Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịc hy tế tại Ấn Độ

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MARKETING TRỰC TUYẾN DU LỊCH Y TẾ Ở VIỆT NAM (Trang 41 - 43)

7. Kết cấu của báo cáo

1.3. Một số kinh nghiệm marketing trực tuyến DLYT

1.3.2. Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịc hy tế tại Ấn Độ

Ấn Độ thuộc trong số các quốc gia châu Á sớm nhận ra lợi ích kinh tế của hoạt động xuất khẩu dịch vụ y tế. Sau một cơng trình nghiên cứu về du lịch y tế tại Ấn Độ được thực hiện vào năm 2002 bởi Liên đồn Cơng nghiệp Ấn Độ (Confederation of

Indian Industry - CII) phối hợp với Công ty tư vấn McKinsey, chính phủ Ấn Độ đã tích cực ủng hộ sự phát triển du lịch y tế với tham vọng đưa quốc gia này trở thành “điểm đến sức khỏe toàn cầu”. Kết quả là ngành công nghiệp du lịch y tế Ấn Độ đã từng bước phát triển với sự đồng hành của chính phủ, Ấn Độ đã xuất hiện trên “bản đồ du lịch y tế toàn cầu” và được thừa nhận là một trong những điểm đến du lịch y tế hàng đầu ở châu Á những năm gần đây (Singh L, 2014). Năm 2013, Bộ Du lịch Ấn Độ

(Indian Ministry of Tourism - IMT) ước tính khách du lịch-bệnh nhân quốc tế đến Ấn Độ trong cả năm 2012 là 171 021 lượt người, tăng khoảng 23% so với năm 2011. Phần lớn khách du lịch-bệnh nhân quốc tế đến Ấn Độ có nguồn gốc từ các quốc gia Nam Á, đặc biệt là Bangladesh và Trung Đơng; phần cịn lại có nguồn gốc từ Anh, Mỹ, Canada, châu Phi và các quốc gia đang phát triển khác. Những yếu tố chính giúp Ấn Độ thu hút khách du lịch-bệnh nhân quốc tế được cho là: (i) mức tính giá dịch vụ y tế thấp, (ii) thời gian chờ đợi để được tiếp cận dịch vụ y tế ngắn, (iii) có nhiều sự lựa chọn dịch vụ y tế thuộc nhiều chuyên khoa theo nhu cầu và (iv) đội ngũ bác sĩ/nhân viên y tế có trình độ chun mơn cao (Wong KM & Musa G, 2012). Tính độc đáo của ngành cơng nghiệp du lịch y tế Ấn Độ liên quan đến khả năng cung cấp một số dịch vụ y tế đặc biệt như liệu pháp chữa bệnh Yunâni, Yoga, Thiền định (meditation), Ayurveda và các phương pháp điều trị vi lượng đồng căn; tuy nhiên, những dịch vụ y tế phổ biến nhất ở Ấn Độ được tìm kiếm bởi khách du lịch-bệnh nhân quốc tế là phẫu thuật tim, phẫu thuật chỉnh hình, phẫu thuật thẩm mỹ, phẫu thuật cấy ghép nội tạng, chăm sóc răng miệng và hỗ trợ sinh sản (Singh L, 2014).

Mặc dù sẵn có lợi thế về chi phí thấp, chính phủ Ấn Độ đã và đang thực hiện phương pháp tiếp cận khác để quảng cáo ngành cơng nghiệp du lịch y tế của mình, cụ thể là chú trọng làm nổi bật các yếu tố nghỉ dưỡng trong các dịch vụ y tế được cung

cấp cho khách du lịch-bệnh nhân tiềm năng. Nếu như những nỗ lực quảng cáo nhằm thu hút khách du lịch-bệnh nhân quốc tế của Ấn Độ trong nhiều năm trước đây chủ yếu được thực hiện ở các cấp độ bệnh viện, tiểu bang và thành phố thì sự xuất hiện Ủy

ban xúc tiến du lịch y tế và du lịch nghỉ dưỡng (Medical and Wellness Tourism

Promotion Board - MWTPB) vào năm 2016 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch y tế của Ấn Độ. Việc thành lập tổ chức hỗ trợ du lịch y tế cấp quốc gia như MWTPB được coi là kết qủa tiếp thu những ý kiến phê bình

của Liên đồn các Phịng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (Federation of Indian

Chambers of Commerce and Industry - FICCI) về thực trạng quảng cáo du lịch y tế yếu kém trước đó. MWTPB có chức năng hỗ trợ về mặt tài chính cho các nhà cung cấp dịch vụ cũng như các nhà điều phối du lịch y tế nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và kỹ năng tiếp thị (IMT, 2014).

Chính phủ Ấn Độ hỗ trợ xuất khẩu DVYT thơng qua nhiều hình thức, đặc biệt là đẩy mạnh marketing DLYT. Ngồi việc đặt các văn phịng ở nước ngoài của Tổng

cục Du lịch Ấn Độ nhằm phổ biến những thông tin về các bệnh viện ở Ấn Độ đến khách DLYT quốc tế tiềm năng, Ấn Độ cịn tập trung quảng bá hiệu quả ngành cơng nghiệp DLYT của mình thơng qua các cơng cụ MTT như websites và các phương tiện truyền thông xã hội. Các trang web bệnh viện Ấn Độ được đánh giá cao về khả năng minh họa bằng hình ảnh về cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật của bệnh viện cũng như đưa ra những lời chứng của khách du lịch-bệnh nhân giúp củng cố lòng tin của khách hàng bệnh nhân trong quá trình ra quyết định. Chưa hết các trang web bệnh viện Ấn Độ thể hiện sự vượt trội về khả năng giới thiệu các thực đơn đặc biệt phục vụ khẩu vị đa dạng của khách du lịch-bệnh nhân quốc tế. Bên cạnh đó, chứng kiến sự trỗi dậy của Social Media, cuộc cách mạng về tương tác xã hội được tạo ra bởi Facebook, Twitter, LinkedIn, Google+… ngành cơng nghiệp chăm sóc sức khỏe Ấn Độ đã tận dụng các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau và hiểu được mức độ khác biệt của điều này đối với ngành. 'Mọi người cần có khả năng hình dung sức khỏe của mình' - Xu hướng này đã được trải nghiệm nhiều trên các nền tảng như Facebook và YouTube. Có rất nhiều dữ liệu về sức khỏe dưới dạng đồ họa thơng tin, hình ảnh động và video được trình bày theo cách giúp khách hàng dễ hiểu hơn những kiến thức mà khơng phải ai cũng có thể dễ dàng lĩnh hội được nếu khơng có những hiểu biết cơ bản về y tế.

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MARKETING TRỰC TUYẾN DU LỊCH Y TẾ Ở VIỆT NAM (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)