6. Kết cấu của luận văn
1.2. Quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.2.2. Khái niệm, đặc điểm của quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp
nghiệp ngoài quốc doanh
a. Quản lý thuế GTGT, quản lý thuế GTGT đối với các DNNQD
Theo nghĩa rộng quản lý thuế GTGT là toàn bộ các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến việc thực hiện luật thuế GTGT. Bao gồm các hoạt động chiến lược phát triển hệ thống thuế, ban hành các luật pháp liên quan, tổ chức điều hành quá trình thu nộp thế GTGT, kiểm tra giám sát và xử lý các vi phạm trong việc chấp hành luật thuế GTGT. Nói cách khác, quản lý thuế là quá trình Nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ và phương pháp thích hợp tác động lên đối tượng của quản lý thuế làm cho chúng vận động phù hợp với mục tiêu đặt ra.
Theo nghĩa hẹp, quản lý thuế GTGT là việc tổ chức, quản lý và điều hành quá trình thu nộp thuế GTGT của các đối tượng liên quan và do cơ quan thuế từ trung ương đến địa phương thực hiện, bao gồm việc xây dựng kế hoạch thu thuế, tổ chức các biện pháp hành thu, kiểm tra giám sát và xử lý các vi phạm chấp hành luật thuế và tổ chức bộ máy ngành thuế, nhằm đảm bảo thực hiện đúng đắn các quy định của Luật thuế GTGT.
Theo luật Quản lý thuế sửa đổi bổ sung năm 2012 ở Việt Nam thì: “Quản lý thuế là quá trình thực thi các chức năng quản lý bao gồm quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; quản lý hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; quản lý xóa nợ thuế, tiền phạt; quản lý thông tin về người nộp thuế; kiểm tra, thanh tra thuế; cưỡng chế thi hành các quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật thuế và giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế” (Luật quản lý thuế, 2012).
Như vậy, qua những khái niệm trên thì “Quản lý thuế là quá trình tổ chức thực thi pháp luật về thuế, thực hiện các chức năng: Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế, hỗ trợ NNT; Quản lý kê khai thuế, nộp thuế; Thanh tra,
kiểm tra NNT và Quản lý nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế của cơ quan thuế, tổ chức bộ máy thu thuế và quản lý quy trình thu thuế nhằm tác động đến NNT thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế “.
Như vậy theo tác giả quản lý thuế GTGT được hiểu như sau:
Quản lý thuế GTGT là việc tổ chức thực thi pháp luật thuế của Nhà nước về thuế GTGT, quản lý thuế GTGT được hiểu là hoạt động tác động và điều hành của cơ quan quản lý thuế đối với hoạt động thực hiện nghĩa vụ thuế (kê khai, tính thuế, nộp thuế) của người nộp thuế.
Quản lý thuế GTGT là một nội dung thuộc quản lý thuế. Quản lý thuế GTGT là quá trình tổ chức thực thi pháp luật về thuế GTGT, tổ chức bộ máy thu thuế GTGT và quản lý quy trình thu thuế GTGT bao gồm thực hiện các chức năng: Quản lý kê khai, nộp thuế GTGT, Tuyên truyền phổ biến, giáo dục về thuế GTGT, hỗ trợ NNT; Quản lý nợ thuế GTGT, cưỡng chế nợ thuế GTGT của cơ quan thuế; và Thanh tra, kiểm tra NNT nhằm tác động đến NNT thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế GTGT.
Quy trình quản lý thuế chịu sự chi phối bởi tư duy quản lý thuế được thực hiện bởi các bước công việc trong quản lý thuế và trách nhiệm thực hiện các bước cơng việc đó của các bộ phận trong cơ quan thuế. Đó là trình tự các điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ quản lý, trình độ trang thiết bị của cơ quan thuế, trình độ nhận thức của NNT, tổ chức bộ máy thu thuế của cơ quan thuế và quy định của pháp luật.
