Quá trình hoạch định phân phối

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản trị chuỗi cung ứng tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su 75 (Trang 38 - 40)

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) * Xác lập mục tiêu của phân phối và giao hàng

Trong chuỗi cung ứng, phân phối là khâu duy trì và phân chia hàng hóa cho khách hàng tới thị trường tiêu dùng cuối cùng. Bao gồm toàn bộ các hoạt động đầu ra của chuỗi cung ứng và tập trung vào việc quản lý hệ thống kênh và mạng lưới phân phối.

Bản chất của giao hàng là thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa giữa các doanh nghiệp và khách hàng trong chuỗi cung ứng. Đây là khâu quan trọng, quyết định chất lượng, doanh thu và kết quả của cả chuỗi cung ứng và ảnh hưởng nhiều nhất tới nhận thức của NTD do có sự tiếp xúc trực tiếp giữa khách hàng với người bán và hàng hóa cần mua.

Các yêu cầu về phân phối và giao hàng như đảm bảo sự đa dạng và đầy đủ về hàng hóa; có thời gian phân phối và giao hàng đáp ứng yêu cầu khách hàng; đảm bảo độ tin cậy của phân phối, giao hàng với khách hàng; đáp ứng linh hoạt với những nhu cầu đặc biệt; đảm bảo thông tin giao hàng kịp thời, chính xác.

* Quyết định chọn chiến lược phân phối: Chiến lược phân phối được hiểu là những phương thức sắp xếp kênh phân phối qua các quyết định lựa chọn trung gian và cấu trúc để chuyển sản phẩm tới thị trường theo cách cạnh tranh và hiệu quả nhất. Có hai nhóm chiến lược phân phối cơ bản:

Xác lập mục tiêu của phân phối và giao hàng

Quyết định chọn chiến lược phân phối

Nhóm 1: Chiến lược sở hữu kênh gồm 3 chiến lược

- Chiến lược phân phối trực tiếp là chiến lược cơng ty sở hữu tồn bộ kênh phân phối, tất cả các khâu phân phối từ sản xuất tới NTD đều thuộc sở hữu của cơng ty, do đó cơng ty có thể trực tiếp phân phối tới NTD. Đầu ra chuỗi cung ứng có thể bao gồm trang web của công ty, trung tâm bán hàng, nhóm bán hàng, đại diện bán hàng, cửa hàng bán lẻ và địa điểm văn phịng của cơng ty. Chiến lược phân phối trực tiếp loại bỏ các trung gian tốn kém khỏi chuỗi giá trị giúp giảm chi phí và giá cả bằng cách nén chuỗi giá trị. Đồng thời sở hữu sự trải nghiệm và phát triển mối quan hệ với NTD. Điều này thúc đẩy lịng trung thành khách hàng, thích hợp với các hàng hóa phức tạp, các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo

- Chiến lược phân phối gián tiếp là chiến lược sử dụng các trung gian như phân phối bán buôn, bán lẻ, đại lý bán lẻ giá trị gia tăng và đóng gói lại hàng hóa hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu của từng người mua

- Chiến lược phân phối lai là cách công ty cùng lúc dùng cả hình thức kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp trong mạng phân phối của mình. Cơng ty thường lựa chọn sở hữu một số kênh đặc biệt để sở hữu trải nghiệm của khách hàng và gia tăng lợi nhuận thông qua các kênh này. Sử dụng trung gian ở những kênh cịn lại để có được sự phân phối rộng rãi của các kênh gián tiếp.

Nhóm 2: Chiến lược phân phối cường độ

- Chiến lược phân phối đại trà: Định hướng bán sản phẩm cho mọi trung gian

có thể để có số lượng người phân phối lớn nhất. Thường gặp với sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, nguyên vật liệu thông thường và những dịch vụ cơ bản. Chiến lược này cho phép mở rộng thị trường nhanh chóng với mục đích bán được nhiều sản phẩm nhất. NTD có thể tiếp cận và mua sản phẩm nhanh và tốt nhất nhờ mạng lưới đại trà các trung gian.

- Chiến lược phân phối độc quyền: Nhà sản xuất bán cho một số ít nhà phân phối để duy trì hình ảnh tốt về sản phẩm. Chiến lược phù hợp với các sản phẩm đặc biệt, hoặc đòi hỏi các dịch vụ và kỹ thuật cao đi kèm, rủi ro thương mại thường lớn. Nhà cung cấp giữ quyền chọn người phân phối, là người được tin tưởng giao toàn

quyền bán sản phẩm trong một vùng địa lý. Các đại lý độc quyền không bán sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

- Chiến lược phân phối chọn lọc: Lựa chọn những người phân phối theo khả năng bán hàng và đồng thời cũng loại bỏ những nhà phân phối kém hiệu quả. Ưu điểm của chiến lược là tuyển chọn được những người trung gian hiệu quả. Tạo khả năng giành được phần thị trường cần thiết với sự kiểm sốt chặt chẽ và chi phí ít hơn so với chiến lược rộng rãi. Hạn chế cơ bản là có thể khơng kiểm sốt được sự trung thành của các trung gian phân phối.

* Xây dựng mơ hình phân phối và giao hàng

Để đánh giá và lựa chọn các mơ hình phân phối cần chú ý hai điều kiện: (1) Sản phẩm sẽ được giao đến tận nơi cho khách hay được lấy tại một địa điểm định trước? (2) Có cần cơ sở trung gian không. Dựa trên 2 điều kiện nay, có 6 mơ hình

có thể lựa chọn với các đặc điểm tương ứng

(1) Nhà sản xuất dự trữ và giao hàng trực tiếp (Drop shipping). (2) Nhà sản xuất dự trữ và hợp nhất giao hàng.

(3) Nhà phân phối dự trữ và nhà vận chuyển giao hàng theo kiện. (4) Nhà phân phối dự trữ và giao hàng chặng cuối.

(5) Nhà sản xuất/nhà phân phối dự trữ và khách hàng đến nhận hàng. (6) Nhà bán lẻ dự trữ, khách hàng đến nhận hàng.

d. Hoạch định thu hồi:

Thu hồi là một công đoạn của chuỗi cung ứng nhằm di chuyển và quản lý hiệu quả dịng sản phẩm, bao bì và thơng tin liên quan từ điểm tiêu thụ trở về điểm xuất phát nhằm phục hồi giá trị sản phẩm hoặc xử lý phế thải đúng cách.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản trị chuỗi cung ứng tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su 75 (Trang 38 - 40)