Quan điểm mục tiêu phát triển của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý tài chính của tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí việt nam (Trang 94)

6. Kết cấu luận văn

3.1.2. Quan điểm mục tiêu phát triển của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu

khí Việt Nam

Quan điểm phát triển

Phát triển bền vững, giữ vững ổn định tổ chức hoạt động, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nghề SXKD, chuyển đổi mơ hình quản lý và hoạt động, đặt mục tiêu chất lượng, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh lên hàng đầu.

Hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong và ngoài ngành, tận dụng tối đa lợi thế là thành viên của Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các đơn vị có năng lực trong và ngoài nước, giảm thiểu cạnh tranh, tránh đối đầu trực tiếp, từng bước tiếp thu, nâng cao

năng lực chiếm lĩnh thị trường trong ngành, dần mở rộng ra thị trường ngoài ngành và nước ngồi.

Mục tiêu tổng qt

Tổng cơng ty xác định mục tiêu phát triển chính của đơn vị trên thế mạnh vốn có của đơn vị là xây dựng công nghiệp và chuyên ngành. Tập trung vào các lĩnh vực chính gồm xây dựng các kho xưởng nhà máy cơng nghiệp và Dầu khí, hệ thống đường ống cơng nghệ, lắp đặt thiết bị.

Bên cạnh đó tiếp tục xây dựng các cơng trình dân dụng, hạ tầng cơ sở, các dự án thủy lợi thủy điện và sản xuất kinh doanh vật liệu xây dự ng (bê tông thương phẩm, vật liệu liên quan,...)

Từng bước nâng cao tỷ trọng các cơng trình ngồi ngành trong các lĩnh vực xây lắp cơng trình dân dụng và giao thông/cơ sở hạ tầng; đồng thời mở rộng ra thị trường nước ngoài.

Mục tiêu cụ thể

Giai đoạn 2021-2022: Là giai đoạn hồi phục và phát triển lực lượng.

Tổng công ty sẽ phục hồi các đội sản xuất và xây dựng lực lượng cán bộ kỹ thuật gián tiếp đồng thời thành lập các tổ công nhân trực tiếp với nịng cốt là các cơng nhân lành nghề có tay nghề cao.

Giai đoạn 2023-2024: Giai đoạn tăng tốc, chiếm lĩnh thị trường: Tổng

công ty xác định giai đoạn này là thời kì trọng tâm của kế hoạch 5 năm. Bên cạnh việc tăng doanh thu sản lượng, PVC nâng cao vai trị thương hiệu của đơn vị thơng quan chất lượng sản phẩm. Cũng trong giai đoạn này Tổng công ty sẽ phát triển công tác sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.

Giai đoạn 2025-2026: Giai đoạn phát triển ổn định: Tổng công ty bước

vào thời kì phát triển ổn định. Bên cạnh việc duy trì tăng trưởng, PVC tập trung tích lũy năng lực, đề xuất Tập đồn đầu tư máy móc, trang thiết bị thi công cấp cho Tổng công ty để từng bước hạ giá thành sản phẩm.

Đến 2035: Giai đoạn phát triển toàn diện, Tổng công ty nâng tầm doanh

nghiệp, xây dựng đơn vị thành doanh nghiệp hàng đầu trong xây dựng chuyên ngành ở Việt Nam cũng như thị trường quốc tế, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm.

3.2. Một số giải pháp nhằm hồn thiện quản lý tài chính của Tổng cơng ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam

Ban lãnh đạo Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam nhận thức rõ PVC đang gặp khó khăn và đã từng bước vượt qua. Do vậy, cùng với sự ủng hộ của Tập đoàn và các đơn vị thành viên trong Tập đồn, PVC đã rất tích cực trong việc rà soát, xây dựng và triển khai các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, khơi phục và ổn định hoạt động SXKD. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện QLTC trong thời gian tới, cụ thể như sau:

3.2.1. Nhóm giải pháp hồn thiện quản lý nguồn lực tài chính

Tổng cơng ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam cần phải tái cấu trúc doanh nghiệp và thoái vốn đầu tư, tập trung vốn vào dự án đầu tư trọng điểm, tạo hiệu ứng tốt cho hoạt động kinh doanh và tăng khả năng sinh lời tái đầu tư cho doanh nghiệp. Đồng thời kết hợp với việc minh bạch tài chính thì mới có thể thu hút các nguồn vốn của các nhà đầu tư, góp phần đẩy nhanh q trình tái cấu trúc doanh nghiệp.

Đa dạng hóa các kênh huy động nguồn vốn phục vụ hoạt động SXKD thông qua các kênh như cân đối từ nguồn vốn đầu tư sang nguồn vốn kinh doanh; nâng cao hiệu quả, tăng lợi nhuận từ hoạt động SXKD;…

Cần xây dựng một tập hợp các phương pháp, hình thức, cơng cụ để tiếp cận, huy động vốn cho từng trường hợp để có cơ chế huy động phù hợp và thích ứng linh hoạt với biến động của thị trường.

Thiết lập cơ cấu nguồn vốn hợp lý. Việc xác định cơ cấu vốn hợp lý là vấn đề khó, nên có chiến lược và kế hoạch lâu dài để nghiên cứu và ứng dụng phần mềm kinh tế lượng trong việc nghiên cứu và xác định cơ cấu vốn tối ưu. Hiện nay tỷ trọng Nợ dài hạn/ Vốn chủ sở hữu đã tăng lên đáng kể. Như vậy cơ cấu vốn đã có chiều hướng gia tăng yếu tố rủi ro. Việc vay nợ quá nhiều trong điều kiện thị trường tài chính tiền tệ chưa ổn định khiến PVC gánh nặng chi trả nợ vay và chi phí lãi vay

hàng năm khá cao. PVC nên thực hiện điều hòa một cách quyết liệt hơn giữa nguồn vốn của các đơn vị thành viên thơng qua việc thu hồi cơng nợ để có thể giảm được khoản nợ vay dài hạn và giảm c hi cho khoản lãi suất định kỳ chiếm một tỷ lệ khơng nhỏ trong chi phí tài chính.

Đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp và thoái vốn đầu tư: Tổng cơng ty cần phải làm rõ thực trạng tình hình tài chính tại các đơn vị mà PVC đầu tư góp vốn, đẩy mạnh việc thực hiện đề án Tái cơ cấu Tổng công ty (đặc biệt tái cơ cấu các khoản đầu tư góp vốn) thu hồi vốn đầu tư tập trung vốn cho các hoạt động SXKD trọng yếu. Đây là một kênh huy động vốn khá dồi dào nhưng hiện nay do tình hình kinh tế vĩ mơ nhiều diễn biến khó lường nên tâm lý của nhà đầu tư vẫn còn e ngại chưa mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này, tuy nhiên bằng những thế mạnh của Tổng công ty PVC nếu quyết tâm đẩy mạnh cơng tác tái cấu trúc, minh bạch tình hình tài chính thì chắc chắn cũng sẽ có nhiều nhà đầu tư quan tâm đầu tư.

Huy động vốn vay tín dụng thương mại và các nguồn vốn khác thông qua việc đàm phán với các tổ chức tín dụng để giải quyết những khó khăn vướng mắc đối với các khoản bảo lãnh vay vốn của PVC cho các đơn vị trên nguyên tắc tranh thủ tối đa vị thế của Tập đoàn và các đơn vị vay vốn phải có trách nhiệm giãn nợ, khoanh nợ, bán tài sản để trả nợ ngân hàng, phần cịn lại PVC phải có trách nhiệm đến cùng để trả nợ ngân hàng để lấy lại thương hiệu, hình ảnh của PVC và PVN. Chủ động và tích cực làm việc với các Ngân hàng/ Tổ chức tín dụng để cơ cấu lại các khoản nợ, đàm phán lãi suất vay vốn và thu xếp đủ vốn phục vụ hoạt động SXKD và giải tỏa các khoản bảo lãnh trong thời gian tới;

Tăng cường công tác quản lý dịng tiền tại các dự án/cơng trình. Phối hợp, đơn đốc các Ban điều hành, bám sát các Chủ đầu tư trong công tác nghiệm thu, thanh toán nhằm thu hồi vốn, đặc biệt là phần ứng quá, ứng vượt cho các nhà thầu tại các dự án.