Đối với quy trình quản lý thuế GTGT, các DN phụ thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn cơ chế quản lý của cơ quan thuế. Trong quy trình quản lý thuế GTGT, cơ quan thuế phải thực hiện những công việc, thao tác nghiệp vụ, trình tự thực hiện tương tác với NNT, thể hiện được trách nhiệm của từng bộ phận quản lý, thời hạn và thời điểm phải hồn thành những cơng việc trong quy trình. Với mục đích đạt được mục tiêu thu thuế GTGT, cơ quan thuế phải
tổ chức thực hiện quy trình quản lý thuế GTGT theo đúng các chức với mục đích là đảm bảo cho DN thực hiện nghĩa vụ kê khai nộp thuế GTGT cho Nhà nước, cơ quan thuế cần tác động vào tất cả những yếu tố điều khiển hành vi tuân thủ thuế GTGT của các DN nhằm tác động, điều khiển và kiểm soát hoạt động kê khai, nộp thuế của các DN, tức là phải làm cho các DN hiểu được nghĩa vụ nộp thuế GTGT, hiểu cách tính thuế GTGT phải nộp, tạo điều kiện thuận lợi cho DN thực hiện nghĩa vụ kê khai nộp thuế GTGT cho Nhà nước, kiểm soát sự tuân thủ và cưỡng chế sự tuân thủ thuế GTGT. Gắn với mỗi đối tượng pháp lý khác nhau sẽ có các chính sách pháp lý, quy trình quản lý khác nhau. Do vậy ta có khái niệm quản lý thuế GTGT đối với các DNNQD như sau:
Quản lý thuế GTGT đối với DNNQD là hoạt động của nhà nước mà cơ quan thuế là đại diện thơng qua hệ thống bộ máy, chính sách pháp luật và các quy trình quản lý thu để tổ chức, điều hành, động viên một phần thu nhập của DNNQD vào NSNN nhằm trang trải cho các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Quản lý thuế GTGT vứi DNNQD là hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, điều hành, giám sát của cơ quan có thẩm quyền đối với các DNNQD đảm bảo đúng theo quy định của Luật thuế GTGT.
b. Đặc điểm quản lý thuế GTGT ở các DNNQD:
Quản lý thuế GTGT đối với DNNQD có một số đặc điểm như dưới đây:
- Quản lý thuế GTGT đối với DNNQD là quản lý bằng pháp luật. Quản lý thuế là một thiết chế chặt chẽ, rõ ràng nằm trong khuôn khổ thiết chế quản lý chung của Nhà nước được xác lập trên cơ sở hệ thống các quy phạm pháp luật. Đặc điểm này bắt nguồn từ tính chất phi hình sự của thuế, cơng tác quản lý thuế nếu không được xây dựng trên một thiết chế chặt chẽ rõ ràng thì cơng tác thu khó lịng đạt được kết quả tốt. Khơng những thế, thiết chế này phải
được xác lập trên nền tảng hệ thống thiết chế chung về quản lý nhà nước. Có như vậy quản lý thuế mới có khả năng thực thi trong cuộc sống;
- Quản lý thuế GTGT đối với các DNNQD được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp hành chính. Phương pháp này thể hiện việc tuân thủ mệnh lệnh, quyết định đơn phương của cơ quan quản lý thuế là chủ yếu. Đối tượng nộp thuế phải chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cơ quan quản lý thuế. Nếu không chấp hành, đối tượng nộp thuệ sẽ phải chịu phạt theo luật định.
- Quản lý thuế GTGT đối với các DNNQD là hoạt động mang tính chất kỹ thuật, chặt chẽ. Nộp thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng là nghĩa vụ của các đơn vị sản xuất – kinh doanh. Hơn nữa, thuế GTGT bản chất là sắc thuế thu trên GTGT, đánh trên người tiêu dùng, tuy nhiện lại gây ra một số phản ứng từ đơn vị phải nộp thuế. Vì vậy để thu được đầy đủ thuế khơng phải là điều dễ dàng, đòi hỏi cán bộ ngành thuế phải có chun mơn nghiệp vụ trong quản lý thu thuế.
- Các DNNQD chủ yếu có số vốn thấp nên hạn chế nhiều đến khả năng trang bị công nghệ tiên tiến, khả năng cạnh tranh thấp ngay cả trên thị trường trong nước do đó hoạt động SXKD và thu nộp ngân sách của các DNNQD không bền vững ảnh hưởng rất lớn đến công tác dự báo thu và cân đối ngân sách của địa phương. Do đó, địi hỏi trong cơng tác dự báo, xây dựng dự toán thu phải phân tích, dự báo tình hình kinh tế - xã hội, các chính sách của Nhà nước có liên quan đến thu một cách đầy đủ, kịp thời, bám sát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để có dự báo chính xác, đầy đủ;
- Cơng tác quản lý các DNNQD là một vấn đề phức tạp do số lượng doanh nghiệp loại hình này tăng rất nhanh, vốn đăng ký và vốn thực tế góp khơng có chế tài kiểm sốt, tài sản, trụ sở chủ yếu đi th do đó địi hỏi phải sửa đổi quy định về đăng ký kinh doanh và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các DNNQD;
- Do trình độ quản lý và trình độ của lực lượng lao động làm trong các DNNQD cịn hạn chế địi hỏi chính sách thuế, quy trình về quản lý thuế như trình tự, thủ tục, mẫu biểu báo cáo,… phải rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện, giảm tối đa các chi phí về thời gian, nhân lực, vật lực cho việc thực hiện nghĩa vụ thuế tạo động lực thúc đẩy DNNQD đầu tư phát triển;
- Do đặc điểm của các DNNQD là sở hữu tư nhân hoạt động chủ yếu dưới mơ hình là cơng ty gia đình, việc trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước liên