2025
3.3.3. Nhóm giải pháp về hoạt động kiểm tra, kiểm sốt tín dụng
Agribank chi nhánh Duy Tiên cần thiết lập và thực hiện cơ chế kiểm tra, kiểm sốt tín dụng của mình một cách chặt chẽ, hiệu quả để giám sát sự vận động của vốn tín dụng từ khi cho vay đến khi thu hồi được hết nợ từ KHCN.
Tuân thủ đầy đủ nguyên tắc phân chia trách nhiệm trong quy trình xét duyệt cho vay. Quy trình xét duyệt cho vay là một trong những thủ tục kiểm soát quan trọng. Một quy trình chặt chẽ sẽ góp phần hạn chế rủi ro tín dụng. Hiện tại, CBTD vừa thực hiện công tác tiếp nhận hồ sơ khách hàng, vừa thẩm định và quản lý khoản vay. Điều này chưa đảm bảo tính kiểm tra, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Để đảm bảo tính kiểm sốt và khách quan trong quá trình giải quyết cho vay, cần tách biệt chức năng tiếp nhận hồ sơ và thẩm định hồ sơ vay vốn. Phòng Kế hoạch kinh doanh tại Chi nhánh cần thành lập hai bộ phận riêng biệt: bộ phận cho vay và bộ phận tiếp nhận, thu nợ và quản lý khoản vay.
Đối với bộ phận thẩm định độc lập, nên tách bạch bộ phận thẩm định độc lập ra khỏi Phòng Kế hoạch kinh doanh để đảm bảo tính minh bạch trong việc thẩm định nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác thẩm định, phê duyệt cho vay.
- Khai thác có hiệu quả thơng tin trong hoạt động tín dụng
+ Giai đoạn xét duyệt cho vay: CBTD và cán bộ thẩm định phải nắm được những thơng tin tài chính như số dư tiền mặt, số dư tiền gửi ngân hàng, tình hình cơng nợ, khả năng trả nợ… cũng như các thông tin phi tài chính như mơi trường kinh doanh, phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư, tình hình giao dịch, uy tín với ngân hàng để ra quyết định cho vay.
+ Giai đoạn giải ngân: Trong giai đoạn giải ngân cần có thơng tin về mục đích sử dụng vốn vay, thông tin này được thể hiện trên nội dung chứng từ nhận tiền vay. Chứng từ chứng minh mục đích sử dụng tiền vay như hợp đồng kinh tế, hóa đơn bán hàng, hợp đồng giao nhận.
+ Giai đoạn sau khi cho vay: CBTD cần thu thập thơng tin về tình hình sử dụng vốn vay, tình hình thực hiện dự án, phương án vay vốn, tình hình tài chính thơng qua báo cáo của khách hàng, xem xét thực tế tài sản bảo đảm và có đánh giá sau khi kiểm tra và tìm kiếm từ các nguồn thơng tin khác.
- Đổi mới quy trình kiểm tra sau khi cho vay Dưới hình thức nào đi nữa thì việc theo dõi khoản tín dụng đã cấp là cần thiết. Tại Chi nhánh, việc kiểm tra sau khi cho vay được giao cho chính cán bộ tín dụng đã cho vay thực hiện, như vậy là
không khách quan, thiếu hiệu quả. Do đó, Chi nhánh cần có một số đổi mới trong quy trình kiểm tra sau cho vay như sau:
+ Đối với khoản vay lớn, sau khi cho vay, tối đa là 30 ngày, cần phải cử một cán bộ khác đi kiểm tra.
+ Tổ chức kiểm tra chéo định kỳ giữa các cán bộ tín dụng với nhau.
+ Chú trọng công tác tiếp cận, thu thập thông tin của khách hàng sau cho vay để nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động khách hàng, khả năng tài chính, hiện trạng tài sản đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, đồng thời có các biện pháp kịp thời trong trường hợp phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, làm ăn thua lỗ hoặc có dấu hiệu tẩu tán tài sản.
- Kết hợp hiệu quả giữa phương pháp kiểm tra chi tiết và ứng dụng công nghệ thông tin qua phương pháp kiểm tra hệ thống.
Theo xu hướng hiện nay của các NHTM thì KSNB đang chuyển từ phương pháp kiểm tra cơ bản sang kiểm tra hệ thống, bằng cách này ngân hàng sẽ mất ít chi phí cho cuộc kiểm tra hơn, thời gian cơng sức bỏ ra ít hơn mà hiệu quả cũng cao hơn nhiều so với kiểm toán cơ bản và quan trọng hơn là sẽ có cái nhìn tổng thể về hoạt động của Ngân hàng. Từ đó ngân hàng có thể đưa ra được kết luận chính xác về những sai phạm trọng yếu và các kiến nghị cần thiết.
Ngoài ra, Agribank chi nhánh Duy Tiên cũng cần phân tích chi tiết đến từng khoản nợ xấu, nợ đã XLRR, nợ đã bán cho VAMC, nguyên nhân phát sinh nợ xấu, thực trạng hoạt động kinh doanh, tài sản bảo đảm, tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng để có phương án xử lý, thu hồi cụ thể đối với từng khoản nợ, phân công gắn trách nhiệm cán bộ cho vay với khoản nợ xấu, xác định thu hồi nợ sau xử lý là một nhiệm vụ trọng tâm. Rà sốt các thơng tin về TSĐB, chấn chỉnh bổ xung kịp thời các thông tin bị sai lệch làm cơ sở xác định giá trị khấu trừ của TSĐB, tính tốn chính xác, thực hiện nghiêm túc việc trích lập DPRR theo các văn bản chỉ đạo của Tổng Giám đốc Agribank.