6. Kết cấu bài luận văn thạc sĩ
2.4. Đánh giá chung về phát triển cho vay doanh nghiệp tại NHNo & PTNT
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những mặt đã đạt được ở trên, trong phát triển cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
Thứ nhất: Số lượng khách hàng doanh nghiệp của NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc
Ninh mặc dù có tăng lên qua các năm song số lượng đó cịn rất ít so với số lượng doanh nghiệp có trên địa bàn tỉnh.
Thứ hai: Các sản phẩm tín dụng doanh nghiệp mặc dù được đánh giá là khá đa
dạng nhưng so với các sản phẩm của các NHTM khác, sản phẩm tín dụng doanh nghiệp của Agribank nói chung và tại Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh nói riêng chưa có sự
khác biệt hóa sản phẩm, chưa có sự đột phá từ sản phẩm tín dụng khách hàng, tạo sự nhận biết thương hiệu cho khách hàng.
Thứ ba: Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp chưa được tốt vẫn còn nợ
xấu công tác thu nợ q hạn, nợ khó địi đã được chưa được chú trọng đúng mức, phân loại nợ quá hạn, kiểm tra đối chiếu nợ được tiến hành thường xun, chính vì vậy, mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tại Chi nhánh ở mức chấp nhận được nhưng vẫn còn chưa đạt mục tiêu đề ra.
Thứ tư: Hoạt động Marketing, quảng bá thương hiệu tại Chi nhánh vẫn còn
hạn chế do tâm lý hoạt động quảng bá thương hiệu chủ yếu thuộc trách nhiệm của Trụ sở chính. Chưa có bộ phận Marketing chuyên biệt, cán bộ phụ trách Marketing còn mang tính chất kiêm nhiệm. Mạng lưới, chính sách Marketing của Ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù các điểm giao dịch của Chi nhánh đều được đặt tại các vị trí đắc địa, tập trung dân cư đông đúc tuy nhiên mạng lưới của Ngân hàng chỉ trong phạm vi thành phố và chỉ có 02 điểm giao dịch nên việc thu hút khách hàng trên tồn tỉnh có phần hạn chế
Thứ năm: Sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng dành cho NHNo&PTNT
CN được đánh giá cao nhưng bên cạnh đó vẫn cịn một phần nhỏ khách hàng có đơi lúc chưa hài lịng hồn tồn. Điều này được cho là có sự khơng đồng đều về nhân lực, nhân lực chưa có đủ kinh nghiệm hoặc chưa được đào tạo kỹ năng bán chéo sản phẩm nên trong q trình tư vấn khơng hiểu rõ nhu cầu của khách hàng. Do đặc thù là doanh nghiệp có 100% là vốn nhà nước, vì vậy vẫn có tư tưởng khách hàng vay vốn luôn cần ngân hàng hơn là ngân hàng cần họ vẫn tồn tại trong suy nghĩ của nhiều cán bộ thậm chí của một số lãnh đạo trong Chi nhánh
2.4.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan từ phía NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh
Trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp, Ngân hàng vẫn còn thụ động trong việc tiếp cận, nắm bắt, phân tích hoạt động của doanh nghiệp nên chưa có giải pháp cụ thể để tăng cường cho vay đối với doanh nghiệp.
Trình độ một số cán bộ tín dụng cịn hạn chế trước những yêu cầu mới về Marketing, phân tích thị trường, đánh giá hiệu quả dự án. Ở NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh, đội ngũ cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng đa phần được đào tạo trong thời kỳ bao cấp, phần lớn thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức kinh doanh trong cơ chế thị trường, do vậy việc nắm bắt tình hình kinh tế tài chính khách hàng doanh nghiệp cịn yếu, tuỳ tiện, khơng có trình độ phân tích, dự báo, dự đốn. Thêm vào đó là trình độ pháp luật của cán bộ tín dụng cịn rất yếu do vậy sự hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật còn hạn chế. Đặc biệt là Luật kinh tế, còn sơ hở trong việc hoàn tất hồ sơ, thủ tục pháp lý kiểm tra trong và sau khi vay, hồ sơ tài sản thế chấp không chặt chẽ. Do vậy hiệu quả trong hoạt động cho vay doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng.
Thông tin về KHDN chưa đầy đủ, có thể nói việc thu thập thơng tin về doanh nghiệp còn quá yếu về các mảng như tài chính, vốn, năng lực, uy tín của doanh nghiệp ở trong quá khứ, hiện tại và chiến lược kinh doanh trong tương lai. Chính vì việc thu thập những thơng tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất ít nên việc đưa ra quyết định cho vay rất dễ sai lầm. Ở NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh, nhiệm vụ này chưa được đặt ra thành quy chế bài bản cho các cán bộ trong ngân hàng mà mới chỉ dừng lại cán bộ tín dụng là chính, do vậy chất lượng thông tin phụ thuộc hoàn toàn vào kinh nghiệm của cán bộ tín dụng. Ngồi ra, thơng tin CIC (Bộ phận phòng ngừa rủi ro) đã hoạt động song chưa đồng bộ, còn hạn chế ở những doanh nghiệp lớn đôi khi thông tin nhận được chưa kịp thời.
