CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 44 - 49)

NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC, CHƢƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TÀI CHÍNH VI MƠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƢƠNG

1.3.1. Các yếu tố chủ quan

1.3.1.1. Chất lượng đội ngũ nhân sự của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức rất quan trọng trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhất là đối với các NHNN chi nhánh, khi Nhà nƣớc chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng và NHNN chuyển thành cấp quản lý thì NHNN chi nhánh chƣa đƣợc trang bị kịp thời kiến thức QLNN, quản lý kinh tế, khoa học quản lý và thực tiễn kinh tế xã hội ở tầm vi mô và vĩ mô. Các cán bộ cơng

chức lúc đó đƣợc tuyển dụng đa số chƣa có trình độ chun mơn theo u cầu, khi tuyển dụng phải gửi đi đào tạo ở các phân viện ngân hàng với trình độ sơ cấp, trung cấp và một tỷ lệ rất nhỏ gửi đi đào tạo đại học. Một thời gian dài kể từ khi hệ thống ngân hàng chuyển thành hai cấp, cán bộ công chức NHNN chi nhánh khơng có nhiều thay đổi về chất lƣợng trong khi số lƣợng ngày càng giảm, tỷ lệ số cán bộ cơng chức có thâm niên ngày càng cao và đối tƣợng này chỉ công tác cho đến tuổi hƣu, công tác tuyển dụng mới không đạt yêu cầu vì cán bộ trẻ không tâm huyết công tác ở các địa phƣơng, cán bộ kế thừa vừa yếu vừa thiếu.

Tình trạng chất lƣợng đội ngũ cán bộ yếu chuyên môn, thiếu cán bộ làm công tác nghiệp vụ và nghiên cứu, thừa cán bộ trong cơng tác hành chính phục vụ xảy ra hầu hết với các NHNN chi nhánh theo đánh giá về công tác tổ chức cán bộ của NHNN. Tình trạng này về cơ bản đƣợc cải thiện nhƣng chƣa đáng kể, vì thế trong mối tƣơng quan với sự phát triển của các chi nhánh TCTD nói chung và các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM nói riêng, nhiệm vụ QLNN của các NHNN chi nhánh chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới.

1.3.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ trong quản lý nhà nước của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Cơ sở vật chất kỹ thuật, phƣơng tiện làm việc ngày càng đóng vai trị quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nƣớc. Đặc biệt đối với phƣơng thức quản lý giám sát từ xa, cơ sở vật chất về công nghệ thông tin nhƣ hệ thống mạng máy tính, phần mềm xử lý dữ liệu chuẩn hóa là những yếu tố cần thiết để đảm bảo cho việc xử lý số lƣợng lớn các thơng tin đầu vào một cách nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm thời gian.

Do vậy, để nắm bắt, kiểm soát đƣợc các TCTD cũng nhƣ các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVN thì NHNN cũng phải hiện đại hóa một cánh đồng bộ. Nếu nhƣ NHNN chậm đổi mới ứng dụng công nghệ thông tin trong QLNN của NHNN thì sẽ làm giảm đi hiệu quả công tác QLNN của NHNN đối với các TCTD nói chung và các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM nói riêng.

1.3.2. Các yếu tố khách quan

1.3.2.1 Quan hệ của Ngân hàng Nhà nước với cấp ủy, chính quyền địa phương trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội

Mối quan hệ của NHNN với với cấp ủy, chính quyền địa phƣơng đƣợc NHNN giao cho chi nhánh của mình đƣợc thành lập tại tỉnh. Do đó, quan hệ NHNN chi nhánh cấp tỉnh với cấp ủy, chính quyền địa phƣơng theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ, NHNN chi nhánh là đơn vị tƣơng đƣơng cấp sở và tham mƣu các vấn đề liên quan đến công tác quản lý hoạt động tiền tệ, ngân hàng và ngoại hối, đặc biệt là vấn đề giải quyết vƣớng mắc trong quan hệ vay vốn giữa TCTD, các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM với khách hàng để có thể đẩy mạnh đầu tƣ vốn có hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội tại địa phƣơng. Đồng thời, NHNN chi nhánh tham gia cùng các sở, ban ngành triển khai các đề án, chƣơng trình, kế hoạch lớn của tỉnh có liên quan đến hoạt động vĩ mô ngân hàng. Mối quan hệ này cần thiết phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các bên. Nhƣng thực tế quan hệ giữa NHNN chi nhánh với cấp ủy, chính quyền địa phƣơng chƣa đƣợc rõ ràng, mang nặng tính hành chính địa phƣơng, gây ảnh hƣởng rất nhiều đến tính độc lập của NHNN chi nhánh.

