Nội dung quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 34 - 39)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

1.2.3. Nội dung quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

nghiệp tìm mọi cách để trốn thuế như lập hai hệ thống sổ sách, thành lập nhóm cơng ty ở nhiều địa bàn khác nhau để chuyển gia, lợi dụng các ưu đãi của các địa phương khác nhau để trốn thuế,….đòi hỏi Nhà nước trong giáo dục nâng cao ý thức pháp luật và các chế tài điều tra xử lý vi phạm;

- Khu vực DNNQD là khu vực nhạy cảm dễ phát sinh tiêu cực rất cần giáo dục đạo đức nghề nghiệp, khuyến khích, động viên và kiểm tra giám sát xử lý vi phạm của các cá nhân, tổ chức tham gia quản lý thuế.

1.2.3. Nội dung quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh doanh

Quản lý thuế GTGT đối với DNNQD là một nội dung của quản lý thuế, đó là một lĩnh vực quản lý chuyên ngành thuộc quản lý hành chính Nhà nước. Quản lý thuế là việc tổ chức thực thi pháp luật thuế của Nhà nước, tức là, quản lý thuế được hiểu là hoạt động tác động và điều hành hoạt động đóng thuế của người nộp thuế (NNT).

Do vậy, nội dung quản lý thuế GTGT đối với DNNQD bao gồm các công tác sau:

- Quản lý người nộp thuế;

- Quản lý kê khai, nộp thuế GTGT;

- Quản lý công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế GTGT, hỗ trợ các DN nộp thuế;

- Thanh tra, kiểm tra thuế GTGT.

1.2.3.1. Quản lý người nộp thuế

Đăng ký thuế, cấp mã số thuế là khâu đầu tiên, quan trọng trong quản lý thuế. Quản lý tốt người nộp thuế sẽ giám sát, theo dõi quá trình hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo cơng bằng về nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, đảm bảo thu thuế đúng luật định, tạo điều kiện cho các DNNQD phát triển từ đó giúp cơ quan thuế có cơ sở hoạch định các nguồn thu cho NSNN

Mỗi DNNQD chỉ được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi thành lập cho đến khi chấm dứt tồn tại. Mã số thuế được dùng để kê khai nộp thuế cho tất cả các loại thuế phát sinh.

Để đánh giá công tác quản lý thuế GTGT đối với người nộp thuế, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu: Số lượng DNNQD đăng ký mới; Số lượng

DNNQD giải thể, ngưng nghỉ, thay thông tin.

1.2.3.2. Quản lý kê khai, nộp thuế GTGT

Kê khai thuế nói chung và kê khai thuế GTGT nói riêng là việc của các DN nộp thuế GTGT căn cứ vào số liệu trên hóa đơn chứng từ phát sinh trong hoạt động kinh doanh để kê khai xác định tiền thuế GTGT phải nộp vào NSNN trong kỳ tính thuế theo quy định của pháp luật. Để thực hiện quản lý thuế GTGT, đòi hỏi cơ quan thuế phải quản lý được tình trạng kê khai thuế GTGT của NNT. Cơ quan thuế phải nắm được NNT có nộp hồ sơ khai thuế GTGT hay khơng, có nộp hồ sơ khai thuế GTGT đúng hạn khơng, khi có sai sót, nhầm lẫn thì NNT có kịp thời kê khai bổ sung, điều chỉnh hay không, hồ sơ khai thuế GTGT của NNT có đúng mẫu u cầu khơng, hồ sơ khai thuế GTGT có phản ánh trung thực tình hình các hoạt động kinh tế phát sinh liên quan đến nghĩa vụ thuế GTGT của NNT không, số thuế tự xác định của NNT

có đúng luật thuế GTGT khơng. Để đảm bảo kê khai đúng chính xác số thuế GTGT và phù hợp với hệ thống chính sách thuế cũng như pháp luật có liên quan thì nội dung cơng khai kê khai thuế GTGT bao gồm: quản lý người khai thuế GTGT, quản lý hồ sơ khai thuế GTGT và quản lý thời hạn kê khai thuế GTGT. Sau khi kê khai thuế GTGT đúng, đầy đủ, đúng thời hạn và được cơ quan thuế xác nhận, các DN tiến hành nộp thuế GTGT như đã kê khai.

- Để đánh giá công tác quản lý kê khai, nộp thuế GTGT người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: Số tờ khai thuế GTGT đã nộp trên số tờ khai thuế GTGT phải nộp; Số tờ khai thuế GTGT nộp đúng hạn trên tổng số tờ khai thuế GTGT phải nộp.

1.2.3.3 Quản lý nợ thuế GTGT và cưỡng chế nợ thuế GTGT

Trong quá trình quản lý thuế GTGT thì việc xảy ra nợ thuế GTGT là điều khơng thể tránh khỏi, nợ thuế có nhiều ngun nhân, có thể do pháp luật thuế cho phép NNT nợ thuế trong những thời hạn nhất định, hoặc có thể do nguyên nhân chủ quan mà NNT chưa nộp số thuế trong thời hạn quy định của pháp luật. Quản lý nợ thuế GTGT là nắm bắt thực trạng nợ thuế, công việc theo dõi nợ thuế GTGT do cơ quan thuế quản lý thực hiện các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế thu hồi số thuế nợ của NNT. Mục tiêu cuối cùng của quản lý nợ thuế GTGT là thu đủ số thuế GTGT phải nộp của NNT vào NSNN. Để đạt được mục tiêu này, công tác cưỡng chế nợ thuế GTGT phải thực hiện các nội dung “thống kê và nắm bắt đầy đủ tình hình nợ thuế GTGT của NNT, số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT đã nộp của NNT; phân tích và đánh giá thực trạng nợ thuế GTGT thông qua việc phân loại nợ thuế GTGT, phân tích các nguyên nhân nợ thuế; thực hiện các biện pháp nhắc nhở, đôn đốc nộp tiền thuế GTGT”.

