Nhóm nhân tố ảnh hưởng thuộc về bản thân Ngân hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phát triển cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (NHNo PTNT) chi nhánh tỉnh bắc ninh (Trang 32)

6. Kết cấu bài luận văn thạc sĩ

1.3.1. Nhóm nhân tố ảnh hưởng thuộc về bản thân Ngân hàng

 Quy mơ vốn và uy tín của ngân hàng

Quy mô của một ngân hàng là một nhân tố quan trọng quyết định cấu trúc danh mục cho vay của ngân hàng. Đặc biệt là vốn tự có, vốn tự có lớn là biểu hiện của một ngân hàng bền vững, nó quyết định mức cho vay tối đa trên một khách hàng doanh nghiệp. Vốn tự có lớn thì ngân hàng càng có điều kiện hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay doanh nghiệp nói riêng. Ngồi ra doanh nghiệp cũng thường tìm đến những ngân hàng có uy tín với chất lượng dịch vụ, những tiện ích và sự an tồn mà những ngân hàng này mang lại.

 Chính sách tín dụng

Các yếu tố của chính sách tín dụng như: hạn mức tín dụng, lãi suất, kỳ hạn, mức phí, phương thức cho vay, tài sản đảm bảo, hướng giải quyết nợ khó địi,... đều tác động trực tiếp đến việc thực hiện các hoạt động của ngân hàng. Với chính sách hợp lý, đúng đắn, linh hoạt, đa dạng... sẽ thu hút được nhiều doanh nghiệp đến xin vay. Và ngược lại với chính sách tín dụng cứng nhắc, kém linh hoạt, khơng đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp sẽ hạn chế việc đi vay và giảm tính cạnh tranh trong hoạt động giữa các ngân hàng.

 Chất lượng thẩm định khách hàng doanh nghiệp

Thẩm định là giai đoạn khởi đầu và có ý nghĩa quan trọng trong đảm bảo an toàn vốn vay. Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định về tư cách pháp nhân hoặc thể

nhân, đánh giá tình hình tài chính, giá trị tài sản đảm bảo của doanh nghiệp đi vay. Trên cơ sở thẩm định đầy đủ các yếu tố ngân hàng sẽ quyết định có cho vay hay không, nếu cho vay thì mức cho vay là bao nhiêu, điều này phụ thuộc vào vốn của ngân hàng có tại thời điểm vay và giá trị tài sản đảm bảo. Quá trình thẩm định phải chặt chẽ mới giúp ngân hàng đảm bảo an toàn cho khoản vay, tuy nhiên nếu nó quá nhiều thủ tục phức tạp, rườm rà sẽ làm cho doanh nghiệp đi vay mất quá nhiều thời gian và công sức và họ sẽ thấy nản lòng. Để hạn chế điều này việc thẩm định phải dựa trên các thủ tục cơ sở khoa học hợp lý và song song với nó thì việc thực hiện phải nghiêm chỉnh, nó là yếu tố quyết định chất lượng thẩm định và chất lượng khoản tín dụng.

 Chất lượng cán bộ quản lý khách hàng doanh nghiệp

Chất lượng cán bộ là một yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động ngân hàng nói chung và trong lĩnh vực cho vay doanh nghiệp nói riêng. Chất lượng cán bộ được thể hiện ở: trình độ nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, khả năng giao tiếp, nhạy bén, nắm bắt tâm lý khách hàng,.... Chất lượng cán bộ có cao thì mới đáp ứng được u cầu công việc, mới thực hiện được tốt việc thẩm định, giảm thiểu được rủi ro cho ngân hàng. Mặt khác, cán bộ quản lý khách hàng doanh nghiệp phải có đạo đức nghề nghiệp tốt nếu không sẽ đưa lại những tổn hại cho ngân hàng. Sự thân thiện và cởi mở của cán bộ quản lý khách hàng doanh nghiệp sẽ làm cho khách hàng hài lòng và tin tưởng hơn vào ngân hàng, từ đó dễ trở thành khách hàng quen thuộc của ngân hàng.

