2025
3.3.2. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng cho vay KHCN
3.3.2.1. Nâng cao chất lượng lập kế hoạch cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh
Hàng năm, vào tháng 10 chi nhánh cần tổ chức tổng hợp tài liệu, số liệu, có phân tích tình hình kinh tế xã hội để có dự báo chính xác về khả năng huy động vốn, nhu cầu vay vốn của các đối tượng khách hàng cá nhân, mức độ rủi ro … từ đó lập kế hoạch huy động vốn, kế hoạch cho vay, kế hoạch marketing, kế hoạch phịng ngừa rủi ro và trích lập rủi ro cho toàn hệ thống chi nhánh, đảm bảo cân bằng giữa lợi ích của ngân hàng và nguy cơ rủi ro
Khi có kế hoạch kinh doanh năm, cần được tiển khai trong toàn chi nhánh để hoàn thiện và giao cụ thể cho các đơn vị, cá nhân trong toàn chi nhánh. Để đánh giá
3.3.2.2. Đa dạng hoá phương thức cho vay:
Áp dụng phương thức cho vay phù hợp với thực tế tình hình sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính của khách hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nó giúp KH đảm bảo tính ổn định, phát triển hiệu quả và giúp ngân hàng có được một cách thức quản lý tiền vay cũng như nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh của KH một cách dễ dàng và hợp lý nhất.
Xác định thời hạn cho vay phù hợp: Đối với bất kỳ phương án sản xuất kinh doanh nào đều có một chu kỳ nhất định(chu kỳ sản xuất kinh doanh). Trên thực tế, việc xác định được khoảng thời gian này một cách chính xác là hết sức khó khăn, đặc biệt với phương án sản xuất kinh doanh không thường xuyên, mang tính thời vụ, thời cơ…Vì việc xác định được chu kỳ sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, để đảm bảo được tính hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh cũng như an toàn vốn vay thì việc xác định chính xác chu kỳ sản xuất kinh doanh để từ đó xác định được thời hạn cho vay phù hợp là một nhân tố hết sức quan trọng.
3.3.2.3. Nâng cao chất lượng chấm điểm, xếp hạng tín dụng KHCN
Thực hiện rà soát kết quả chấm điểm, XHTD của tất cả các KHCN đã thực hiện trong thời gian qua nhằm chấn chỉnh các sai sót trong quá trình thu nhập, nhập thơng tin và sai sót giữa các loại hình KHCN, hộ nơng dân, hộ kinh doanh. Đồng thời cũng cần phải chấn chỉnh công tác thiết lập, lưu trữ bộ hồ sơ làm căn cứ chấm điểm cũng như các báo cáo tổng hợp kết quả chấm điểm và báo cáo chi tiết chấm điểm các tiêu chí của từng khách hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra. Để có thể hồn thành tất cả các công việc nêu trên đảm bảo chất lượng và hiểu quả đòi hỏi mất rất nhiều công sức và thời gian do số lượng khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại Agribank chi nhánh Duy Tiên tương đối lớn. Vì vậy, Agribank chi nhánh Duy Tiên cần xây dựng kế hoạch và lộ trình cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện cũng như cho q trình đơn đốc, kiểm tra kiểm sốt. Lộ trình thực hiện đặt ra có thể căn cứ vào tiêu chí dư nợ, hình thức vay vốn hay dựa trên loại hình khách hàng.