Thực tế, nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp do nguyên nhân kinh doanh thua lỗ của doanh nghiệp là chính, nhưng mặt khác tại NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh một cán bộ tín dụng quản lý rất nhiều đối tượng khách hàng, cho nên việc theo dõi thông tin về doanh nghiệp rất thủ công như hiện nay sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu điều tra, thẩm định, sàng lọc, phân loại, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp. Do vậy, đã ảnh hưởng đến hiệu quả trong cho vay đới với doanh nghiệp của ngân hàng.
Ngồi ra, chính sách tín dụng chưa phù hợp, vấn đề tài sản thủ tục thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vẫn là vấn đề vướng mắc đối với ngân hàng. Phần lớn tài sản của khách hàng đều chưa có giấy tờ sở hữu như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng nhận sở hữu tài sản, chứng thực, công chứng tài sản, đăng ký chứng nhận bản sao đăng ký phương tiện giao thông, định giá tài sản thế chấp… chưa được triển khai đồng bộ giữa các ngành, các cấp. Từ đó, gây khó khăn trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc thúc đẩy và nâng cao chất lượng trong cho vay doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quy trình cho vay chưa hợp lý. Quy trình cho vay là quy trình bắt buộc thực hiện trong quá trình thẩm định cho vay, giám sát các khoản vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng vốn cho vay. Song, trong quá trình thực hiện chưa đầy đủ nghiêm túc từ đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động cho vay doanh nghiệp, cụ thể là:
+ Bước chuẩn bị cho vay, phát tiền vay còn tồn tại như: Từ khi nhận được giấy đề nghị vay vốn của doanh nghiệp, qua quá trình tiếp cận thẩm định mục đích, điều kiện vay vốn, quyết định cho vay và hướng dẫn cho khách hàng doanh nghiệp hoàn tất thủ tục hồ sơ có lúc cịn chưa tận tình, chi tiết. Từ đó, chưa đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho doanh nghiệp, còn phải để cho doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần gây khó khăn cho doanh nghiệp.
+ Bước kiểm tra trong và sau khi cho vay thực hiện thiếu nghiêm túc, chưa đúng quy trình nghiệp vụ đối với các khoản vay đã giải ngân cho doanh nghiệp. Chính vì vậy cịn xảy ra tình trạng nâng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố, không thẩm định kỹ, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay cho nên để cho một số doanh nghiệp thế chấp nhiều nơi, vay nhiều nơi, sử dụng vốn sai mục đích. Do vậy, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh.
Ngun nhân từ phía khách hàng
Ngồi những nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng như trên, trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh còn chịu ảnh hưởng bởi một số nguyên nhân khách quan như sau:
Thứ nhất: Doanh nghiệp vay vốn đa phần thiếu kiến thức và kinh nghiệm quản
lý vì thế chưa chấp hành tốt chế độ báo cáo thống kê, báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa được kiểm tốn hàng năm. Do đó công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới từ hộ kinh tế đi lên thành doanh nghiệp thì cơng tác kiểm tra càng gặp khó khăn nhiều hơn vì doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo tài chính chưa cập nhật, thiếu tin cậy, chưa phản ánh đầy đủ thực trạng hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ hai: Hầu hết các doanh nghiệp có nhu cầu vay đều có vốn tự có thấp,
khơng đủ điều kiện tham gia vào các dự án lớn theo quy định. Nhiều doanh nghiệp khi tài sản cá nhân góp vào doanh nghiệp nhưng không làm thủ tục pháp lý chuyển quyền sở hữu (hoặc quyền sử dụng) như Luật doanh nghiệp đã quy định. Tài sản làm bảo đảm vốn vay còn thấp, chưa tách bạch rõ ràng tài sản của doanh nghiệp và tài sản của cá nhân, hộ gia đình. Điều này phản ánh mức độ thu hút tập trung vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng thấp, dẫn đến việc mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất mới, hiện đại gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, khi doanh nghiệp chưa có cơ hội đầu tư vào dự án lớn thì hoạt động cho vay của NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh cũng khơng có điều kiện để đầu tư vốn cho các doanh nghiệp và sẽ làm hạn chế việc thúc đẩy cho vay doanh nghiệp của ngân hàng.
Ngồi ra, mơi trường pháp lý chưa được hoàn chỉnh, nhiều doanh nghiệp lợi dụng những khe hở đó để hình thành lên những “doanh nghiệp ma” làm ăn phi pháp, mua bán hóa đơn gây khó khăn cho Ngân hàng khi kiểm tra chứng từ giải ngân. Điều này gây nhiều biến động ảnh hưởng xấu đến hoạt động cho vay của NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh đối với doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI