Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý tài chính của bệnh viện quân y 354 tổng cục hậu cần (Trang 81 - 86)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3 Những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân của công tác quản lý tà

2.3.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những mặt đã đạt được trong cơng tác quản lý tài chính tại Bệnh viện vẫn còn bộc lộ những mặt hạn chế sau:

* Trong lập dự tốn ngân sách

Quy trình lập DTNS chưa được tuân thủ triệt để, việc bảo vệ ngân sách chưa đi vào nề nếp và cuea thật chặt chẽ; một số chỉ tiêu trong DTNS lập chưa sát với nhiệm vụ của đơn vị dẫn đến tình trạng có mục thì khơng chi hết ngân sách được giao, có mục chi quá chỉ tiêu ngân sách phải xin cấp bổ sung.

* Trong phân bổ và giao dự toán ngân sách

Trong phân bổ và giao dự tốn kinh phí hàng năm cho các ngành có thời điểm chưa phân bổ kịp thời ngay từ đầu năm chủ yếu chưa xác định được yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể, chưa có hướng dẫn chi tiêu của cơ quan nghiệp vụ cấp trên, chưa có định mức chi tiêu như: xăng dầu (chưa có giá kế hoạch); chỉ tiêu một số ngành lại nhỏ lẻ không đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Trong năm việc phân bổ chỉ tiêu dự tốn kinh phí bổ sung cịn rải rác làm nhiều đợt, có nhiều nhiệm vụ đột xuất, nhiều lý do khách quan như thiên tai, hỏa hoạn…hoặc do chủ quan của các ngành nghiệp vụ cấp trên chưa lường hết được nhiệm vụ trong năm của đơn vị cơ sở. Thực hiện việc phân bổ làm nhiều đợt khiến cho đơn vị bị lúng túng trong thực hiện chi NS.

* Trong chấp hành ngân sách

- Chất lượng lập nhu cầu chi tiêu quý thấp, một số chi tiêu lập chưa sát với nhu cầu chi, nhiệm vụ trong quý đề ra chưa thực hiện có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu chi quý sau, có những nội dung chưa bám vào chỉ tiêu kinh phí được thơng báo để lập dự tốn.

- Trong cấp phát đơi lúc cịn chưa chú trọng đến quy trình tạm ứng kinh phí, chưa đầy đủ thủ tục tạm ứng kinh phí như thiếu báo giá, dự tốn chi. Chưa có kế hoạch chi tiêu ngay từ đầu năm mà chủ yếu chi dồn vào cuối năm

Chế độ kiểm tra chứng từ chi tiêu đã được coi trọng và triển khai tích cực song vẫn cịn tình trạng hóa đơn chứng từ chưa đầy đủ các yếu tố như thiếu chữ kỹ người mua hàng, thiếu địa chỉ người bán hàng, địa chỉ người mua hàng…

Công tác thanh toán chưa triệt để chấp hành quy định về thanh tốn khơng dung tiền mặt, một số nội dung chi bằng tiền mặt còn lớn hơn quy định.

Hiện tượng chi vượt ngân sách vẫn còn tồn tại do rơi vào những khoản chi theo chế độ thực tế như tiền an dưỡng, tiền cơng tác phí, tiền tàu xe nghỉ phép…chỉ tiêu thơng báo kinh phí từ đầu năm chưa đủ.

- Chưa phát huy được tính tự chủ, tính tự chịu trách nhiệm: bởi chi thì được Ngân sách bao cấp như đơn vị dự tốn, cịn các khoản thu từ các hoạt động có thu thì được phân phối theo tỷ lệ do Bộ Quốc phòng đã quy định, không gắn kết được chi tiêu với kết quả khám chữa bệnh, với công sức của đội ngũ cán bộ.

* Trong quyết toán ngân sách

- Việc tập hợp hồ sơ quyết toán của các ngành thường chậm làm ảnh hưởng tới tiến độ và chất lượng cơng tác quyết tốn. Quyết tốn chi tiêu kinh phí cịn dồn vào cuối năm, ảnh hưởng đến chất lượng quản lý tài chính, sử

dụng kinh phí đạt hiệu quả khơng cao. Hàng năm quyết tốn kinh phí chủ yếu tập trung vào quý 4 (chiếm xấp xỉ 60% tổng số kinh phí cả năm).

Việc tập trung chi tiêu quyết toán vào quý 4 gây ảnh hưởng rất lớn đến nhiệm vụ của đơn vị, đơn vị khơng có kế hoạch chi tiêu đủ từ đầu năm, một số chủng loại hàng hóa giá cả tăng nhanh gây lãng phí trong sử dụng kinh phí, chưa thực hiện tốt luật thực hành tiết kiệm, hiệu quả công việc chưa cao.