- Nâng cao chất lượng thông tin khách hàng, là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của công tác chấm điểm, XHTD tại Agribank chi nhánh Duy Tiên. Chính vì vậy, nếu như Agribank chi nhánh Duy Tiên nắm bắt được thông tin khách hàng một cách nhanh chóng kịp thời thì khả năng mắc phải những sai lầm trong quyết định cấp tín dụng sẽ hạn chế đi rất nhiều. Từ thực tế hiện nay cho thấy thông tin khách hàng là một vấn đề mơ hồ và tính chính xác khơng cao. Vì vậy để nâng cao chất lượng thông tin khách hàng, Agribank chi nhánh Duy Tiên cần phải thu thập, kiểm chứng thông tin sơ cấp hoặc bổ sung thêm bằng nguồn thông tin thứ cấp. Thông tin sơ cấp thường được cung cấp từ khách hàng và thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguồn: trung tâm thơng tin tín dụng, thơng tin từ các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình, internet…), thơng tin từ các cơ quan nhà nước (Chi cục thuế, Phòng đăng ký kinh doanh, chính quyền địa phương…), thông tin từ các TCTD khác… Mặc dù nguồn thơng tin có thể được thu thập rất nhiều từ các kênh thông tin nêu trên, nhưng để bảo đảm tính chính xác, các thơng tin phải được thu thập một cách chọn lọc và được so sánh với các nguồn thơng tin khác.
Ngồi việc thu thập thông tin ban đầu, CBTD cần phải biết cập nhật thông tin về khách hàng một cách thường xuyên, nhanh chóng kịp thời theo diễn biến của thị trường. Bởi một biến động nhỏ trên thị trường cũng có thể gây ra những tác động lớn đến khả năng tài chính, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và từ đó gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Nâng cao hiệu quả của cơng tác kiểm tra kiểm sốt nội bộ nhằm bảo đảm công tác chấm điểm, XHTD tại Agribank chi nhánh Duy Tiên thực hiện đúng theo các quy định, quy trình do Agribank ban hành. Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt có thể được thực hiện một cách thường xuyên thông qua các cán bộ có trách nhiệm phê duyệt chấm điểm, kiểm tra chéo giữa các CBTD trong phòng giao dịch, phòng kế hoạch kinh doanh hoặc thông qua các đợt kiểm tra đột xuất, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra hoạt động kinh doanh hằng năm của Phòng Kiểm tra kiểm sốt nội bộ và Phịng Tín dụng Agribank chi nhánh Duy Tiên.
Bên cạnh đó, để cơng tác chấm điểm và XHTD chính xác và đạt hiệu quả cao hơn, Agribank chi nhánh Duy Tiên cần có các biện pháp để gắn trách nhiệm đối với CBTD, đội ngũ nhân viên thực hiện chấm điểm, xếp hạng. Tùy theo mức độ sai sót và những tổn thất gây ra cho ngân hàng do việc thực hiện khơng đúng quy trình chấm điểm, XHTD, CBTD thực hiện có thể bị xử lý thông qua các hình thức kỷ luật, khơng bình xét lao động hằng năm hoặc trừ vào lương kinh doanh hàng tháng…
Ngoài ra, Agribank chi nhánh Duy Tiên cũng cần quan tâm hơn đến việc phối hợp với cơ quan chức năng như Chi cục thuế, Phòng đăng ký kinh doanh, các đồn thể, chính quyền địa phương… để hỗ trợ cho công tác thu thập thông tin về khách hàng một cách chính xác và thực hiện nhanh chóng hơn.
- Xây dựng các bộ chỉ tiêu phù hợp với các đối tượng khách hàng đặc thù hoặc đối với các đối tượng khách hàng chưa có bộ chỉ tiêu chấm điểm theo quy định của Agribank thời điểm hiện tại:
Đối với các khoản cho vay tiêu dùng nhỏ lẻ, với số lượng lớn như các khoản điểm cho đối tượng khách hàng này cần xây dựng đơn giản dễ thu thập thông tin. Các tiêu chí trong bộ chỉ tiêu chấm điểm, XHTD được xây dựng nên tập trung đến các yếu tố liên quan đến lịch sử quan hệ tín dụng, nghề nghiệp và khả năng trả nợ của khách hàng. Mơ hình chấm điểm, XHTD đối với đối tượng khách hàng này có thể tham khảo dựa trên mơ hình chấm điểm tín dụng tiêu dùng hay mơ hình chấm điểm tín dụng FICO.
Trên cơ sở bộ chỉ tiêu đang áp dụng cho khách hàng hộ nông dân và hộ kinh doanh, tiến hành kiểm chứng, xây dựng bộ chỉ tiêu chấm điểm cho các khách hàng là các hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp không phải là các hộ có thu nhập thấp.