6. Kết cấu bài luận văn thạc sĩ
1.1. Tổng quan về cho vay doanh nghiệp của các Ngân hàng thương mại
1.1.5. Quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp của các NHTM
Bước 1: Thiết lập hồ sơ cho vay Hồ sơ pháp lý bao gồm:
– Giấy phép thành lập hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
– Điều lệ công ty.
– Quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng (nếu có).
– CMND hoặc Hộ chiếu, Sổ hộ khẩu của người đại diện công ty đứng ra vay vốn (Photo).
– Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
– Báo cáo tài chính của doanh nghiệp (ít nhất 02 năm gần nhất): – Phương án vay vốn:
– Phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.
– Kế hoạch trả nợ ngân hàng.
– Tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định: Bất động sản: Giấy chứng nhận sở hữu nhà, đất. Ơtơ, Máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, hàng hóa: Hóa đơn, hợp đồng mua bán. Các chứng từ có giá: giấy chứng nhận góp vốn, cổ phiếu, trái phiếu…
– Thẩm định là quá trình Ngân hàng sẽ xem xét lại toàn bộ hồ sơ doanh nghiệp cung cấp, đánh giá thông tin, đánh giá thực địa tại nơi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Dùng các biện pháp nghiệp vụ để đối chiếu; xác minh từ đó xác định sự phù hợp với các điều kiện của Ngân hàng của doanh nghiệp.
– Là bước quan trọng và mất nhiều thời gian; tuy nhiên doanh nghiệp càng cung cấp thơng tin đầy đủ thì bước thẩm định sẽ càng nhanh.
– Trong quá trình thẩm định Nhân viên Ngân hàng có thể có thêm câu hỏi cho chính chủ doanh nghiệp hoặc những người liên quan cần thiết và có thể yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thêm hồ sơ bổ sung.
Bước 3: Tổ chức tín dụng quyết định cho vay
Sau khi Nhân viên Ngân hàng thẩm định xong; sẽ lập các đề xuất tín dụng và xin phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền. Trên cơ sở hồ sơ và các thông tin cho nhân viên báo cáo; cấp có thẩm quyền sẽ tiến hành phê duyệt khoản vay.
Trong một số trường hợp (thường là những khoản vay lớn); sẽ có bộ phận độc lập khác tiến hành thẩm định lại hồ sơ doanh nghiệp một lần nữa để đảm bảo tính khách quan, minh bạch.
Trong trường hợp được vay; doanh nghiệp và Tổ chức tín dụng đàm phán các điều khoản của Hợp đồng tín dụng và ký kết Hợp đồng tín dụng.
Trường hợp được vay vốn; Tổ chức tín dụng trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp và giải thích rõ nguyên nhân bị từ chối cho vay.
Ngồi ra, về phía Ngân hàng cần quan tâm đến Rủi ro mất vốn trong cho vay của Ngân hàng thương mại tránh những thiệt hại khơng đáng có xảy ra.
Bước 4: Kiểm tra, giám sát và xử lý vốn vay
NHTM có trách nhiệm và có quyền kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của doanh nghiệp. Giám sát và quản lý tín dụng được tiến hành từ khi tiền vay phát ra cho đến khi khoản vay được hoàn trả, nhằm đôn đốc doanh nghiệp thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đã thảo thuận trong hợp
đồng tín dụng, phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng và đặc điểm kinh doanh sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nội dung kiểm tra bao gồm:
Kiểm tra trước khi cho vay là việc thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định.
– Kiểm tra trong khi cho vay
– Kiểm tra sau khi cho vay: Nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng phạm vi cam kết trong đơn xin vay sẽ chịu xử lý tín dụng. Tùy theo mức độ phạm vi của doanh nghiệp mà ngân hàng áp dụng các biện pháp xử phạt thích hợp. Ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp:
+Chuyển nợ quá hạn +Thu hồi nợ trước hạn
+Hạn chế và đình chỉ cho vay +Khởi kiện trước pháp luật
Bốn bước trên là một quá trình gắn bó chặt chẽ, ràng buộc, bổ sung, hỗ trợ nhau để hoàn thiện, nâng cao chất lượng cho vay của các NHTM. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường luôn tồn tại mâu thuẫn về thông tin giữa NHTM với doanh nghiệp, dẫn đến ngân hàng có thể thực hiện những khoản cho vay sai lầm. Vì vậy NHTM phải xác định đúng về đối tượng cho vay thông qua hoạt động thẩm định nhằm xác định các khoản cho vay an toàn, chất lượng cao.