6. Kết cấu của luận văn
3.1. Mục tiêu và phương hướng quản lý hoạt động huy động vốn của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La
3.1.1. Mục tiêu
Thứ nhất, tạo lập và giữ vững sự ổn định của nguồn vốn tiền gửi huy
động được. Với mục tiêu này, chi nhánh phấn đấu huy động được tiền gửi trung và dài hạn trong thời gian từ cuối năm 2020 đến 2025 sẽ tăng bình quân khoảng 10%/năm – vượt mức tăng bình qn của tồn hệ thống Agribank. Đối với cơ cấu nguồn vốn: tăng trưởng vốn huy động trung và dài hạn đạt ít nhất 70% trong năm 2020 và tăng dần tỉ trọng vốn dài hạn. Đối với hoạt động huy động vốn từ các tổ chức kinh tế trong xã hội, phân đấu đến cuối năm 2020 đạt được ít nhất 35% tổng nguồn vốn huy động từ thị trường.
Thứ hai, gia tăng nguồn vốn huy động một cách hợp lý để không ngừng
mở rộng quy mô hoạt động. Quy mô nguồn vốn phải được tăng trưởng – tuy nhiên lại không được phép tăng trưởng với bất cứ giá nào. Do vậy trong thời gian tới, chi nhánh xem xét các mức lãi suất ưu tiên đối với khách hàng lớn, khách hàng gửi thời gian dài. Xem xét ưu đãi lãi suất cho khách hàng gửi các khoản tiền gửi chỉ rút khi đáo hạn. Thực hiện hoạt động quản trị nguồn vốn huy động từ tiền gửi dựa trên mối quan hệ với sử dụng vốn: đảm bảo mức vốn ngắn hạn huy động để cho vay trung và dài hạn không vượt quá mức 60% theo quy định của ngân hàng nhà nước. Đối với các chỉ tiêu thanh toán, phải căn cứ vào mức biến động của thị trường để quyết định tăng vốn bao nhiêu cho phù hợp. Tránh tình trạng phải huy động vốn FTP của hội sở chính vì nguồn vốn này khá đắt đỏ.
Thứ ba, cân đối lãi suất của các nguồn vốn trên thị trường, đồng thời tiến
hành tìm kiếm các nguồn vốn khác nhau để đảm bảo sự đa dạng về nguồn vốn: phải cân đối giữa các nguồn vốn có được trên thị trường. Hiện tại chi nhánh đang bỏ qua các công ty bảo hiểm và bảo hiểm của phía nhà nước, đồng thời phải đảm bảo được nguồn huy động mới nếu trả nợ đến hạn. Các mức lãi suất phải tập trung vào lãi suất tiền gửi 13 tháng, là loại tiền gửi mới trên thị trường, từ đó nâng NIM của chi nhánh lên khoảng 2% trong vòng từ nay đến cuối năm 2020.
3.1.2. Phương hướng
Để hoàn thành được những mục tiêu trên, Agribank chi nhánh huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã đưa ra định hướng phát triển công tác quản lý huy động vốn:
- Tiếp tục kiện toàn bộ máy và đưa bộ máy theo mơ hình tổ chức mới vận hành và hoạt động có hiệu quả. Phát huy tính chủ động, linh hoạt của cán bộ nhân viên, tăng cường vai trò tham mưu của các bộ phận quản lý.
- Có chiến lược huy động vốn phù hợp với điều kiện tổ chức mạng lưới, điều kiện kinh tế xã hội, thu nhập và tập quán tiêu dùng ở địa bàn huyện Quỳnh Nhai, mức độ cạnh tranh trên từng vùng thị trường tại các ngân hàng cơ sở để nguồn vốn tăng trưởng đồng thời chi phí vốn hợp lý.
- Thơng qua phân tích tài chính hàng năm điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo thời gian sao cho có khoảng cách với tài sản nhạy cảm có lợi khi lãi suất thị trường biến động.
- Đa dạng nguồn vốn trong kinh doanh, phát huy nội lực bằng việc coi nguồn vốn huy động tại địa phương là trọng tâm khai thác. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động huy động vốn, tăng cường huy động các nguồn vốn giá rẻ. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, triển khai sản phẩm huy động.
- Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian, đảm bảo nguồn vốn trung và dài hạn đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tài sản có thời hạn dài, ngăn ngừa các rủi ro có thể gặp phải.
- Từng bước hiện đại hố cơng nghệ để cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính có chất lượng cao để nâng cao uy tín đối với khách hàng góp phần tạo lập nguồn vốn ổn định với qui mô, cơ cấu phù hợp với yêu cầu phát triển.
- Song song với việc đổi mới cơng nghệ, đa dạng hố sản phẩm dịch vụ, phải tổ chức thực hiện khép kín các dịch vụ ngân hàng từ cho vay nội, ngoại tệ đến thanh toán trong nước và quốc tế để nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút khách hàng giao dịch nói chung và khách hàng gửi tiền nói riêng.