(Nguồn: Kết quả phân tích do tác giả thực hiện )
Từ bảng biểu trên, nhận thấy có sự biến động mạnh về tài sản của Tổng công ty theo chiều hướng giảm dần qua các năm 2018-2020. Tổng tài sản năm 2020 giảm 381,67 tỷ đồng tương đương với 7,08%, năm 2019 cũng giảm 162,58 tỷ đồng tương đương với 2,93%. Sự biến động này là do tài sản dài hạn và ngắn hạn đều giảm.
Tài sản ngắn hạn giảm do các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm mạnh 118,53 tỷ đồng tương 99,40%; các khoản phải thu ngắn hạn giảm 187,14 tỷ đồng tương đương 9,01%; tiền và các khoản tương đương tiền giảm 8,37 tỷ đồng tương đương 6,08% và tài sản ngắn hạn khác giảm 4,27 tỷ đồng tương đương 4,65%. Năm 2019, tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh 188,31 tỷ tương đương 57,75% do tiền gửi ngân hàng của PVC tạm dừng giao dịch theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bao gồm số tiền khoảng 23 tỷ đồng (ngày 31/12/2018: khoảng 63,1 tỷ đồng); các khoản tương đương tiền phản ánh các tiền gửi ngân hàng
4700 4800 4900 5000 5100 5200 5300 5400 5500 5600
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
TÀI SẢN
có kỳ hạn gốc khơng q 3 tháng, bao gồm số tiền khoảng 52,3 tỷ đồng gửi tại Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương - "OceanBank" đang tạm dừng giao dịch theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2019-2020 vẫn có sự biến động nhẹ, giảm 8,37 tỷ đồng tương đương với 6,08% do quỹ tiền mặt tăng nhẹ và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn giảm do đang tạm dừng giao dịch theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của PVC năm 2018-2019 tăng 77,64 tỷ đồng tương đương với 186,59% nhưng đến năm 2019-2020, các khoản này lại giảm mạnh 99,40% tương đương với 118,53 tỷ đồng do không thu được tài sản tại khoản đầu tư chứng khoản kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại Dầu khí - PVC IDICO tương đương với 136,07 tỷ đồng và tiền gửi có kỳ hạn tương đương 14,37 tỷ đồng gây nên tổn t hất lớn cho PVC. Năm 2020, PVC đã chuyển nhượng toàn bộ 13.263.005 cổ phần PXL tương ứng 16,06% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của PVC IDICO.
Tài sản dài hạn cũng có sự thay đổi qua các năm, năm 2018-2019 giảm 228,3 tỷ đồng và năm 2019-2020 giảm 158,11 tỷ đồng tương đương 14,21% và 11,47%. Sự biến đổi này là tài sản cố định và tài sản dài hạn khác giảm mạnh, chiếm tỷ trọng lớn từ tài sản cố định tài chính và chi phí trả trước dài hạn. Tuy nhiên, các khoản phải thu dài hạn tăng 5,44 tỷ đồng tương đương 116,74%.
Quản lý các khoản công nợ phải thu
Tổng công ty đã mở sổ theo dõi nợ phải thu theo từng đối tượng, từng dự án; chi tiết đối với từng khoản mục, chi tiết các khoản trích lập dự phịng phải thu khó địi. Đối với khoản nợ phải trả, PVC cũng đã mở sổ theo dõi đầy đủ bao gồm khoản lãi phải trả, các thông tin liên quan đến phạt chậm trả, các khoản phải trả các khoản người mua tiền trước, các khoản phải trả khách hàng,...chi tiết đối với từng đói tượng/từng dự án.
Trong những năm qua, PVC thường xuyên thực hiện rà soát, đối chiếu và đưa ra các phương án để xử lý các khoản cơng nợ phải thu qua các hình thức đối trừ
qua bên thứ 3, thu hồi dần trong q trình thanh tốn, nhận lại các tài sản của khác nợ để bù trừ,...