Bên cạnh đó, PVC cần đẩy mạnh việc cơ cấu lại các khoản vay có bảo lãnh của Tổng cơng ty thơng qua việc tích cực làm việc với Ngân hàng và các Tổ chức tín dụng để đàm phán việc giải tỏa nghĩa vụ bảo lãnh của PVC;

3.2.2. Nhóm giải pháp hồn thiện quản lý phân bổ và sử dụng vốn

- Xem xét lựa chọn cơ cấu vốn sử dụng nhằm đảm bảo hiệu quả nhất, phù hợp với từng thời kỳ; thiết lập chính sách phân chia lợi nhuận một cách hợp lý vừa đảm bảo quyền lợi chủ sở hữu vừa đảm bảo quyền lợi cho CBCNV, người lao động; bên cạnh đó, cơng tác quản lý và sử dụng tài sản tránh tình trạng lãng phí, sai mục đích cũng cần được quan tâm.

- Củng cố lại công tác theo dõi, quản lý tài sản cố định, CCDC và vật tư nhập xuất kho và tồn kho ở các cơng trình;

- Hàng năm dành một khoản đầu tư thích đáng cho nghiên cứu phát triển. Hình thành quỹ phát triển khoa học cơng nghệ. Các đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ được xây dựng từ nhu cầu thực tế;

- Bên cạnh đó, vì PVC là đơn vị hoạt động theo mơ hình cơng ty Mẹ - Con, do đó việc kiểm sốt thơng qua chỉ tỷ suất lợi nhuận trên vốn, doanh thu thực hiện trên một đồng vốn,… tại các công ty con cho phép công ty mẹ có chính sách đầu tư hợp lý vào các đơn vị các lĩnh vực có khả năng phát triển.

3.3.3. Nhóm giải pháp hồn thiện quản lý doanh thu, chi phí

Quản lý doanh thu: trong đó việc đầu tiên là xây dựng phương thức quản

lý và xác định doanh thu thực. Khi thực hiện phương thức này đơn vị cần thực hiện quản lý theo phương thức hỗn hợp tức là vừa tập trung, vừa phân tán. Trên cơ sở doanh thu thực có thể đưa ra các chỉ tiêu phân tích tài chính xác thực và xác định được hiệu quả hoạt động của từng đơn vị, các chỉ tiêu như lợi nhuận,, doanh thu thực trên một đồng vốn kinh doanh, doanh thu trên một đơn vị lao động,… từ đó nắm bắt được tình hình hoạt động của đơn vị có hiệu quả hay khơng, từ đó xây dựng cơ chế hỗ trơ trong hoạt động SXKD, tạo điều kiện cho việc kiểm sốt việc sử dụng vốn. Tích cực thực hiện cơng tác tiếp thị, đấu thầu để tìm kiếm và bổ sung nguồn việc, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng trưởng doanh thu cho công ty.

Quản lý chi phí: yếu tố chi phí ln là tác nhân quan trọng góp phần hạ

giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận. Do đó, việc đổi mới phương thức quản lý chi phí cần được thực hiện Thơng qua các biện pháp:

Thực hiện theo hình thức quản lý hỗn hợp, tức là vừa thực hiện theo hình thức khốn chi phí, vừa thực hiện theo hình thức quản lý định mức chi phí;

Việc xây dựng phương thức quản lý chi phí phải dựa trên các nguyên tắc căn bản về quản lý chi phí, trên cơ sở những quy định và hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước và phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Việc chi lương, thưởng và các khoản mang tính chất lương, thưởng phải dựa trên cơ sở hiệu quả SXKD.

PVC tiếp tục cải tổ, hoàn thiện bộ máy tổ chức đơn vị. Xây dựng hệ thống phòng ban, tổ đội phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị. Tinh gọn bộ máy quản lý, ưu tiên tuyển dụng cán bộ, nhân viên cơng nhân có trình độ, tay nghề cao. Áp dụng các biện pháp quản trị doanh nghiệp thống nhất với hệ thống của Tập đồn. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tạo một mơi trường làm việc khoa học, đoàn kết, thân thiện;

Quyết liệt trong công tác điều hành thi công trên tất cả các cơng trình, dự án mà PVC và các đơn vị trong PVC thực hiện;

Quản lý lợi nhuận: lợi nhuận của đơn vị sau khi bù đắp lỗ năm trước theo

quy định của luật và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được phân phối: (1) bù đắp khoản lỗ các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế, (2) trích lập quỹ dự phịng tài chính,… Trong đó ưu tiên quỹ đầu tư phát triển từ nguồn lợi nhuận sau thuế để mở rộng hoạt động SXKD.

Cần đổi mới phương thức quản lý theo hướng tạo động lực và sự chủ động cho các đơn vị thành viên phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD.

