Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịc hy tế tại Thái Lan

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MARKETING TRỰC TUYẾN DU LỊCH Y TẾ Ở VIỆT NAM (Trang 40 - 41)

7. Kết cấu của báo cáo

1.3. Một số kinh nghiệm marketing trực tuyến DLYT

1.3.1. Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịc hy tế tại Thái Lan

Ngành công nghiệp du lịch y tế Thái Lan đã manh nha từ những năm 1970 cùng với sự nổi lên của nhu cầu thẩm mỹ và chăm sóc nha khoa nhưng bắt đầu có dấu hiệu tăng trường vào giữa những năm 2000 (Cohen E, 2008). Thái Lan ước tính đã tiếp nhận khoảng 2,53 triệu lượt khách du lịch-bệnh nhân quốc tế trong năm 2012 để tạo ra doanh thu khoảng 121-140 tỷ Baht Thái Lan (THB), tương đương với khoảng 4-4,6 tỷ Đơ la Mỹ. Phần lớn người nước ngồi sử dụng dịch vụ y tế ở Thái Lan có nguồn gốc từ Nhật Bản, Mỹ, Anh, Trung Đơng và Úc; phần cịn lại có nguồn gốc từ các quốc gia Đông Nam Á (Chantal H & Siripen S, 2014). Phẫu thuật thẩm mỹ và chăm sóc nha khoa vẫn thường xuyên là các dịch vụ y tế ở Thái Lan được tìm kiếm bởi người nước ngồi; một số bệnh viện Thái Lan cung cấp các thủ thuật y tế đặc biệt như hỗ trợ sinh sản và phẫu thuật chuyển giới (phẫu thuật thay đổi giới tính); ngồi ra, Thái Lan cịn nổi tiếng với nhiều trung tâm chăm sóc sức khoẻ tích hợp, bao gồm massage Thái và spa (Wong KM & Musa G, 2012).

Ngành công nghiệp du lịch y tế Thái Lan được quảng cáo ở nước ngoài chủ yếu bởi các bệnh viện tư nhân hiện đại (như Bệnh viện Quốc tế Bumrungrad, Bệnh viện Bangkok, Bệnh viện Samitivej). Tuy nhiên, Tổng cục du lịch Thái Lan (Tourism

Authority of Thailand - TAT) cũng tích cực quảng cáo cho ngành cơng nghiệp du lịch y tế của quốc gia này thông qua các chiến dịch tiếp thị điện tử và truyền thông. TAT đã thiết lập một trang web (vào năm 2010) quảng cáo Thái Lan như là “trung tâm y tế của châu Á”; đã tổ chức nhiều tour du lịch tìm hiểu, làm quen, tiếp thị (familiarization trip/tour) cho các phương tiện truyền thông quốc tế và khách du lịch-bệnh nhân quốc tế tiềm năng. Ngồi ra, ngành cơng nghiệp du lịch y tế Thái Lan còn được tiếp thị và quảng cáo bởi các nhà điều phối du lịch y tế, Bộ Y tế và các cơ quan y tế cấp tỉnh (Wong KM, Musa G, 2012). Mặc dù hoạt động tiếp thị và quảng cáo du lịch y tế của Thái Lan được triển khai tương đối tích cực và đồng bộ, cũng có ý kiến cho rằng về mặt hiệu quả vẫn còn thua kém so với các quốc gia trong khu vực như Singapore, Ấn Độ hay Malaysia. Mâu thuẫn này có thể được lý giải một phần bởi sự khác biệt về đặc điểm sử dụng ngôn ngữ ở các quốc gia; cụ thể là trong khi tiếng Anh được sử dụng tương đối rộng rãi cả trong và ngoài bệnh viện ở các quốc gia Singapore, Ấn Độ và Malaysia thì tiếng Thái là ngơn ngữ chính được sử dụng trên lãnh thổ Thái Lan và các

bệnh viện Thái Lan buộc phải phát hành các tài liệu quảng cáo bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ khác để truyền tải thông tin về bệnh viện cũng như về các vấn đề có liên quan đến du lịch y tế (NaRanong A & NaRanong V, 2011). Để nâng cao vị thế toàn cầu của Thái Lan trong ngành du lịch chữa bệnh, Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) đã khởi động một chiến dịch Tiếp thị điện tử rất hiệu quả. TAT đã ra mắt một trang web du lịch y tế tích hợp có tên là ThailandMedTourism vào tháng 10 năm 2010 để quảng bá những lợi ích của hoạt động này. Ba sáng kiến mà họ đã thực hiện là:

1. Khởi động cuộc thi blogger du lịch y tế khuyến khích các blogger nâng cao nhận thức về ngành du lịch y tế của Thái Lan: cuộc thi này đã thu hút 219 người đăng ký từ 24 quốc gia. Trong tổng số những người nộp đơn, hội đồng tuyển chọn TAT đã chọn ra 12 ứng viên lọt vào vịng chung kết, những người có cơ hội tham quan hơn 50 trung tâm y tế và du lịch ở Thái Lan. Dựa trên kinh nghiệm của họ về những chuyến thăm này, mỗi người trong số những người lọt vào vòng chung kết phải viết bài đăng trên blog cuối cùng giải thích lý do tại sao Thái Lan nên được coi là một điểm du lịch y tế hàng đầu. Blog có nhiều lượt bình chọn nhất đã giành được giải thưởng trị giá 20.000 đô la Mỹ

2. TAT, cùng với Royal Orchid Plus đã ra mắt trang web HealthyBeautyHoliday, một nguồn cung cấp thông tin liên quan đến các sản phẩm du lịch chữa bệnh khác nhau, điều trị spa, giao dịch khách sạn, v.v…

3. Cuối cùng, TAT đã ra mắt cổng thông tin You Are In Good Hands, nhằm mục đích nhấn mạnh sự an toàn và chất lượng cao của các dịch vụ y tế được cung cấp tại Thái Lan.

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MARKETING TRỰC TUYẾN DU LỊCH Y TẾ Ở VIỆT NAM (Trang 40 - 41)