2025
3.3.1. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực quản lý
3.3.1.1. Nâng cao trình độ nghiệp vụ thẩm định của cán bộ tín dụng thực hiện cho vay KHCN nói riêng
Giải pháp đưa ra dựa trên cơ sở phân tích một trong những nguyên nhân ảnh hưởng xấu tới công tác quản lý cho vay KHCN của Agribank chi nhánh Duy Tiên là chất lượng nhân sự chưa cao, kinh nghiệm còn hạn chế. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với quá trình hiện đại hóa, chun mơn hóa, Agribank Chi nhánh Duy Tiên không ngừng phát triển các sản phẩm tín dụng nói chung và sản phẩm cho vay KHCN nói riêng nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn với mục tiêu phát triển an toàn, bền vững, hiệu quả. Tiến trình đổi mới địi hỏi phải đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân lực đảm bảo hoạt động đa năng với nhiều nghiệp vụ khác nhau, nhạy cảm với những biến động về kinh tế, chính trị. Công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nâng cao các kỹ năng đối với cán bộ nhân viên cần phải tiến hành thường xuyên, vừa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện tại vừa đảm bảo nhân lực phát triển trong tương lai.
Nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên bao gồm cả nghiệp vụ chuyên môn và các kỹ năng mềm phục vụ công tác thẩm định hồ sơ, nhận diện rủi ro... Quan tâm, coi trọng công tác đào tạo lại cán bộ: từ nghiệp vụ chuyên môn tới phẩm chất đạo đức của người cán bộ.
Tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao nhận thức đối với cán bộ nhân viên về tầm quan trọng của chấm điểm, XHTD cũng như đào tạo các kiến thức về quy định, quy trình thực hiện chấm điểm, XHTD và các kỹ năng giao tiếp, khai thác và xử lý các thơng tin… Ngồi ra, trong bộ chỉ tiêu chấm điểm dành cho KHCN đang được Agribank áp dụng có rất nhiều các tiêu chí do CBTD đánh giá khơng có quy định cụ thể về định lượng, điểm số của các tiêu chí từ đó sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nhận
định chủ quan của CBTD. Vì vậy trong cơng tác tổ chức cán bộ cần lưu ý phải nâng cao đạo đức nghề nghiệp đối với CBTD và đội ngũ nhân viên có liên quan đến việc thực hiện chấm điểm, XHTD để loại trừ những trường hợp lợi dụng vào chức trách, công việc được giao cố ý làm sai lệch kết quả chấm điểm của khách hàng từ đó tư lợi cho bản thân, gia đình và gây ra các tổn thất cho ngân hàng.
3.3.1.2. Nâng cao năng lực quản lý cho vay KHCN của đội ngũ quản trị điều hành
Việc hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN của chi nhánh phải tiến hành song song với việc nâng cao chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ quản trị điều hành và cán bộ có liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro tín dụng, cụ thể:
Đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chi nhánh: Để nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng đối với cán bộ quản lý, Ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh Duy Tiên cần quan tâm đến cơng tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý kinh doanh, đầu tư dự án, hiểu biết về pháp luật và kiến thức về quản lý rủi ro ngân hàng, đặc biệt là quản lý rủi ro tín dụng. Đồng thời, cần nâng cao kiến thức về quản trị nguồn nhân lực, đây cũng là điều kiện giúp cho việc sử dụng đúng người, đúng việc, theo nguyên tắc “căn cứ vị trí cơng việc để bố trí lao động cho phù hợp”, hạn chế rủi ro tác nghiệp, rủi ro tín dụng và nâng cao năng lực quản lý, năng lực cạnh tranh của Agribank chi nhánh Duy Tiên.