6. Kết cấu của luận văn
3.2. Các giải pháp tăng cường quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân
3.2.2. Hồn thiện chính sách huy động vốn
Theo nguyên lý, quy mô nguồn vốn càng lớn, ngân hàng càng có điều kiện để phát triển. Tuy nhiên, cần xác định quy mô một cách hợp lý hơn, đảm bảo cân đối với tài sản, hạn chế rủi ro do thừa hay thiếu vốn. Đồng thời, các
loại nguồn vốn huy động ngắn – trung – dài phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về kỳ hạn.
Để tạo nề vốn ổn định, lâu dài, vấn đề cốt lõi là khai thác nguồn vốn trung và dài hạn để sử dụng cho vay và đầu tư trung dài hạn. Bộ phận tiền gửi dân cứ cần tiếp tục được mở rộng, song phải đảm bảo cân đối với các nguồn khác, tránh phụ thuộc vào 1 đối tượng. Bên cạnh việc duy trì và nâng cao chất lượng huy động truyền thống, cần phải liên tục tìm kiếm và đưa vào sử dụng những phương thức huy động vốn mới nhằm hướng tới mọi đối tượng khách hàng và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của họ. Có một số sản phẩm có thể phù hợp với việc hợp lý hóa quy mơ như:
- Hình thức gửi hẹn rút: trong thực tế, có rất nhiều khách hàng khơng thể có kế hoạch cho các khoản chi tiêu của mình. Nếu như chi nhánh hình thành được hình thức này: trong khoảng thời gian nào sẽ rút và rút đúng ngày thì khách hàng sẽ đỡ mất 1 khoản lãi mà ngân hàng cũng chủ động được nguồn để cho vay hay đầu tư.
- Hình thức gửi một lần rút nhiều lần: đây là hình thức chủ yếu áp dụng với hoạt động thanh tốn hộ. Ngân hàng sẽ chủ động trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thanh tốn các loại hóa đơn khi đến kỳ, nhưng lãi suất vẫn được hưởng toàn kỳ.
- Hình thức gửi theo niên kim cố định: đây là hình thức mỗi kỳ khách hàng gửi một số tiền nhất định vào ngân hàng. Hoạt động này với các nước trên thế giới liên quan đến tiết kiệm hưu trí hoặc bảo hiểm nhân thọ. Nếu có thể thực hiện được hoạt động này, chi nhánh sẽ huy động được một lượng lớn tiền gửi trong dài hạn.
- Hình thức tiết kiệm vị thành niên: hiện tại, nhu cầu cho con cháu đi học của các cá nhân trên thị trường rất lớn, do đó, chi nhánh có thể xem xét triển khai các chương trình này đến các bậc phụ huynh để thu hút tiền gửi trong
trung và dài hạn; đồng thời thực hiện dịch vụ chuyển tiền quốc tế, vừa đáp ứng nhu cầu khách hàng, vừa đáp ứng khả năng sinh lời.
3.2.3. Triển khai hoạt động huy động vốn
Nghiên cứu thị trường là hoạt động cần tiến hành thường xuyên đối với tất cả các doanh nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra chính sách phù hợp. Các yếu tố cơ bản thuộc thị trường bao gồm: khách hàng, lãi suất, tỷ lệ lạm phát, sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường… Hoạt động của chi nhánh chịu ảnh hưởng rất lớn từ tác động của thị trường, nhất là đối với hoạt động huy động vốn. Nghiên cứu thị trường nhằm điều chỉnh lãi suất cho phù hợp, tiến hành phân loại khách hàng để thực hiện chính sách khách hàng hợp lí, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để quyết định đưa ra sản phẩm mới nhằm đảm bảo tính hấp dẫn của thị trường. Nghiên cứu thị trường cũng đồng thời làm sáng tỏ các nhu cầu hiện tại và tiềm năng của thị trường, trên cơ sở đó xây dựng mục tiêu ngắn hạn, đưa ra chính sách marketing dài hạn để phát triển mở rộng hoạt động của ngân hàng. Nghiên cứu thị trường có thể thực hiện thông qua các cuộc tiếp xúc với khách hàng, thông qua các buổi hội thảo, hội nghim từ đó nắm bắt thơng tin thị trường.
