6. Kết cấu của luận văn
1.2. Nội dung quản lý hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương
1.2.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động huy động vốn
Đối với Ngân hàng thương mại thì việc kiểm sốt huy động vốn là quá trình xem xét, theo dõi các hoạt động, kết quả mà các đơn vị đã thực hiện. Sau đó so sánh với các chỉ tiêu kế hoạch mà họ đã được giao để thấy được hiệu quả công việc, xem xét hoạt động họ đã làm có chấp hành đúng quy chế của ngân hàng đề ra, có đi đúng hướng theo kế hoạch đã giao. Từ đó, rút ra những mặt đã làm được, những mặt còn hạn chế và đưa ra những kiến nghị để thay đổi các sai sót kịp thời, lái công việc đi đúng với mục tiêu kế hoạch ban đầu. Đồng thời, có các hình thức khen thưởng, kỷ luật rõ ràng, minh bạch với từng nhân viên, phịng ban. Cụ thể, hoạt động kiểm sốt tại NHTM bao gồm:
- Chủ thể trong kiểm soát huy động vốn NHTM: Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc và các phó Tổng Giám đốc; bộ phận giúp việc, tham mưu về công tác huy động vốn, bộ phận Kiểm tra kiểm soát nội bộ của Ngân hàng; Giám đốc và các phó Giám đốc, bộ phận tham mưu về cơng tác huy động vốn, kiểm tra của chi nhánh.
- Các chỉ tiêu kiểm soát: Kiểm soát các chỉ tiêu kế hoạch đề ra đối với cả
hệ thống NHTM và các chỉ tiêu giao chi các chi nhánh trực thuộc; bao gồm: chỉ tiêu tăng trưởng vốn huy động; cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn, theo thành phần kinh tế; chi phí huy động vốn; tỷ lệ sử dụng vốn trên tổng nguồn vốn; cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.
- Tiêu chuẩn và phương pháp kiểm soát: Xem xét, theo dõi các hoạt động, kết quả đã thực hiện được; việc tuân thủ, thực hiện về chính sách, chỉ đạo điều hành trong cơng tác huy động vốn. Sau đó so sánh với các chỉ tiêu kế hoạch đề ra; phát hiện những sai lệch, thiếu sót, tồn tại và nguyên nhân trong quá trình hoạt động để kịp thời điều chỉnh, phòng ngừa rủi ro.