Khái niệm, đặc điểm của các DNNQD

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 28 - 30)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của các DNNQD

a. Khái niệm DNNQD

Doanh nghiệp ngồi quốc doanh là hình thức doanh nghiệp khơng thuộc sở hữu nhà nước, trừ khối hợp tác xã; toàn bộ vốn, tài sản, lợi nhuận đều thuộc sở hữu tư nhân hay tập thể người lao động, chủ lao động doanh nghiệp hay chủ cơ sở sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh và toàn quyền quyết định phương thức phân phối lợi nhuận sau khi đã hồn thành nghĩa vụ nộp thuế mà khơng chịu sự chi phối nào từ các quyết định của Nhà nước hay cơ quan quản lý.

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh xét dưới góc độ sở hữu bao gồm tất cả các đơn vị hay tổ chức kinh tế thuộc sở hữu của một người hay một nhóm người. Quyền sở hữu này được xác định dựa trên quá trình huy động hình thành nên nguồn vốn hoạt động cho đơn vị kinh tế đó và được pháp luật thừa nhận. Điều này khác cơ bản với các doanh nghiệp quốc doanh, hay DNNN, khi mà nguồn vốn hình thành nên các DNNN được ngân sách nhà nước cấp, nghĩa là từ sự đóng góp của tồn dân (nguồn thu từ thuế).

Các đơn vị, DNNQD bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Công ty liên doanh và các đơn vị theo hình thức hợp tác xã. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế các DNNQD đã có sự phát triển nhanh chóng và đạt được một số kết quả nhất định cả về số lượng, quy mơ và đóng góp vào sự tăng trưởng GDP cũng như NSNN.

b. Đặc điểm của DNNQD

DNNQD chủ yếu là các doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ và số lượng lao động tương đối ít

DNNQD là những doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngồi quốc doanh. Do đó đây là loại hình doanh nghiệp có thể được tạo lập dễ dàng vì để thành lập chỉ cần một số vốn đầu tư ban đầu không nhiều với mặt bằng sản xuất hàng hóa, dịch vụ nhỏ, quy mô không lớn nên DNNQD có thể giảm được chi phí cố định, tận dụng được lao động thay thế cho vốn với giá công lao động thấp, khả năng thu hồi vốn nhanh.

Loại hình DNNQD có thể dễ dàng được phát triển rộng khắp ở nhiều vùng, miền khác nhau, mặt khác đây là loại hình doanh nghiệp cịn non trẻ nên mơi trường sản xuất kinh doanh chưa ổn định còn hạn chế về khả năng quản lý

Là loại hình được Đảng, Nhà nước và Chính phủ khuyến khích phát triển, song do khơng phải là loại hình có yếu tố sở hữu của nhà nước nên nhìn chung các chế độ, chính sách khơng được ưu ái như DN nhà nước, DN quốc doanh. Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phải tự thân vận động trong cơ chế thị trường để tìm kiếm các nguồn vốn, lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất – kinh doanh

Vì đây là loại hình DN tương đối dễ thành lập nên trình độ, kĩ năng của người lao động còn chưa cao, tỉ lệ lao động qua đào tạo chưa nhiều.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về vốn, về lao động nhưng loại hình DNNQD đang rất phát triển phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, vì vậy mà việc mở rộng loại hình DNNQD là một tất yếu khách quan và cần thiết trong tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)