6. Kết cấu của luận văn
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế GTGT đối với DNNQD
1.3.1. Nhân tố khách quan
Công tác quản lý thuế GTGT chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi nhân tố khách quan. Những yếu tố này có thể giúp cơ quan thuế quản lý tốt hơn hoặc cũng có thể gây bất lợi. Như vậy, cơ quan thuế cần nhận định, nắm rõ những yêu cầu, thay đổi của mơi trường bên ngồi để hồn thiện hơn cơng tác quản lý thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng. Các nhân tố khách quan bao gồm: Kinh tế; Chính trị - pháp luật; Khoa học cơng nghệ
- Yếu tố về kinh tế
Kinh tế là một yếu tố mang tầm vĩ mô của mỗi quốc gia. Đây là môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng. Kinh tế phát triển, các doanh nghiệp kinh doanh tốt sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh, kết quả đóng góp nhiều thuế cho ngân sách Nhà nước. Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp trong nước có nhiều cơ hội mở
rộng kinh doanh, thúc đẩy hoạt động nhập khẩu phát triển, các doanh nghiệp đa quốc gia tham gia vào thị trường một nhiều, thì đối tượng nộp thuế ngày càng tăng lên, số thuế đóng góp cho ngân sách Nhà nước cũng tăng lên. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức đối với cơng tác quản lý thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng của cơ quan thuế. Đối tượng nộp thuế tăng lên buộc cơ quan thuế phải quản lý chặt chẽ hơn nhằm tránh các hành vi gian lận thuế, trốn thuế, giảm thất thu ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, nếu nền kinh tế suy giảm, lạm phát gia tăng thì kết quả kinh doanh sẽ giảm sút, thuế thu nộp vào NSNN giảm, nợ đọng thuế tăng lên. Trong lúc đó, lại phát sinh nhiều nhu cầu tăng chi ngân sách Nhà nước, nhất là nhu cầu ứng chi đầu tư phát triển để kích cầu nền kinh tế, áp lực cân đối nguồn đảm bảo nhiệm vụ chi hoàn thuế GTGT, xử lý các khoản thiếu chi cấp bù chênh lệch lãi suất của Ngân hàng chính sách, xử lý khắc phục thiên tai, bệnh tật…Như vậy, cơ quan thuế sẽ phải quản lý thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng có hiệu quả để tăng cường năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước, đảm bảo kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.
- Yếu tố chính trị - pháp luật
Bất kỳ mọi tổ chức nào hoạt động trong một lãnh thổ quốc gia đều chịu ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ của chính trị - pháp luật quốc gia đó. Sự ổn định chính trị của quốc gia là mơi trường tốt để đảm bảo cho các hoạt động của mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Mơi trường có ảnh hưởng và hạn chế các tổ chức, cá nhân này gồm có luật pháp, các cơ quan Nhà nước và những nhóm gây sức ép khác nhau trong xã hội. Các yếu tố này đều tác động đến cung cầu của nền kinh tế. Chính phủ đặt ra các luật lệ, quy định để bảo vệ nền kinh tế trong nước và kiểm sốt các hoạt động đó. Các tổ chức, cơ quan Nhà nước nói chung và cơ quan thuế nói riêng phải nắm bắt được những quy định, luật lệ của Nhà nước để có cơng tác quản lý thuế được hiệu quả. Việt Nam
được đánh giá là quốc gia có nền chính trị ổn định, tạo điều kiện mơi trường đầu tư tốt, do vậy,
Khi cơ quan luật pháp làm việc có hiệu quả, luật pháp được thực hiện nghiêm minh thì việc vi phạm luật giảm đi. Người nộp thuế và cơ quan thu thuế sẽ thực hiện nghiêm túc hơn các quy định trong luật thuế vì khi vi phạm họ sẽ khơng tránh khỏi những hình phạt nếu bị phát hiện. Như vậy công tác quản lý thuế GTGT sẽ đạt được hiệu quả. Một trong những quy định được ban hành năm 2008 của Chính phủ và được sửa đổi bổ sung năm 2013 ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý thuế GTGT là Luật thuế GTGT. Sự hoàn thiện của pháp luật thuế GTGT trên hệ thống pháp luật thuế GTGT có hồn chỉnh, đồng bộ, sát với thực tế, phù hợp với quy luật phát triển kinh tế xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý thuế GTGT tạo hiệu quả cao trong công tác quản lý thuế. Ngược lại, trong công tác quản lý thuế của cơ quan thuế khi pháp luật còn thiếu những quy định cần thiết, còn nhiều bất cập so với thực tế thì phát sinh nhiều vướng mặc trong vấn đề thực thi luật thuế GTGT và giảm hiệu quả.
Tạo hiệu quả cho cơng tác quản lý thuế GTGT cần mơi trường chính trị ổn định, pháp lý vững mạnh, an tồn khơng chỉ đảm bảo mà còn tạo cơ hội cho các chủ thể trong và ngoài nước sẵn sàng đầu tư vào nước ta một cách mạnh mẽ hơn.
- Yếu tố về công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là yếu tố không thể thiếu được trong phát triển kinh tế hiện nay. Công nghệ thông tin phát triển kéo theo sự phát triển của kinh tế - xã hội của mọi quốc gia. Đây là một yếu tố hỗ trợ tổ chức hoạt động một cách thuận lợi, theo một quy trình hồn thiện. Hiện nay, cơ quan thuế đang tổ chức thực hiện công tác khai thuế, nộp thuế qua mạng, điều này rút ngắn được thời gian, giảm thiểu các chi phí khơng cần thiết. Từ sự phát triển công nghệ thông
tin, cơ quan thuế đã áp dụng nó vào cơng tác tổ chức và quản lý thuế theo một quy trình hồn thiện như tạo được cơ sở dữ liệu về đối tượng nộp thuế, kiểm soát được tờ khai thuế cũng như một số vấn đề về hoàn thuế, nợ đọng thuế. Như vậy, sự phát triển của công nghệ thông tin đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác thuế của cơ quan thuế cụ thể là đơn giản hóa thủ tục hành chính cho người nộp thuế, tiết kiệm chi phí cho người nộp thuế và chi phí hành chính cho cơ quan thuế.
- Các chính sách quản lý của Nhà nước và chính sách thuế GTGT
Nếu Nhà nước ban hành các chính sách đầu tư phát triển kinh tế như chính sách thu hút đầu tư nước ngồi, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất – kinh doanh, thủ tục hành chính, mơi trường kinh doanh và mơi trường đầu tư không phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia thì sẽ làm cho nền kinh tế chậm phát triển, dẫn đến giảm nguồn thu cho NSNN.