 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ thì việc trang bị đầy đủ các công nghệ, thiết bị hiện đại phù hợp với nhu cầu xã hội, phục vụ kịp thời nhu cầu của khách hàng là yếu tố để giúp ngân hàng có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút được nhiều khách hàng hơn. Với thiết bị hiện đại hoạt động của ngân hàng sẽ diễn ra suôn sẻ, khả năng nắm bắt diễn biến thị trường sẽ nhanh hơn, quy trình cho vay sẽ diễn ra một cách nhanh gọn, hiện đại giúp ngân

hàng đưa ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp với nhu cầu của khách hàng nói chung và khách hàng vay doanh nghiệp nói riêng.

1.3.2. Các nhân tố từ phía doanh nghiệp

 Tình hình tài chính doanh nghiệp: Tình hình tài chính của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng khi đưa ra quyết định cấp tín dụng của ngân hàng.

 Mục đích sử dụng vốn vay của doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp sử dụng tiền vay vào đúng đối tượng, mục đích, phương án kinh doanh cung cấp cho ngân hàng thì mới đảm bảo tính chính xác của khâu thẩm định và quyết định cấp tín dụng.

 Tài sản đảm bảo của doanh nghiệp: Để đảm bảo thu hồi được nợ, ngân hàng phải xem xét một cách thận trọng từ uy tín đến năng lực của khách hàng doanh nghiệp từ đó sẽ áp dụng các phương pháp tài sản đảm bảo thích hợp.

1.3.3. Nhân tố khách quan

Đây là nhóm nhân tố ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới việc phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp mà bản thân ngân hàng khơng thể kiểm sốt được.

 Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ ổn định của sự phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu nhập, thanh toán, chi tiêu, nhu cầu về vốn, lãi suất thị trường,... ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại. Khi nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định thì tạo điều kiện nền tảng cho doanh nghiệp phát triển tốt, đem lại lợi nhuận cao nên đi vay doanh nghiệp nhiều hơn để tái sản xuất, mở rộng quy mô, mở rộng đầu tư sản xuất...từ đó cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại sẽ được phát triển. Ngược lại khi nền kinh tế bị hoặc dự kiến là khủng hoảng, trì trệ thì doanh nghiệp làm ăn khó khăn nên thu hẹp quy mơ, từ đó dẫn đến hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng hạn chế hơn.

 Môi trường pháp lý

Kinh doanh trong ngân hàng là một lĩnh vực chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng như Ngân hàng nhà nước. Khi hoạt động của ngân hàng chịu sự

quản lý chặt chẽ của pháp luật thì tính trật tự, ổn định được đảm bảo, hoạt động cho vay doanh nghiệp có điều kiện diễn ra thông suốt, hạn chế những thiệt hại của các bên tham gia quan hệ tín dụng...Một mơi trường pháp lý lành mạnh, văn bản pháp luật rõ ràng không chồng chéo, thủ tục đơn giản... sẽ tạo điều kiện môi trường tốt để phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu luật quy định về hoạt động ngân hàng nói chung và cho vay doanh nghiệp nói riêng khơng rõ ràng, thiếu đồng bộ, còn nhiều khe hở, hay quá ngặt nghèo sẽ gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng, khơng có cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh hoặc làm cho người đi vay không đáp ứng điều kiện để được ngân hàng cấp tín dụng dẫn đến ngân hàng bị hạn chế trong việc cho vay.

 Các chính sách của nhà nước

Các chính sách mang tầm vĩ mô cũng tác động lớn đến hoạt động cho vay doanh nghiệp. Những chính sách này thường đề ra các nhiệm vụ của từng năm hay thời kỳ và mục đích là làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển một cách bền vững, dẫn đến nhu cầu vay của doanh nghiệp cũng tăng lên.

 Sự cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ tín dụng của các NHTM

Hiện nay thị trường Việt Nam có đến hơn 100 Ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm NHTM trong nước, ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Số lượng ngân hàng lớn dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là trong cung cấp dịch vụ tín dụng. Điều này cũng là một thách thức lớn đối với ngân hàng trong việc cạnh tranh với đối thu để phát triển dịch vụ tín dụng.

