Xác lập mục tiêu và kế hoạch huy động vốn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý hoạt động huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la (Trang 34 - 36)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Nội dung quản lý hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương

1.2.1. Xác lập mục tiêu và kế hoạch huy động vốn

Theo giáo trình khoa học quản lý, lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức để đạt được các mục tiêu đó.

Mục tiêu huy động vốn trong ngân hàng thương mại là đáp ứng được nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo an toàn thanh khoản và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Kế hoạch huy động vốn của ngân hàng thương mại bao gồm nhiều loại khác nhau, các kế hoạch chiến lược và các kế hoạch tác nghiệp. Trong luận văn này nghiên cứu 3 loại kế hoạch có vai trị chính trong huy động vốn: Chiến lược huy động vốn; kế hoạch và chính sách huy động vốn.

Chiến lược huy động vốn:

Chiến lược huy động vốn của ngân hàng thương mại là chiến lược cạnh tranh ngành nhằm thu hút khách hàng trong huy động vốn.

- Chiến lược huy động vốn của ngân hàng còn được gọi là chiến lược khách hàng. Khác với khách hàng liên quan đến sử dụng vốn, khách hàng trong huy động vốn là khách hàng liên quan đến nguồn vốn, cung cấp đầu vào cho ngân hàng. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay. Nếu vay khơng được thì hoạt động cho vay bị đình trệ. Mất thanh khoản là trạng thái tồi tệ của các ngân hàng và toàn bộ hệ thống ngân hàng.

- Chiến lược huy động vốn của ngân hàng có vai trị quyết định đối với hoạt động của bất kỳ ngân hàng nào trong cơ chế thị trường cạnh tranh. Quyết định sự phát triển bền vững và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Chiến lược huy động vốn là cấu thành quan trọng nhất của quản lý huy động vốn.

- Chiến lược huy động vốn của ngân hàng thương mại bao gồm các mục tiêu chiến lược và các phương thức cơ bản để thực hiện mục tiêu huy động vốn cho ngân hàng trong khoảng thời gian dài, thường từ 3 đến 5 năm. Mục tiêu chiến lược thường là tốc độ tăng trưởng vốn huy động trong thời kỳ chiến lược. Phương thức chiến lược để đạt mục tiêu chiến lược thường là một, hai hoặc tổng hợp các các phương thức cạnh tranh: Cạnh tranh bằng giá, cạnh tranh bằng chất lượng, cạnh tranh bằng sự khác biệt và cạnh tranh bằng mối quan hệ khách hàng.

- Quá trình hình thành chiến lược huy động vốn của ngân hàng thương mại là q trình phân tích mơi trường bên ngồi và mơi trường bên trong của ngân hàng để xác định điểm mạnh, điểm yếu cũng như các cơ hội và thách trên cơ sở xây dựng ma trận SWOT để xác định mục và giải pháp chiến lược.

- Xây dựng chiến lược huy động vốn là quá trình khơng dễ, tốn kém nhưng lợi ích đối với ngân hàng là vô cùng lớn, có tính chất sống cịn của ngân hàng.

 Kế hoạch huy động vốn hàng năm

- Là một loại kế hoạch tác nghiệp về huy động vốn. Kế hoạch huy động vốn hàng năm xác định định lượng cụ thể về số lượng vốn cần huy động theo

thời hạn nhất định, năm, quý; theo kỳ hạn: Vốn ngắn hạn, vốn dài hạn; theo nhóm khách hàng huy động: Khách hàng là cá nhân, tổ chức…

- Kế hoạch huy động vốn hàng năm đưa ra các con số cụ thể về quy mơ cho trong một năm và có thể được thực hiện chia theo tiến độ hàng quý. Giúp cho việc tổ chức triển khai và kiểm soát dễ dàng.

- Kế hoạch huy động vốn hàng năm được xây dựng trên cơ sở cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Quá trình xây dựng kế hoạch huy động vốn hàng năm bao gồm các bước:

Nghiên cứu nhu cầu về nguồn vốn: Nhu cầu về nguồn vốn huy động bao gồm vốn để đáp ứng yêu cầu dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán, vốn để cho vay, đầu tư.

Nghiên cứu năng lực huy động vốn của ngân hàng thể hiện qua các yếu tố cấu thành năng lực, yếu tố quyết định huy động vốn, kết quả huy động vốn và các yếu tố ảnh hưởng.

+ Nghiên cứu mục tiêu huy động vốn cho thời kỳ.

+ Đề xuất phương án về huy động vốn để đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả.

+ Lựa chọn phương án kế hoạch. + Quyết định phương án.

+ Phân chia kế hoạch tổng thể thành kế hoạch quý, tháng, theo thời hạn huy động và theo nhóm khách hàng huy động.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý hoạt động huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)