơng tác thanh tra tại chỗ đối với chi nhánh TCTD và tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM trên địa bàn. Hiện tại, trong tổng số 12 công chức của Thanh tra, giám sát ngân hàng có 02 Thanh tra viên chính; 08 thanh tra viên và 02 chuyên viên; 08 nam và 04 nữ. Với lực lƣợng biên chế hiện tại Thanh tra, giám sát chi nhánh mới chỉ thực hiện cơ cấu bộ máy thành một bộ phận phụ trách giám sát từ xa và một bộ phận phụ trách thanh tra tại chỗ tồn bộ các TCTD, chƣơng trình, dự án TCVM trên địa bàn. Do biên chế có hạn, số lƣợng tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM trên địa bàn ít nên khơng có riêng một bộ phận chuyên thực hiện giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ đối với tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM.

Bên cạnh việc bổ sung về số lƣợng, chất lƣợng cán bộ thanh tra cũng đƣợc nâng lên và quan tâm đúng mức. Tính đến cuối năm 2019, số lƣợng cán bộ thanh tra có trình độ đại học là 100% và đƣợc đào tạo bài bản từ các trƣờng đại học lớn trong nƣớc nhƣ Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Trƣờng Đại học Thƣơng mại, Học viện ngân hàng, Học viện Tài chính,... Nhìn chung, cán bộ thanh tra có tuổi đời khá trẻ (8/12 cán bộ có tuổi đời từ 25 đến 42), rất năng động, sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Hàng năm, đội ngũ cán bộ thanh tra đều đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về nghiệp vụ thanh tra; chun mơn nghiệp vụ ngân hàng nhƣ tín dụng, kế toán - thanh toán, ngoại hối, giám định tƣ pháp…; các kiến thức bổ trợ cho công tác thanh tra nhƣ ngoại ngữ, vi tính, kiểm tốn…để đáp ứng u cầu cơng việc ngày càng cao trong công tác thanh tra.

2.1.3. Khái quát hoạt động của Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Sơn La

Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đƣợc quy định: NHNN chi nhánh là đơn vị hạch tốn phụ thuộc, có con dấu và bảng cân đối tài khoản theo quy định của pháp luật. NHNN chi nhánh có chức năng tham mƣu, giúp Thống đốc NHNN thực hiện quản lý nhà nƣớc về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ NHTW theo ủy quyền của Thống đốc.

NHNN chi nhánh thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn trên địa bàn theo quy định của NHNN và của pháp luật với các nội dung sau:

- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thống đốc NHNN về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối đến các TCTD, các tổ chức khác và ngƣời dân trên địa bàn;

- Thống kê, thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế, tiền tệ trên địa bàn để tham mƣu cho Thống đốc NHNN trong điều hành, thực hiện chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; tham mƣu cho cấp ủy, chính quyền địa phƣơng về lĩnh vực liên quan đến tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện công tác thơng tin tín dụng;

- Thực hiện việc cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể tổ chức tín dụng và chấp thuận nội dung khác của các TCTD trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc NHNN;

- Giám sát, chỉ đạo việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, kiểm soát đặc biệt và giải thể tổ TCTD trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc;

- Thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối;

- Thực hiện cơng tác phịng, chống rửa tiền, phịng, chống tài trợ khủng bố; - Cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ NHTW khác cho các TCTD và Kho bạc Nhà nƣớc;

- Quản lý nhà nƣớc về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng;

- Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán đối với các TCTD khi đƣợc Thống đốc ủy quyền;

- Quản lý nhà nƣớc về tiền tệ, kho quỹ, bảo đảm an toàn về tài sản, tiền giấy, tiền kim loại và các giấy tờ có giá bảo quản tại NHNN chi nhánh và khi giao nhận theo quy định;

- Thực hiện quản lý nhà nƣớc về bảo hiểm gửi theo phân công ủy quyền của Thống đốc;

- Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tiếp cơng dân, xử lý đơn thƣ, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định;

- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, cải cách hành chính, văn hóa cơng sở; - Báo cáo, trả lời chất vấn theo yêu cầu của cấp ủy, chính quyền địa phƣơng, Hội đồng nhân dân và Đoàn Đại biểu Quốc hội; trả lời kiến nghị của các cơ quan báo chí về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối;

- Quản lý tài chính, tài sản đƣợc giao theo quy định;

- Thực hiện cơng tác quốc phịng, an ninh; cơng tác bảo vệ, phịng cháy, chữa cháy, phòng chống thiên tai, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn tại Trụ sở Chi nhánh và các cơ sở vật chất khác thuộc thẩm quyền quản lý của Chi nhánh;

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc giao.