Công tác cưỡng chế nợ thuế GTGT là việc cơ quan thuế phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật áp dụng các chế tài buộc NNT phải thực hiện

nghĩa vụ thuế GTGT. Với mục tiêu buộc NNT tuân thủ quyết định hành chính thuế GTGT, cưỡng chế nợ thuế GTGT có nhiệm vụ phải thơng báo cho NNT biết trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ thuế và những hậu quả có thể phải chịu nếu không thực hiện nghĩa vụ thuế. Đồng thời có các biện pháp cưỡng chế để buộc NNT phải thực hiện nghĩa vụ về thuế GTGT.

- Để đánh giá công tác quản lý nợ thuế GTGT có các chỉ tiêu cụ thể như sau: Tỷ lệ tiền nợ thuế với số thực hiện thu của ngành thuế; Tỷ lệ số tiền nợ

thuế từ năm trước thu được trong năm nay; Tỷ lệ tiền thuế nợ đang chờ điều chỉnh.

- Để đánh giá công tác quản lý cưỡng chế thuế GTGT người ta thường sử dụng các chỉ tiêu như sau: Số trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định

hành chính thuế trên tổng số doanh nghiệp quản lý; Số trường hợp bị xử lý vi phạm pháp luật thuế trên tổng số doanh nghiệp quản lý; Số trường hợp có khiếu nại tố cáo trên tổng số doanh nghiệp quản lý; Số trường hợp khiếu nại, tố cáo được xử lý trên tổng số trường hợp khiếu nại tố cáo.

1.2.3.4. Quản lý công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế GTGT, hỗ trợ các DN nộp thuế

Cơ quan thuế phải có nhiệm vụ thơng tin và chuyển tải về pháp luật thuế đến các DN bằng những hình thức và biện pháp cụ thể. Nội dung của chức năng này gồm: Tun truyền, giải thích về bản chất, vai trị của thuế GTGT, các lợi ích xã hội có được từ việc sử dụng tiền thuế; Tuyên truyền, phổ biến nội dung các chính sách, pháp luật về thuế GTGT; Phổ biến các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan thuế, của NNT trong việc cung cấp thông tin và phối hợp trong việc thực hiện luật thuế GTGT; Phổ biến các thủ tục về thuế GTGT, quy định về việc xử lý các vi phạm pháp luật về thuế GTGT; Tuyên dương, khen thưởng các DN chấp hành tốt pháp luật về thuế GTGT.

Bên cạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thuế GTGT cho các DN, các cơ quan thuế còn phải hỗ trợ các DN trong việc nộp thuế như “Hướng dẫn, tư vấn các nội dung về chính sách, chế độ thuế; Hướng dẫn, tư vấn các thủ tục, quy trình chấp hành nghĩa vụ thuế như thủ tục đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, xin miễn giảm thuế; Hướng dẫn, tư vấn cách lập các mẫu biểu báo cáo về thuế; Tư vấn các vấn đề liên quan đến thuế như kế toán, cách sử dụng, quản lý hóa đơn, chứng từ; Hướng dẫn cung cấp các thơng tin cảnh báo về các trường hợp trốn thuế, gian lận thuế, các chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế GTGT”.

Nhóm chỉ tiêu đánh giá cơng tác hỗ trợ hỗ trợ người nộp thuế bao gồm:

Số doanh nghiệp bình quân trên số cán bộ thuế quản lý; Số bài viết tuyên truyền về thuế của công chức bộ phận tuyên truyền hỗ trợ; Số lượt doanh nghiệp được giải đáp vướng mắc trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ; Số cuộc đối thoại, lớp tập huấn đã tổ chức trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ.

1.2.3.5. Thanh tra, kiểm tra thuế GTGT

Thanh tra, kiểm tra thuế GTGT là hoạt động của cơ quan thuế trong việc xem xét tình hình thực tế của đối tượng kiểm tra, từ đó đối chiếu với các chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra đối với đối tượng kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá về tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế GTGT của đối tượng kiểm tra. Qua hoạt động kiểm tra của tổ chức chuyên trách nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi trái pháp luật.

Thanh tra, kiểm tra thuế GTGT bao gồm hai nội dung chính là Thanh tra kiểm tra NNT và thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành thuế. Thanh tra, kiểm tra NNT bao gồm: “Thanh tra, kiểm tra đăng ký thuế GTGT; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ kế tốn, số sách, chứng từ, hóa đơn; thanh tra, kiểm tra việc kê khai, tính thuế và nộp thuế. Thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành thuế bao

gồm: thanh tra, kiểm tra việc hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh thuế; kiểm tra việc thực hiện các nghiệp vụ quản lý thuế GTGT theo quy định của Nhà nước; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, quản lý thu chi tài chính; thanh tra, kiểm tra việc tiếp dân, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo”.

- Để đánh giá công tác kiểm tra thuế, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ doanh nghiệp đã kiểm tra; Tỷ lệ doanh nghiệp kiểm tra phát hiện có sai phạm; Số doanh nghiệp đã kiểm tra trên số cán bộ của bộ phận kiểm tra; Số thuế truy thu bình quân một cuộc kiểm tra.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)