Hoạt động marketing bao gồm quảng bá thương hiệu, tiếp thị trực tiếp đến khách hàng, đa dạng các hình thức quảng cáo, khuyến mại tập trung vào từng sản phẩm dịch vụ, từng đối tượng khách hàng khác nhau… Chi nhánh cần có sự đầu tư thích đáng kinh phí tài trợ cho hoạt động này để nâng cao hơn nữa vai trị của mình. Hoạt động này cần chú ý đặc biệt đến những sản phẩm mà chi nhánh cung cấp, dựa trên mơ hình 3 cấp độ sản phẩm như:
Một là, phần sản phẩm cốt lõi. Phần cốt lõi của sản phẩm dịch vụ ngân hàng thường đáp ứng được nhu cầu cấp thiết (chính) của khách hàng. Về thực chất, đó là những lợi ích chính mà khách hàng tìm kiếm ở ngân hàng, là giá trị cốt yếu mà ngân hàng cần bán cho khách hàng. Với tiền gửi một khách hàng
gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, với mục đích chính tìm kiếm lãi từ các khoản tiền tiết kiệm và sự an toàn khi gửi tiền tại cơ sở ngân hàng. Khi cung cấp dịch vụ tiết kiệm cho các khách hàng, ngân hàng đã giúp khách hàng thỏa mãn các nhu cầu, mong muốn trên. Hoạt động này gần như khó có thay đổi, nên chi nhánh không cần quá quan tâm vào vấn đề này.
Hai là, phẩn sản phẩm hữu hình. Phần sản phẩm hữu hình là phần cụ thể của sản phẩm dịch vụ ngân hàng, là hình thức biểu hiện bên ngoài của sản phẩm dịch vụ ngân hàng như tên gọi, hình thức, đặc điểm, biểu tượng, điều kiện sử dụng. Đây là căn cứ để khách hàng nhận biết, phân biệt, so sánh và lựa chọn sản phẩm dịch vụ giữa các ngân hàng. Chi nhánh nên chú ý đến phần này, bởi đây là phần khách hàng sẽ quan tâm khi gửi tiền. Do đó, với khách hàng thì nên chú ý xem họ có những vấn đề gì khi gửi tiền, như thời gian phục vụ, lãi suất, các khoản mục phát sinh thêm (nếu cần).
Ba là, phần sản phẩm bổ sung. Phần sản phẩm bổ sung là phần tăng thêm vào sản phẩm hiện hữu những dịch vụ hay lợi ích khác, bổ sung cho những lợi ích chính yếu của khách hàng. Chúng làm cho sản phẩm dịch vụ ngân hàng hoàn thiện hơn và thỏa mãn được nhiều và cao hơn nhu cầu, mong muốn của khách hàng, tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Phần sản phẩm bổ sung cũng là yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng hiện nay vì tính linh hoạt của nó. Sự thành công của nhiều ngân hàng trên thế giới là do bộ phận Marketing của họ đã nhận ra được những sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Từ đó có thể thấy, sản phẩm dịch vụ của ngân hàng khơng phải chỉ là những thuộc tính cụ thể của nó, mà trong thực tế nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng như tư vấn, chuyến tiền, tín dụng… khơng xác định được lợi ích trước khi sử dụng, mà chỉ khi sử dụng nó, khách hàng mới cảm nhận được sản phẩm như một tập hợp những ích dụng thỏa mãn được cả nhu cầu cần thiết và mong muốn của họ.