2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC, CHƢƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TÀI CHÍNH VI MƠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

2.2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của hệ thống các tổ chức, chƣơng trình, dự án tài chính vi mơ trên địa bàn tỉnh Sơn La

Tài chính vi mơ bắt đầu tại tỉnh Sơn La từ năm 1990, khi các Tổ chức phi chính phủ quốc tế ồ ạt vào Việt Nam hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, với sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) quốc tế, các chƣơng trình hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) song phƣơng và đa phƣơng thông qua Hội liên hiệp phụ nữ và chính quyền địa phƣơng; các chƣơng trình TCVM đã đƣợc hình thành với mục đích giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ,… Sau 30 năm, các chƣơng trình đƣợc duy trì hoạt động tới nay, đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo của địa phƣơng. Đến nay trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có 07 tổ chức, chƣơng trình dự án TCVM (01 chi nhánh tổ chức TCVM và 06 chƣơng trình, dự án TCVM), cụ thể:

(1). Tổ chức tài chính vi mơ TNHH M7, chi nhánh huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Trong đó Quỹ khuyến khích cộng đồng miền núi phát triển huyện Mai Sơn là

thành viên góp vốn chiếm tỷ lệ lớn nhất; nguồn vốn góp là nguồn của chương trình dự án TCVM của Anh sau khi thực hiện xong chương trình dự án trện địa bàn đã bàn giao lại cho chính quyền địa phương và chính quyền địa phương bàn giao lại nguồn vốn này cho Quỹ khuyến khích cộng đồng miền núi phát triển huyện Mai Sơn quản lý); Đây là Tổ chức TCVM hoạt động theo Luật các TCTD; phạm vi hoạt

động trên địa bàn tỉnh Sơn La.

(2). Chƣơng trình tín dụng - tiết kiệm phụ nữ huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Nguồn vốn từ Dự án hỗ trợ nông dân và quản lý nguồn tài nguyên của Đan Mạch (CARE). Đây là chƣơng trình TCVM hoạt động theo Quyết định số 20/2017/QĐ- TTg; Phạm vi hoạt động trên địa bàn huyện Phù Yên - tỉnh Sơn La. Mục đích hoạt động: Hỗ trợ các khoản vốn nhỏ cho hội viên vay phát triển kinh tế, nhất là các gia đình hội viên nghèo, phụ nữ có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, góp phần từng bƣớc cải thiện đời sống trong gia đình, xóa đói giảm nghèo.

(3). Dự án tiết kiệm - tín dụng phụ nữ huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La do Hội hữu nghị Phần Lan - Việt Nam (gọi tắt là FVFA) là tổ chức phi Chính phủ của Phần Lan có trụ sở chính tại Phần Lan và văn phịng dự án tại Hà Nội. Đây là Dự án TCVM hoạt động theo Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg; Phạm vi hoạt động trên địa bàn huyện Thuận Châu - tỉnh Sơn La. Mục đích hoạt động: Thơng qua các hoạt động tiết kiệm - tín dụng, giúp các hộ nghèo tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho các thành viên trong gia đình. Nâng cao vị thế của ngƣời phụ nữ và tăng cƣờng năng lực của tổ chức Hội LHPN cơ sở.

(4). Chƣơng trình dự án Thủy sản - Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La. Nguồn vốn từ Dự án Thủy sản (do Hà Lan tài trợ). Đây là chƣơng trình dƣa án TCVM hoạt động theo Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg; Phạm vi hoạt động trên địa bàn huyện Yên Châu, huyện Mai Sơn, huyện Sông Mã, huyện Quỳnh Nhai và thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La. Mục đích hoạt động: Tự hỗ trợ các khoản vốn nhỏ cho hội viên vay phát triển kinh tế nuôi trồng Thủy sản, nhất là các gia đình hội viên

nghèo, phụ nữ có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, góp phần từng bƣớc cải thiện đời sống trong gia đình, xóa đói giảm nghèo.

(5). Chƣơng trình dự án VAC - Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La. Nguồn vốn từ Dự án VAC (do Úc tài trợ). Đây là chƣơng trình dƣa án TCVM hoạt động theo Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg; Phạm vi hoạt động trên địa bàn huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La. Mục đích hoạt động: hỗ trợ các khoản vốn nhỏ cho hội viên vay phát triển kinh tế Vƣờn ao chuồng, chủ yếu là các gia đình hội viên nghèo, phụ nữ có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, góp phần từng bƣớc cải thiện đời sống trong gia đình, xóa đói giảm nghèo.

(6). Chƣơng trình dự án Sốt rét - Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La. Nguồn vốn từ Dự án Sốt rét của Ủy ban cộng đồng Châu Âu phối hợp với Bộ y tế. Đây là chƣơng trình dƣa án TCVM hoạt động theo Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg;

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 49 - 84)