1.4. Kinh nghiệm phát triển cho vay doanh nghiệp của các Ngân hàng

thương mại của một số ngân hàng thương mại trong nước và bài học kinh nghiệm đối với NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Bắc Ninh

 Kinh nghiệp phát về phát triển cho vay KHDN tại Vietinbank – CN Thanh

Xuân

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Thanh Xuân là một trong những chi nhánh lớn của Vietinbank. Trong những năm qua để có thể phát triển cho

vay DN chi nhánh đã nỗ lực tập trung mọi nguồn lực để phát triển cho vay DN như: (i) Mở rộng tìm kiếm các khách hàng lớn trên địa bàn,

(ii) Chăm sóc và phát triển cung cấp các sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho các khách hàng lớn hiện hữu hiện đang có quan hệ tại chỉ thỉnh và tiến tới ký kết hợp tác toàn diện để trách bị các TCTD khác lôi kẻ;

(iii) Tập trung các cán bộ có trình độ nghiệp vụ tốt để phục vụ các khách hàng lớn để giải quyết các nhu cầu kịp thời không để khách bảng phân ảnh phan nàn về chất lượng, thải độ phục vụ của chỉ nhành.

 Kinh nghiệp phát về phát triển cho vay KHDN tại HSBC Việt Nam.

Năm 2009, HSBC chính thức đưa ngân hàng con vào hoạt động tại Việt Nam sau khi được cấp giấy phép thành lập. Theo quan điểm của HSBC thì Việt Nam là 1 trong 30 thị trường trọng yếu, muốn nhanh chóng xây dựng hoạt động kinh doanh phục vụ các doanh nghiệp. Để thực thi chủ trương này, HSBC tiến hành: (i) Thiết lập bộ phận chuyên trách phục vụ khối KHDN; (ii) Phát triển hoạt động tài trợ vốn lưu động cho doanh nghiệp theo hướng linh hoạt, cởi mở; (iii) Về thấu chi tín dụng: Ngân hàng có thể linh hoạt cấp cho doanh nghiệp để giải quyết các tình huống khẩn cấp hoặc sự có thiếu hụt tiền mặt, mất thanh khoản tạm thời do nhu cầu và nguồn thu chưa cân đối.

Bài học kinh nghiệm đối với NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Bắc Ninh

Từ kinh nghiệm của các chi nhánh ngân hàng thương mại về việc thúc đẩy cho vay KHDN, có thể rút ra một số bài học bổ ích mà NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh có thể vận dụng:

Thứ nhất, Cần có bộ phận chuyên trách phục vụ đối tượng là KHDN. Hiện nay

NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh là một trong những chi nhánh đầu tiên của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện thiết lập phòng KHDN và phòng khách hàng hộ sản xuất và cá nhân trên cơ sở phòng kế hoạch kinh doanh cũ.

Thứ hai, Cần có cơ chế linh hoạt trong các chính sách cấp tín dụng, từ lãi suất,

biện pháp bảo đảm, hạn mức cho vay…

dòng tiền tiềm năng, lịch sử hoạt động, lịch sử quan hệ với ngân hàng chứ không nên chỉ đánh giá khách hàng thông qua hồ sơ vay vốn như báo cáo tài chính, tình hình thu chi…

Thứ tư, song song với hoạt động tín dụng ngân hàng phải triển khai các dịch

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NHNO & PTNT CHI NHÁNH TỈNH BẮC NINH

2.1. Khái quát về NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Bắc Ninh

2.1.1. Lịch sử quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Bắc Ninh nhánh tỉnh Bắc Ninh

NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh tiền thân là ngân hàng nhà nước tỉnh Hà Bắc. Thực hiện Nghị định số 153/NĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng thương mại chuyên doanh, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn được thành lập và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

Đến ngày 01/01/1997, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Bắc được tách thành NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh và NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Giang. Hiện tại, NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh có trụ sở đặt tại số 26, đường Lý Thái Tổ, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Đứng trước những thách thức trong xu thế hội nhập, NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức kinh doanh theo mơ hình đa năng, khẳng định vị thế là một ngân hàng hàng đầu trên địa bàn tỉnh. Các chương trình cơng nghệ hóa ngân hàng tiếp tục được Chi nhánh áp dụng. Thực hiện chủ trương phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội theo định hướng của tỉnh Bắc Ninh.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Bắc Ninh

2.1.2.1. Mơ hình hoạt động

NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh là chi nhánh loại I trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Mạng lưới hiện nay bao gồm 02 điểm giao dịch, trong đó gồm 01 điểm trung tâm và 01 phòng giao dịch đều nằm trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.

Từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay quy mô và chất lượng kinh doanh của Chi nhánh không ngừng được cải thiện, kết quả hoạt động năm sau cao hơn năm trước và được đánh giá là ngân hàng có khả năng chi phối trên địa bàn, có chất lượng trong kinh doanh, thương hiệu, uy tín.

Tổng cán bộ lao động đến 31/12/2020 tại NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh là 66 người (trong đó có 38 cán bộ là lao động nữ).

Về trình độ chun mơn: Thạc sĩ: 8 người; Đại học: 45 người. Còn lại là dưới đại học (Bộ phận lái xe, bảo vệ).

Với vị trí được bố trí ở các vị trí đắc địa của thành phố, cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch là một lợi thế kinh doanh của NHNo&PTNT CN tỉnh Bắc Ninh so với các đối thủ cạnh tranh tại địa bàn.

Sơ đồ 2.1 Mơ hình tổ chức của NHNo & PTNT chi nhánh Bắc Ninh

( Nguồn số liệu: Phòng Tổng Hợp, NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Bắc Ninh )

Với mơ hình hoạt động như trên, trước hết tạo điều kiện cho việc phân công trách nhiệm của từng cán bộ, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tới giao dịch tại Ngân hàng. Việc phân công sắp xếp lao động hợp lý cho từng phòng ban, từng cán bộ luôn được lãnh đạo cân nhắc sao cho phù hợp với năng lực trình độ chun mơn của từng người để làm việc đạt hiệu quả nhất.

2.1.2.2. Nhiệm vụ của các phòng ban

 Ban giám đốc Gồm một giám đốc và ba phó giám đốc GIÁM ĐỐC Phòng Khách hàng Doanh nghiệp Phòng Khách hàng Hộ sản xuất và Cá nhân Phịng Kế tốn Ngân Quỹ Phòng Kinh doanh ngoại hối Phòng Dịch vụ Market ing

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHĨ GIÁM ĐỐC

Phịng Tổng hợp Phịng kế hoạch nguồn vốn Phịng điện tốn Phịng Kiểm tra Kiểm soát nội bộ

Giám đốc là người chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo tồn diện các mặt cơng tác của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Bắc Ninh. Các phó giám đốc phải chịu trách nhiêm quản lý, chỉ đạo các mặt công tác được phân công, giao việc cho các đồng chí trưởng phịng, các đồng chí trưởng phịng điều hành và giao việc cho các nhân viên của mình quản lý.

 Phòng kinh doanh ngoại hối: Thực hiện các giao dịch nghiệp vụ Thanh toán quốc tế theo quy định của NHNo & PTNT

 Phòng khách hàng doanh nghiệp: Chịu trách nhiệm triển khai phương án, đề xuất áp dụng các quy trình và phát triển khách hàng doanh nghiệp.

 Phòng khách hàng cá nhân và hộ sản xuất: Chịu trách nhiệm triển khai phương án, đề xuất áp dụng các quy trình và phát triển khách hàng cá nhân và hộ sản xuất.

 Phịng kế tốn – ngân quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý kho của Chi nhánh, thực hiện các giao dịch như chuyển tiền, thanh toán quốc tế, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh,kế toán nội bộ của Chi nhánh.

 Phòng kế hoạch nguồn vốn: Cân đối nguồn vốn của toàn Chi nhánh, thống kê báo cáo Ban Giám đốc tình hình hoạt động của Chi nhánh tại từng thời điểm cụ thể, tham mưu cho Giám đốc các chính sách về lãi suất cho vay và lãi suất huy động.

 Phòng Tổng hợp: Tham mưu cho Giám đốc trong công việc thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ Nhà nước và của Ngành: tổ chức, đào tạo, lao động, bảo hiểm xã hội, tiền lương… ; Quản lý về mặt hiện vật đối với tài sản, công cụ,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phát triển cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (NHNo PTNT) chi nhánh tỉnh bắc ninh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)