Do vậy, trong hoạt động huy động vốn tiền gửi, chi nhánh cần phải đặc biệt chú trọng sản phẩm bổ sung, trên các khía cạnh như sau:
(1) Cán bộ thường xuyên liên lạc với khách hàng để giữa mối quan hệ với những cá nhân gửi tiền hoặc cá nhân có thẩm quyền trong tổ chức để nắm bắt thông tin và kịp thời có những chính sách can thiệp hợp lý;
(2) Có những chính sách linh hoạt trong hoạt động khuyến mại, phù hợp với nhu cầu của khách hàng như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, hoặc gửi khách hàng những phần quà của chi nhánh như mũ bảo hiểm, bao lì xì, lịch tết… vừa tăng tính gắn kết vừa quảng bá hình ảnh ngân hàng;
(3) Với các khách hàng thường xuyên giao dịch thì cần áp dụng chính sách ưu đãi như ưu tiên lãi suất, miễn giảm phí dịch vụ hoặc khuyến khích động viên vào các dịp như sinh nhật để duy trì mối quan hệ với khách hàng;
(4) Chủ động tiếp cận khách hàng mới thơng qua tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để đưa ra những ưu đãi phù hợp và đặt mối quan hệ lâu dài với những chủ thể này;
(5) Xây dựng hệ thống hòm thư hoặc hot line để có thể nghe phản hồi của khách hàng liên quan đến hoạt động nhận tiền gửi tại chi nhánh;
(6) Theo định kỳ vào các ngày lễ lớn (như tết âm) thì chi nhánh cần tổ chức thăm hỏi và tặng quà các khách hàng lớn để thắt chặt mối quan hệ, tạo cơ hội cho chi nhánh giới thiệu sản phẩm mới, nhận ý kiến đóng góp từ phía khách hàng để đưa ra những cải tiến phù hợp.
3.2.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động huy động vốn
Hoạt động quản lý huy động vốn cần thể hiện được tính mềm dẻo, chủ động, tích cực trong điều hành và đánh giá. Các hoạt động chỉ đạo cần được tiến hành như
Thứ nhất, hướng dẫn triển khai kịp thời các văn bản quy định về nghiệp
Thứ hai, xây dựng chương trình, chiến lược và kế hoạch huy động vốn
tối ưu, linh hoạt trong điều chỉnh kế hoạch huy động vốn phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn và năng lực huy động vốn.
Thứ ba, hoàn thiện hoạt động nghiệp vụ liên quan đến huy động vốn:
công tác kế toán nghiệp vụ huy động vốn, thu chi tiền mặt, ngân quỹ, luận chuyển chứng từ đảm bảo an tồn chính xác và hạn chế rủi ro.
Thứ tư, chấn chỉnh công tác quản trị, theo dõi đánh giá huy động vốn,
đúc rút kinh nghiệm, xây hựng hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả.
Thứ năm, củng cố và tăng cường vai trò của các bộ phận liên quan đến
công tác huy động vốn và quản trị huy động vốn. Cụ thể
Tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của phịng tổng hợp trong cơng tác huy động vốn: cân đối nguồn đảm bảo sự phù hợp giữa huy động và cho vay, đầu tư về kỳ hạn, lãi suất, tính tốn phân tích các chỉ tiêu an tồn huy động vốn tiền gửi.
Phát huy tính chủ động, sáng tạo của các bộ phận nghiệp vụ trong việc đề xuất kế hoạch, chỉ tiêu huy động vốn căn cứ thực tiễn hoạt động, đảm bảo việc mở rộng hiệu quả mạng lưới đối với công tác huy động vốn tiền gửi và phát triển sản phẩm dịch vụ mới gắn với tăng trưởng huy động vốn; lựa chọn và sử dụng phương tiện, cơng cụ thích hợp; giám sát q trình thực hiện kế hoạch, đánh giá những chỉ tiêu huy động và đưa ra những dự báo cho tương lai.
Tạo được sự phối hợp tốt nhất giữa các phòng ban để đảm bảo mục tiêu huy động vốn với chi phí thấp, tăng trưởng nhanh.