Thực trạng quản lý các khoản đầu tư
Bảng 2.7 Tình hình sử dụng vốn của PVC giai đoạn 2018-2020
STT Chỉ tiêu Năm 2018 (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Năm 2019 (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Năm 2020 (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%)
1 Đầu tư xây dựng dở
dang dài hạn 169,65 5,39 169,65 5,47 168,3 5,89 2 Đầu tư vào công ty
con 1.986,20 63,11 1.956,20 63,04 1.752,41 61,30 3 Đầu tư vào công ty
liên doanh, liên kết 754,80 23,98 754,80 24,32 735,45 25,73 4 Đầu tư vào đơn vị
khác 208,36 6,62 208,36 6,71 191,6 6,70 5 Chi phí trả trước dài
hạn 27,96 0,89 14,16 0,46 10,77 0,38
Tổng cộng 3146,97 100,00 3103,17 100,00 2858,53 100,00
(Nguồn: Báo cáo tài chính Cơng ty mẹ Tổng cơng ty PVC)
Qua bảng số liệu thống kê trên cho thấy mức chi cho đầu tư xây dựng dở dang dài hạn (bao gồm chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn và chi phí xây dựng cơ bản dở dang) chỉ bằng 5,89% trên tổng mức chi cho các khoản đầu tư tương đương gần 170 tỷ qua các năm từ 2018 đến 2020, cho thấy quá trình hoạt động SXKD mà khơng chú trọng vào đầu tư xây dựng cơ bản.
Tổng mức chi đầu tư tài chính bao gồm chi đầu tư vào công ty con. công ty liên doanh, liên kết và đầu tư và các đơn vị khác luôn chiếm tỷ trọng cao đều trên 90% tổng mức chi cho các khoản đầu tư tương đương 2.900 tỷ đồng qua các năm 2018-2020. Năm 2018, Tổng cơng ty đã thối tồn bộ vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dầu khí Nha Trang với giá gốc là 48,7 tỷ đồng khiến cho vốn đầu tư vào các đơn vị khác của PVC vào năm 2018 giảm còn 208,36 tỷ đồng. Tại ngày 22 tháng 01 năm 2020, Tổng công ty đã thực hiện thối tồn bộ vốn nắm giữ tại Công ty Cổ
phần Bất động sản Xây lắp Dầu khí Việt Nam theo kế hoạch Tái cơ cấu Tổng cơng ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam và Nghị quyết số 6977/NQ-XLDK ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Hội đồng Quản trị Tổng cơng ty về việc thối vốn góp của Tổng cơng ty tại Công ty Cổ phần Bất động sản Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Hợp đồng mua bán cổ phần số 01/2020/PVC ngày 15 tháng 01 năm 2020 giữa Tổng công ty và Công ty TNHH Đầu tư Nhan gia, giá chuyển nhượng là 894 VNĐ/cổ phần, Tổng công ty ghi nhận một khoản lỗ từ việc thanh lý Công ty con với số tiền là 186,7 tỷ VNĐ.
Chi phí trả trước dài hạn của năm 2020 cũng đã giảm đi so với năm 2018 là 0,51% tương đương với 17,19% tỷ đồng do chi phí trả trước về th văn phịng và chi phí cơng cụ, dụng cụ xuất dùng của Tổng công ty được cắt giảm.
2.2.3. Quản lý doanh thu và chi phí của Tổng cơng ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam
* Chính sách, quy định quản lý được thực thi
Hoạt động trong lĩnh vực xây lắp các cơng trình dân dụng cao cấp, cơng nghiệp dầu khí, đầu tư và kinh doanh bất động sản là những hoạt động kinh doanh có tính đặc thù thuộc ngành dịch vụ, xây dựng.
Chính sách, quy định quản lý doanh thu và chi phí của Tổng cơng ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam được thực hiện theo:
Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2015 về hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước và doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước;
Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Thông tư 219/2015/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2015 hướng dẫn một số điều của Nghị định 91/2015/NĐ-CP.
Doanh thu của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam bao gồm doanh thu thuần từ hoạt động xây lắp (hoạt động SXKD chính của PVC), doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác; trong đó doanh thu thuần từ hoạt động xây lắp chiếm tỷ trọng lớn hơn cả.
Doanh thu để xác định tính thuế được xác định theo luật thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp.
