Quản lý công tác thanh tra, kiểm tra thuế GTGT

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 70 - 73)

6. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng về quản lý thuế GTGT đối với DN ngoài quốc doanh trên địa

2.2.2.5. Quản lý công tác thanh tra, kiểm tra thuế GTGT

Kiểm tra thuế là một nội dung bắt buộc và quan trọng để đẩy mạnh tính chính xác số lượng thu thuế, góp phần đảm bảo nguồn thu NSNN. Đối với DNNQD thì thuế GTGT chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số thu, nó tạo nguồn thu lớn cho ngân sách do vậy Chi cục thuế tập trung coi trọng cơng tác kiểm tra thuế GTGT theo hình thức kiểm tra tại cơ quan thuế và trụ sở người nộp thuế.

Quy trình kiểm tra thuế được thực hiện như sau:

- Công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế:

Kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT tại trụ sở cơ quan thuế dựa trên cơ sở phân tích thơng tin, dữ liệu liên quan đến NNT để đánh giá rủi ro đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng và các phường hay liên phường trong cơng tác chống thất thuế. Theo quy trình quản lý DNNQD, việc lựa chọn cơ sở kinh doanh để lập danh sách kiểm tra hồ sơ khai thuế dựa trên dữ liệu kê khai thuế của NNT trong hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành và những dữ liệu thông tin của NNT chưa được nhập vào hệ thống dữ liệu của ngành để phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ về tờ khai được máy tính trợ giúp dựa vào một số đặc điểm: doanh thu tháng này tăng, giảm quá mức so với tháng trước, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ quá lớn so với thuế GTGT đầu ra, tờ khai thuế GTGT sai so với số liệu cơ quan thuế quản lý...

Cán bộ kiểm tra thuế có trách nhiệm kiểm tra tờ khai thuế GTGT theo từng mẫu tờ khai thuế GTGT Ban hành kèm theo thông tư của BTC như tờ khai thuế GTGT Mẫu 01/GTGT Ban hành kèm theo thông tư số 26/2015/TT_BTC ( Dành cho người nộp thuế khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) yêu cầu đặt ra là các DNNQD phải kê khai đúng, đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai thuế GTGT như: Doanh thu, thuế suất mặt hàng, số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, số thuế GTGT đầu ra phát sinh và các loại hồ

sơ khai thuế bao gồm: Hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh, các loại hồ sơ khai thuế theo tháng, các loại hồ sơ khai thuế theo quý, các loại hồ sơ khai thuế theo năm của NNT được giao. Nếu sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định mà hồ sơ khai thuế nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì cán bộ thuế sẽ gọi điện hướng dẫn cách khai bổ sung hồ sơ khai thuế.

Xử lý sau khi nhận xét hồ sơ khai thuế GTGT: Theo quy định, đối với

các hồ sơ khai thuế khai đầy đủ chỉ tiêu; đảm bảo tính hợp lý, chính xác của các thơng tin, tài liệu; khơng có dấu hiệu vi phạm thì bản nhận xét hồ sơ khai thuế được lưu lại cùng với hồ sơ khai thuế. Đối với các hồ sơ khai thuế phát hiện thấy căn cứ để xác định số thuế khai là có nghi vấn thì cán bộ kiểm tra thuế phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế ra thông báo lần 1 và lần 2 yêu cầu NNT hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định, nếu người nộp thuế không giải trình được mới ra quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.

Bảng 2.9: Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT đối với DNNQD giai đoạn 2015 - 2019 Đơn vị tính: Hồ sơ Chỉ tiêu Số hồ sơ thuế đã kiểm tra (hồ sơ) Số hồ sơ thuế được chấp nhận (hồ sơ) Số hồ sơ đề nghị kiểm tra tại doanh nghiệp (hồ sơ) Số thuế điều chỉnh tăng (triệu đồng) Số hồ sơ phải ấn định Số thuế ấn định Năm 2019 1.457 1.450 7 1.447 0 0 Năm 2018 1.285 1.276 9 1.796 0 0 Năm 2017 1.173 1.150 23 1.973 Năm 2016 1.025 994 31 2.458 0 0 Năm 2015 952 913 39 2.350

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy: việc kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT tại trụ sở cơ quan thuế đã được thực hiện tương đối tốt, với 100% số lượng các DNNQD trên địa bàn đã được kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT tại trụ sở cơ quan thuế, thêm vào đó số hồ sơ thuế dã kiểm tra và số hồ sơ thuế được chấp nhận bởi chi cục Thuế quận có xu hướng tăng dần lên. Cụ thể trong năm 2019 đã thực hiện kiểm tra 1457 lượt hồ sơ khai thuế cao hơn 500 bộ so với năm 2015, cũng trong năm này số hồ sơ được chấp nhận là 1450 hồ sơ là năm có số hồ sơ thuế được chấp nhận cao nhất trong giai đoạn này, đề nghị kiểm tra tại doanh nghiệp là 7 hồ sơ (con số thấp kỷ lục so với các năm trước đây rất nhiều). Đấu tranh tăng số thuế phải nộp có xu hướng giảm dần đều, cụ thể là nếu như năm 2015 con số về thuế điều chỉnh tăng thêm lên tới 2350 triệu đồng thì đã giảm mạnh vào năm 2019 với con số là 1447 triệu đồng tương ứng giảm đi gần 1 tỷ số thu thuế. Đối với những doanh nghiệp có dấu hiệu bất thường hoặc khơng tự giác khai bổ sung , Chi cục đã ra quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp để kiểm tra chống thất thu ngân sách. Như vậy có thể thấy, qua năm 2019, nhờ thực hiện công tác kiểm tra hiệu quả góp phần làm tăng tính tự giác tuân thủ pháp luật của NNT, từ đó làm số hồ sơ thuế được chấp nhận đã tăng lên đáng kể. Đây là sự cố gắng rất lớn của tập thể cán bộ công chức Chi cục Thuế Cầu Giấy để tránh thất thoát nguồn thu từ thuế cho NSNN.

Công tác kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế:

Đối với các DNNQD có dấu hiệu bất thường hoặc không tự giác khai bổ sung tờ khai thuế GTGT, Chi cục đã ra quyết định kiểm tra tại trụ sở DNNQD. Kết quả kiểm tra như sau.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)