3.3.4. Nhóm giải pháp hồn thiện cơng tác hoạch định tài chính

Quan tâm và chú trọng cơng tác hoạch định tài chính (bao gồm kế hoạch tài chính ngắn hạn, kế hoạch tài chính dài hạn). Đây chính là căn cứ thực hiện cho mọi

Để làm được điều này, các nhà quản lý của PVC cần xác định chính xác rõ ràng định hướng/mục tiêu phát triển của mình, xây dựng mục tiêu tài chính rõ ràng, cụ thể và đảm bảo tính khả thi dựa trên các kết quả phân tích, nhận thức đúng đắn và chính xác về thực tế của mình dựa vào các chỉ tiêu tài chính cũng như năng lực và tình hình hoạt động. Từ các mục tiêu đó, PVC đưa ra phương án thực hiện mục tiêu, phân công công việc và trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ quản lý, từng bộ phận, thường xun rà sốt trong q trình triển khai.

Mục tiêu tài chính và phương án thực hiện không độc lập, tách rời mà phải gắn kết mật thiết với các mục tiêu quản lý khác, thống nhất với mục tiêu chung của công ty, đảm bảo tốt chức năng hỗ trợ và thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu khác.

Công tác hoạch định tài chính khơng chỉ dừng lại ở việc lên các chỉ tiêu kế hoạch về mặt tài chính để thực hiện mà phải dự báo trước các luồng thu chi để định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời lường trước và hạn chế tối đa các biến động bất thường. Kế hoạch tài chính có thế khơng có được những bước đi chính xác như kế hoạch tài chính ngắn hạn, nhưng nó phải đảm bảo về mặt tư duy chiến lược và điều quan trọng nhất là nó phải nhắm tới việc thực hiện mục tiêu, xứ mệnh của doanh nghiệp

3.3.5. Nhóm giải pháp hỗ trợ

- Thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu và nắm bắt về các công nghệ mới nhằm từng bước làm chủ công nghệ, nâng cao thế mạnh cạnh tranh trong công tác thi cơng;

- Duy trì, đảm bảo chất lượng, giữ vững các thị trường hiện nay: dự án nhà máy điện; dự án nhà máy lọc hóa dầu; cơng trình hạ tầng khu cơng nghiệp,…;

- Duy trì hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO và quy trình HSEQ tại tất cả các dự án/cơng trình của PVC.

- Gắn kết chặt chẽ giữa học tập với triển khai ứng dụng vào thực tiễn phục vụ công tác thi công xây lắp: Xây dựng công cụ quản lý tiến độ, chất lượng, cải tiến biện pháp thi công cũng như các giải pháp tổng thể khác nhằm nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm tối đa chi phí, đảm bảo chất lượng cơng trình;

- Tiếp tục triển khai công tác tái cấu trúc tổng thể PVC theo đúng định hướng được Tập đồn phê duyệt, theo hướng cơng ty Mẹ trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp, thực hiện vai trị định hướng hoạt động cho các cơng ty trực thuộc, thối tồn bộ vốn đầu tư tại các đơn vị không thuộc chuỗi ngành nghề hoạt động chính của PVC; nâng cao vai trị quản lý, giám sát và điều hành hoạt động SXKD đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của PVC;

- Quyết liệt trong công tác rà sốt, đối chiếu và thu hồi cơng nợ, xây dựng kế hoạch chi tiết việc thu hồi và xử lý công nợ cho từng tháng, từng quý, nhằm thu hồi vốn đảm bảo hoạt động SXKD, giảm tối đa chi phí tài chính do bị chiếm dụng vốn;

- Tích cực làm việc với Tập đoàn/đơn vị thành viên Tập đoàn và các cơ quan quản lý nhà nước để đẩy nhanh việc phê duyệt các chi phí phát sinh tại các dự án mà PVC đang tham gia;

- PVC tiếp tục cải tổ, hoàn thiện bộ máy tổ chức đơn vị. Xây dựng hệ thống phòng ban, tổ đội phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị. Tinh gọn bộ máy quản lý, ưu tiên tuyển dụng cán bộ, nhân viên cơng nhân có trình độ, tay nghề cao;

- Áp dụng các biện pháp quản trị doanh nghiệp thống nhất với hệ thống của Tổng công ty. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tạo một mơi trường làm việc khoa

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý tài chính của tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí việt nam (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)