Nhóm giải pháp về xử lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 89 - 91)

2025

3.3.3. Nhóm giải pháp về xử lý rủi ro tín dụng

3.3.3.1. Tăng trưởng tín dụng bảo đảm an tồn, hiệu quả, bền vững

Căn cứ chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế của Nhà nước, sự phân tích, đánh giá, chọn lọc, chấm điểm tín dụng, xếp hạng tín dụng của Agribank, Agribank Duy Tiên thực hiện xác định những khách hàng tiềm năng, những khách hàng sản xuất kinh doanh hiệu quả, có tín nhiệm cao trong lịch sử tín dụng, thanh tốn để xác lập và duy trì quan hệ tín dụng. Ngược lại, những khách hàng có hiệu quả sản xuất kinh doanh yếu kém, cơng nợ lớn, có lịch sử nợ vay khơng tốt thì kiên quyết khơng cho vay thêm, nhanh chóng thu hồi nợ và chấm dứt quan hệ tín dụng.

Phải nghiêm túc chấp hành cơ chế, quy trình nâng cao chất lượng thẩm định, cấp tín dụng, thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc và điều kiện tín dụng, hạn chế tập trung vào một nhóm khách hàng.

Tăng cường công tác kiểm tra trước và sau khi cho vay, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng để đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, vốn vay được thu hồi đầy đủ và đúng hạn cả gốc và lãi, không để phát sinh nợ gia hạn và nợ quá hạn mới.

3.3.3.2. Thiết lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng

Trên thực tế, việc thiết lập quỹ dự phòng đã được thực hiện tại chi nhánh Duy Tiên. Tuy nhiên, hiện nay việc lập quỹ dự phịng vẫn chưa có chú ý đến mức độ rủi ro chấp nhận được để đảm bảo một mức lợi nhuận tối ưu. Do đó, để trích lập dự phịng rủi ro tín dụng KHCN, chi nhánh Duy Tiên cần chú ý đến mức độ rủi ro chấp nhận được phù hợp với quy định của Agribank Việt Nam đồng thời phải chú ý đến tình hình và tỷ lệ nợ xấu hiện tại của chi nhánh.

Ngoài việc đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro, trong công tác quản lý rủi ro tín dụng cịn phải kiểm soát rủi ro ở mức có thể chấp nhận được. Bởi vậy, tùy theo từng nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng mà có các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng và thiết lập trích lập rủi ro để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng cũng như tạo điều kiện để ngân hàng có khả năng thu hồi được vốn vay.

3.3.3.3. Tập trung xử lý nợ tồn đọng, nợ khó địi, nợ q hạn cho vay KHCN

Các món nợ của khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh, cần phải có các giải pháp giảm những khoản nợ tồn đọng, nợ quá hạn. Đó là thường xuyên định kỳ tiến hành phân tích đánh giá những khoản nợ tồn động, quá hạn, tìm rõ nguyên nhân để có những giải pháp thu hồi nợ cho phù hợp.

Thực hiện các biện pháp thu hồi nợ quá hạn: Đối với các khoản nợ quá hạn bình thường, chi nhánh cử cán bộ tín dụng tăng cường đơn đốc, thu hồi nợ kết hợp với việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn, tình hình tài chính, tình hình tài sản đảm bảo. Đồng thời cần có biện pháp thích hợp để giúp đỡ khách hàng giải quyết khó khăn về tài chính, trả nợ ngân hàng, tạm hoãn thu lãi định kỳ các khoản nợ đã chuyển quá hạn do chậm trả một phần gốc hoặc lãi theo Điều 22 Quy định 1627.

Cịn các khoản nợ khó địi trên 6 tháng có nguy cơ rủi ro cần thực hiện thu hồi nợ qua nhiều bước, kiểm tra quy trách nhiệm. Chi nhánh Duy Tiên cần thực hiện các biện pháp xử lý nợ thích hợp với từng khoản vay. Các biện pháp xử lý nợ theo quy định của Agribank Việt Nam bao gồm:

- Điều chỉnh kỳ hạn nợ: trường hợp khách hàng có nợ quá hạn hoặc không trả được nợ đến hạn do các khó khăn khách quan, nếu xác định lại kỳ hạn nợ, sẽ giúp khách hàng ổn định và trả được nợ thì chi nhánh cần xem xét có thể điều chỉnh lại kỳ hạn nợ.

- Miễn giảm tiền lãi vay đối với khách hàng bị tổn thất do các nguyên nhân khách quan nhằm giảm bớt khó khăn tài chính cho khách hàng, nhằm giúp khách hàng có thể khơi phục được quan hệ tín dụng bình thường.

- Các khách hàng có nợ quá hạn do nguyên nhân bất khả kháng có khả năng trả nợ và cần vốn để khôi phục sản xuất, kinh doanh, chi nhánh có thể xem xét tạm khoanh khoản nợ cũ.

- Các khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng tùy theo mức dộ vi phạm, chi nhánh có thể tạm ngừng cho vay, chấm dứt cho vay hoặc khởi kiện trước pháp luật.

Khai thác tài sản bảo đảm nợ vay: trước hết cần rà sốt lại tồn bộ hồ sơ, thủ tục đảm bảo tiền vay của các khoản nợ quá hạn, từ đó có biện pháp bổ sung, hoàn

chỉnh, đảm bảo hợp lệ, hợp pháp, đầy đủ để tạo điều kiện cho việc xử lý. Tiến hành các bước và biện pháp xử lý tài sản phù hợp với từng trường hợp cụ thể, tuân thủ quy định của Agribank Việt Nam và tuân thủ quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)