Doanh thu trong các trường hợp còn lại được ghi nhận theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Bảng 2.8 Doanh thu của PVC giai đoạn 2018-2020
STT Nội dung
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%)
1 Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ 2.277,28 98,23 1.069,95 98,38 247,95 94,89
2 Doanh thu hoạt động
tài chính 27,34 1,18 6,14 0,56 6,05 2,32
3 Thu nhập khác 13,65 0,59 11,52 1,06 7,31 2,80
TỔNG DOANH THU 2.318,27 100,00 1.087,61 100,00 261,31 100,00
Biểu đồ 2.3 Tình hình doanh thu của Tổng cơng ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2018-2020
(Nguồn: Kết quả phân tích do tác giả thực hiện)
Qua bảng biểu trên ta thấy doanh thu của Công ty mẹ Tổng công ty PVC qua các năm không ổn định và không theo quy luật kế hoạch SXKD là năm sau cao hơn năm trước. Ta có thể thấy rõ, doanh thu năm 2020 sụt giảm mạnh so với các năm trước, đó là tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động tiêu cực, suy thoái kinh tế diễn ra ở khắp mọi nơi do khủng hoảng của đại dịch Covid-19, thị trường tài chính gặp nhiều khó khăn, việc giãn dừng các dự án trọng điểm trong và ngồi ngành theo chỉ đạo của Chính phủ và Tập đồn đã khiến nguồn việc của Tổng công ty bị sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, doanh thu năm 2020 đã cân n âng mức doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác lên khoảng 2,5% so với các năm trước đó. Trong cơ cấu doanh thu của cơng ty, doanh thu thuần từ mảng xây lắp đạt 1.605 tỷ đồng, đóng góp hơn 80% tổng doanh thu. Tuy vậy mảng này cũng mang đến khoản lỗ thuần hơn 90 tỷ đồng. Chỉ riêng mảng kinh doanh nhà và hạ tầng mang về 412 tỷ đồng doanh thu và đạt gần 21 tỷ đồng lợi nhuận thuần. Còn lại các
0 500 1000 1500 2000 2500
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
DOANH THU
mảng dịch vụ khác cũng đều kinh doanh thua lỗ. Nguyên nhân lỗ, một phần do công ty đã kinh doanh dưới giá vốn khi tổng chi phí vốn bỏ ra hơn 2.077 tỷ đồng, dẫn tới khoản lỗ thuần 80 tỷ đồng. Thêm các khoản chi phí, trong đó chi phí quản lý doanh nghiệp lên đến 333 tỷ đồng...
2.2.3.2. Quản lý chi phí của Tổng cơng ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam
Để tiến hành hoạt động SXKD, doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều thành phần chi phí gọi chung là chi phí SXKD. Chi phí SXKD của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà cơng ty đã bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ xác định.
Chi phí hoạt động SXKD của Tổng cơng ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam được chi thành các khoản mục chi phí như sau:
1. Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp 2. Chi phí tài chính
3. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4. Chi phí khác
Bảng 2.9 Sử dụng chi phí của PVC giai đoạn 2018-2020
ĐVT: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1 Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp 2.302,13 94,22 1.059,68 83,35 243,04 58,76 2 Chi phí tài chính 73,06 2,99 137,19 10,79 101,61 24,57 3 Chí phí quản lý doanh nghiệp 67,75 2,77 68,55 5,39 67,83 16,40 4 Chi phí khác 0,36 0,01 6,00 0,47 1,11 0,27 TỔNG 2.443,29 100,00 1.271,42 100,00 413,59 100,00
Nhìn vào bảng 2.9, có thể thấy hiệu quả sử dụng chi phí qua các năm 2018- 2020 của PVC bị giảm mạnh. Nguyên nhân là do chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp có sự tăng trưởng giai đoạn 2018-2020. Năm 2019, tổng chi phí Tổng cơng ty phải bỏ ra để SXKD là 1.271,42 tỷ đồng, giảm 1171,87 tỷ đồng so với năm 2018 và đến năm 2020 giảm còn 413,59 tỷ đồng. Các khoản chi phí đều có xu hướng giảm, ngun nhân là do Tổng cơng ty đang rơi vào tình trạng khó khăn, hạn chế hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về quản lý chi phí hoạt động SXKD
Chi phí hoạt động SXKD là các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động SXKD và các hoạt động khác của đơn vị bao gồm: chi phí nguyên liệu, vật liệu đầu vào, chi phí máy móc thiết bị, chi phí nhân cơng, tiền lương, ăn ca, chi phí hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngồi và các chi phí bằng tiền khác. Các năm trở lại đây, chi phí hoạt động SXKD của PVC bị sụt giảm nghiêm trọng do ít các dự án trọng điểm cũng như do tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động tiêu cực, suy thoái kinh tế diễn ra ở khắp mọi nơi do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19, thị trường tài chính gặp nhiều khó khăn.