- Một số nội dung quyết toán chưa đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, chi sai mục lục ngân sách do đó cịn để xảy ra tình trạng hóa đơn, chứng từ sai quy định. Đặc biệt là các khoản chi như thanh tốn phép, cơng tác phí, quyết tốn quá mức quy định hoặc thanh toán ở mức cao nhất gây lãng phí.

Trong thanh quyết tốn chi mua sắm còn chưa quan tâm đến tư cách pháp nhân của đơn vị bán hàng, chưa kiểm tra giấy phép kinh doanh, đăng ký mã số thuế, địa chỉ mua hàng, bán hàng, hàng hóa trang thiết bị có đáp ứng được yêu cầu đặt ra về chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả hay không?

2.3.2.2. Những nguyên nhân

Những mặt hạn chế trên đây của quá trình quản lý tài chính ở Bệnh viện Quân y 354 trong 3 năm qua do những nguyên nhân khác nhau:

- Về nguyên nhân khách quan:

+ Chế độ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn trong qn đội phụ thuộc hồn tồn vào chính sách của nhà nước. Khi nhà nước điều chỉnh tiền lương, tiền ăn thì đơn vị thiếu chủ động trong lập DTNS, phải điều chỉnh bổ sung nhiều lần.

+ Trong 3 năm (2017-2019), cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước có những chuyển đổi quan trọng cùng với chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ của chính phủ cộng với tình hình thị trường trong nước và khu vực biến động mạnh và phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến phương pháp bảo đảm, quản lý tài chính ở Bệnh viện.

- Về nguyên nhân chủ quan:

Một là, Đảng bộ Bệnh viện Qn y 354 chỉ đạo cơng tác tài chính nói

chung, việc lập DTNS năm, chấp hành và quyết toán NS nói riêng có lúc, có nơi chưa thật sự sát sao, thiếu cụ thể, cịn đơn giản hóa trong chỉ đạo.

Hai là: Nhận thức của một số ngành, cá nhân có liên quan trong chi

tiêu, sử dụng kinh phí chưa thấy rõ vị trí, tác dụng, u cầu, ngun tắc, trình tự, thủ tục trong quản lý tài chính. Đặc biệt có những ngành và cá nhân hiểu sai về quản lý tài chính coi cơ quan tài chính là cơ quan giữ tiền hộ các ngành mà chưa thấy rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan tài chính của đơn vị.

Ba là: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ, nhân viên

quản lý tài chính ở các phịng, ban chưa thật sự đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Trang thiết bị kỹ thuật công nghệ thông tin phục vụ trực tiếp cho nghiệp vụ chun mơn cịn thiếu.

Bốn là: Năng lực tham mưu của Ban tài chính, các cơ quan chức năng,

các ngành nghiệp vụ cịn có những mặt hạn chế nhất định.

Năm là: Chỉ tiêu thơng báo của cơ quan cấp trên có những nội dung cịn

chậm, thơng báo làm nhiều lần, có chỉ tiêu đến tháng 12 của năm ngân sách mới thông báo, việc triển khai thực hiện đảm bảo đúng quy trình sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nội dung thanh quyết tốn có nội dung chi tiêu còn chậm do dây dưa, kéo dài, thường tập trung chi tiêu vào quý 4 hàng năm làm cho công tác bảo đảm chi tiêu gặp nhiều khó khăn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ nghiên cứu thực trạng quản lý tài chính ở Bệnh viện Quân y 354 giai đoạn 2017 - 2019, luận văn đã làm rõ đặc điểm tình hình nhiệm vụ chung của Bệnh viện và ngành tài chính đơn vị có liên quan đến cơng tác quản lý tài chính.

Đồng thời, luận văn đã tập trung phân tích làm rõ những kết quả đạt được trong các nội dung chủ yếu về quản lý tài chính ở đơn vị và chỉ rõ những hạn chế bất cập, như: chưa phát huy đầy đủ vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm của hệ thống tổ chức quản lý tài chính; hiệu quả sử dụng các công cụ, phương pháp quản lý tài chính chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng lập DTNS và tổ chức chấp hành quyết tốn NS, cơ chế phối hợp quản lý tài chính cịn hạn chế, hoạt động kiểm sốt chi, kiểm tra, thanh tra tài chính chưa được tăng cường thường xuyên; chất lượng quản lý một số khoản kinh phí chưa đáp ứng tốt yêu cầu quản lý tài chính…

Luận văn cũng đã xác định những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế trên. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của nó là cơ sở để luận văn nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng quản lý tài chính ở Bệnh viện Quân y 354 trong thời gian tới.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 354 - TỔNG CỤC HẬU CẦN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý tài chính của bệnh viện quân y 354 tổng cục hậu cần (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)