.4 Cơ cấu nguồn vốn của PVC giai đoạn 2018-2020

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý tài chính của tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí việt nam (Trang 61 - 63)

ĐVT: Tỷ đồng

Nội dung

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh 2019/2018 So sánh 2020/2019

Số tiền % Số tiền % Số tiền % -/+ % -/+ %

Nợ phải trả 4.855,66 87,40 4.875,71 90,40 4.646,80 92,72 20,05 0,41 (228,91) (4,69)

Nợ ngắn hạn 4.723,64 85,02 4.746,75 88,01 4.518,80 90,17 23,11 0,49 (227,95) (4,80)

Nợ dài hạn 132,02 2,38 128,96 2,39 127,52 2,54 (3,06) (2,32) (1,44) (1,12)

Vốn chủ sở hữu 700,19 12,60 517,55 9,60 365,27 7,29 (182,64) (26,08) (152,28) (29,42)

Tổng cộng nguồn vốn 5.555,85 100,00 5.393,27 100,00 5.011,60 100,00 (162,58) (2,93) (381,67) (7,08)

Về cấu trúc vốn: Thơng qua Bảng số liệu trên có thể nhận thấy cấu trúc vốn của Tổng cơng ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam khơng có biến động nhiều. Năm 2019, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng 9,60% tổng nguồn vốn của công ty, đến năm 2020 tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm giảm xuống cịn 7,29%. Có thể nhận thấy, Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam tỷ lệ nợ trong khoảng 90% và vốn chủ sở hữu là 10% trong giai đoạn khó khăn của doanh nghiệp. Trong những năm vừa qua, Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn, vì vậy khoản nợ phải trả khá lớn nên PVC không chủ động về mặt tài chính và mức độ tử chủ về tài chính chưa cao.

Về vốn chủ sở hữu: Đây là nguồn tài trợ an tồn và quan trọng nhất vì vốn chủ sở hữu quyết định tính tự chủ của doanh nghiệp trong mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất. Việc có được nguồn tài trợ an tồn và vững chắc sẽ đảm bảo được tính cạnh tranh khi phải đối mặt với cơ chế và sự biến đổi liên tục của thị trường hiện nay, đặc biệt là với lĩnh vực kinh doanh. Vốn chủ sở hữu của Tổng cơng ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam có sự thay đổi qua các năm. Năm 2019, vốn chủ sở hữu là 517,6 tỷ đồng, giảm 26,08% so với năm 2018. Sang đến năm 2020, chỉ tiêu này lại giảm hơn so với năm 2018 là 29,42%.

Về nợ phải trả: Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong nguồn vốn

của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong q trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải đối diện với rất nhiều nhu cầu phát sinh về nợ, bao gồm cả tín dụng thương mại và nợ vay ngân hàng, nhưng tùy theo đặc điểm của từng ngành khác nhau và chi phí sử dụng từng khoản nợ mà tỷ lệ nợ của doanh nghiệp phải trả sẽ cao hay thấp.

Thông qua bảng số liệu ta thấy nợ phải trả của Tổng cơng ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam có xu hướng giảm về giá trị nhưng tăng về tỷ trọng so với nguồn vốn của doanh nghiệp. Nợ phải trả năm 2019 là 4875,71 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 90,40 trên tổng nguồn vốn. Đến năm 2020, nợ phải trả đã giảm còn 4646,80 tỷ đồng, tuy nhiên lại đưa tỷ trọng của nợ phải trả trên tổng nguồn vốn năm 2020 lên 92,72%.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý tài chính của tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí việt nam (Trang 61 - 63)