Quản lý chi phí đối với giá vốn
Trong những năm trước đây, trên cơ sở hợp đồng ký với Chủ đầu tư/Tổng thầu; ngoài phần việc PVC tự triển khai, PVC phân chia việc cho các công ty con/đơn vị thành viên của PVC, tùy theo từng loại hình dự án/hạng mục cơng trình, tùy theo tỷ lệ sở hữu và sự chi phối của PVC đối với các đơn vị mà tỷ lệ thu phí của PVC là khác nhau. Trong thời gian các năm trở lại đây, sau khi ký kết hợp đồng với Chủ đầu tư/Tổng thầu, PVC thực hiện lập bài tốn kinh tế, bóc tách các chi phí cần thiết, tính tốn và đưa ra định mức lợi nhuận đối với từng hạng mục/dự án nhằm kiểm sốt chặt hơn chi phí đầu vào.
Bảng 2.10 Tình hình biến động Giá vốn của PVC giai đoạn 2018-2020
ĐVT: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
1 Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ 2.277,28 1.069,95 247,95 2 Giá vốn hàng bán 2.302,13 1.059,68 243,04 3 Giá vốn hàng bán/ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (%) 101,09 99,04 98,02
(Nguồn: Báo cáo tài chính Cơng ty mẹ Tổng cơng ty PVC)
Chi phí giá vốn của PVC qua các năm vừa qua cũng thay đổi nhiều, đặc biệt trong giai đoạn 2019-2020 sụt giảm mạnh. Đó là do những biến động bất lợi của nền kinh tế như lạm phát tăng cao, chính sách thắt chặt tín dụng và biến động tỷ giá do cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tăng giá các loại vật tư, vật liệu đã làm tăng chi phí sản xuất, sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và ảnh hưởng đến lợi nhuận của tồn Tổng cơng ty. Bên cạnh đó, các dự án PVC triển khai thi cơng hầu hết là các dự án có quy mơ phức tạp, thời gian thi cơng kéo dài, nhiều khó khăn và các phát sinh của dự án chưa lường trước được.
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm chi phí nhân viên; chi phí đồ dùng văn phịng; chi phí khấu hao tài sản cố định; thuế, phí và lệ phí; chi phí dịch vụ mua ngồi và chi phí bằng tiền khác. Hàng năm, đơn vị xây dựng kế hoạch chi phí quản lý văn phịng Tổng cơng ty phù hợp kế hoạch SXKD, và sẽ được Tập đồn xem xét phê duyệt chi phí tổng, Hội đồng quản trị sẽ phê duyệt chi phí chi tiết; đối với các Ban điều hành, trên cơ sở kế hoạch SXKD của từng ban điều hành và tình hình hoạt động thực tế, Tổng giám đốc Tổ ng cơng ty phê duyệt chi phí dựa trên kế hoạch doanh thu. Một trong những vấn đề quan trọng và phức tạp trong việc xây dựng chi phí quản lý đó là xác định quỹ tiền lương hàng năm. Quỹ tiền lương bao gồm lương của Hội đồng quản trị, ban kiểm sốt (được Đại hội đồng cổ đơng thơng qua), lương của bộ phận quản lý và bộ phận lao động gián tiếp tại Văn phịng Tổng cơng ty và
các Ban điều hành dự án. Việc xây dựng quỹ tiền lương hàng năm được căn cứ vào các Quyết định của Tổng công ty, Tập đồn và thực hiện quyết tốn quỹ tiền lương thực hiện hàng năm theo quy định của Tập đoàn.