Vì là cơ quan trực thuộc Chính phủ, trên nguyên tắc NHNN chi nhánh và chính quyền địa phƣơng đều triển khai chính sách phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ và Quốc hội. Trong từng thời kỳ, Chính phủ và Quốc hội đƣa ra những quyết sách nhƣ ƣu tiên kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội hay hỗ trợ phát triển kinh tế mà NHNN đƣa ra những giải pháp khác nhau dựa trên những công cụ mà NHNN đƣợc sử dụng. NHNN chi nhánh và chính quyền địa phƣơng đều thực hiện mục tiêu chung đó. Tuy nhiên, chính quyền địa phƣơng khi đƣa ra những giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu đó lại thƣờng xây dựng theo ý kiến chủ quan không tham khảo ý kiến của NHNN chi nhánh, thậm chí có những trƣờng hợp áp đặt các chỉ tiêu đối với ngành ngân hàng trên địa bàn bắt buộc phải thực hiện nhƣ phải cho tổ chức/cá nhân vay trong khi đó có nhiều tổ chức/cá nhân khơng đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn... Kết quả là, hoạt động của NHNN chi nhánh luôn phải chịu phụ thuộc vì phải điều chỉnh để thực hiện cùng lúc mục tiêu của cấp ủy, chính quyền tỉnh và của NHNN đƣa ra.

1.3.2.2. Cơ chế tài chính của Nhà nước

Cơ chế tài chính của NHNN thực hiện theo cơ chế khoán định mức hoạt động từng năm do Bộ Tài chính duyệt, trên cơ sở đó NHNN khốn định mức hoạt động cho các vụ, cục, NHNN tỉnh và các đơn vị trực thuộc NHNN. Tiền lƣơng và chế độ đãi ngộ theo thang bảng lƣơng và các quy định chung đối với cán bộ công chức của Nhà nƣớc.

Sự khơng độc lập về mặt tài chính của NHTW là cản trở lớn trong việc thực hiện công tác QLNN của NHNN nói chung và NHNN chi nhánh tỉnh nói riêng, bởi vì việc đãi ngộ cho ngƣời lao động hạn chế so với các chi nhánh TCTD nên trong bộ máy tất yếu thiếu chuyên gia giỏi, thiếu cán bộ công chức giỏi do tình trạng chuyển cơng tác, xin nghỉ... Cơ chế tiền lƣơng và chế độ đãi ngộ cán bộ chƣa dựa trên cơ sở định lƣợng, cán bộ làm đƣợc việc và cán bộ không làm đƣợc việc có cùng mức lƣơng nên khơng khuyến khích cán bộ cơng chức tận tâm với công việc, làm hạn chế vai trị QLNN của NHNN nói chung và NHNN chi nhánh nói riêng.

1.3.2.3. Hoạt động của tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mơ a. Cơng nghệ ngân hàng

Các Ngân hàng và NHNN có điều kiện áp dụng cơng nghệ ngân hàng mới, các nghiệp vụ đƣợc cải tiến. Ngƣợc lại, các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM cịn sử dụng công nghệ lạc hậu, phần mềm bất cập hoặc nhiều chƣơng trình dự án TCVM khơng có phần mềm theo dõi và quản lý, dẫn đến không đáp ứng yêu cầu của NHNN, nhất là trong công tác báo cáo thống kê. Điều này dẫn đến công tác điều hành của NHNN thƣờng thiếu đồng bộ, chia tách các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM thành nhiều nhóm khác nhau.

b. Cạnh tranh giữa các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mơ với các tổ chức tín dụng

Trong những năm qua, thị trƣờng tài chính vi mô tham gia ngày càng nhiều của các TCTD, bện cạnh sự tham gia của Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng nông nghiệp và Phát tiển nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân, đã xuất hiện rất nhiều các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần, các cơng ty tài chính vào phân khúc thị trƣờng

này. Với sự nhập cuộc nhanh chóng, ồ ạt của TCTD đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD cùng với các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM trong những năm gần đây nổi lên bao gồm cạnh tranh về thị phần, chạy đua lãi suất, cạnh tranh về khách hàng và dịch vụ ngân hàng… Trƣớc áp lực đó các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động, chất lƣợng tín dụng giảm sút, nhiều các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM vi phạm quy định về QLNN trong tiền tệ và hoạt động ngân hàng, không chấp hành các quy định chung. Việc xử lý của các NHNN chi nhánh thƣờng chậm do phải chờ hƣớng dẫn của NHNN, ảnh hƣởng đến công tác QLNN của NHNN chi nhánh.

c. Tuân thủ pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng

Tuân thủ pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng của các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM là một trong những vấn đề quan trọng tác động đến vai trò QLNN của NHNN. Điều này xuất phát từ sự chủ động của các các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM trong việc thực hiện các quy định chung, các tổ chức, chƣơng trình, dự án TCVM tuân thủ tốt các quy định thì hiệu quả QLNN của NHNN càng cao và ngƣợc lại.

1.3.2.4. Các yếu tố mơi trường vĩ mơ

Ngồi các nhân tố trên, hoạt động quản lý của NHNN đối với các tổ chức, chƣơng trình, dự án tài chính vi mơ cịn chịu ảnh hƣởng của các nhân tố khác nhƣ mơi trƣờng chính trị, mơi trƣờng kinh tế xã hội, xu hƣớng hội nhập,… tùy thuộc vào từng thời điểm, từng hoàn cảnh cụ thể.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC, CHƢƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TÀI CHÍNH VI MƠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 44 - 49)