Phát triển Mobile Marketing bằng SMS và Apps

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MARKETING TRỰC TUYẾN DU LỊCH Y TẾ Ở VIỆT NAM (Trang 82 - 104)

7. Kết cấu của báo cáo

3.2.5 Phát triển Mobile Marketing bằng SMS và Apps

Gửi tin nhắn hàng tháng cho khách hàng cũ

Không chỉ trong Email Marketing, ngay cả đối với những khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm hay các dịch vụ y tế, việc gửi tin nhắn hàng tháng chúc sức khỏe hoặc thông báo về các sản phẩm mới sẽ hỗ trợ việc chăm sóc khách hàng của Cơ sở DLYT rất tốt.

Gửi tin nhắn SMS Marketing đủ cho khách hàng

Gửi SMS Marketing để tiếp cận khách hàng là cách Cơ sở DLYT có thể dễ dàng tiếp cận đến số lượng lớn khách hàng một cách nhanh nhất. Tuy nhiên không phải vì vậy mà chúng ta gửi tin một cách tùy tiện cho khách hàng. Vậy gửi thế nào là đủ cho khách hàng? Cơ sở DLYT không thể biết là bạn đã cung cấp đủ và đúng thông tin cho khách hàng chưa, tuy nhiên khách hàng chắc chắn sẽ không muốn mỗi ngày phải nhận 2 – 3 tin nhắn mỗi ngày với nội dung mà họ không thực sự quan tâm. Chằng hạn như gửi tin về quảng cáo thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh,… cũng chỉ nên gửi mỗi tháng một lần là đủ.

Gửi tin cho khách hàng đang sử dụng sản phẩm

Đây là đối tượng mà Cơ sở DLYT cần phải có chế độ chăm sóc đặc biệt vì họ vẫn đang sử dụng sản phẩm và dịch vụ y tế. Do vậy, cần theo dõi cụ thể về tình hình sức khỏe và có các chế độ chăm sóc cho từng khách hàng, từ đó soạn nội dung và gửi tin nhắn cho khách hàng để họ được hỗ trợ và được sử dụng dịch vụ y tế của Cơ sở DLYT một cách tốt nhất.

Những đối tượng này nếu như bất cứ khi nào Cơ sở DLYT cần thơng báo cho họ, có thể gửi tin nhắn cho họ ngay mà khơng cần phải quan tâm đến việc mình có gửi tin nhắn cho họ q nhiều hay không, lý do đơn giản chỉ là càng gửi nhiều thì khách hàng càng được chăm sóc tốt hơn.

Phát triển ứng dụng di động ngành y tế trở thành cổng thông tin tư vấn

Tương tác hữu ích về bệnh lý trên nền tảng thiết bị di động thơng minh, giúp hỗ trợ chăm sóc sức khỏe một cách khoa học, lành mạnh nhất.

- Tương tác trực tiếp với đội ngũ bác sĩ thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau tùy theo lựa chọn của đối từng đối tượng. Cung cấp thông tin y khoa chuyên sâu về từng loại bệnh lý;

- Hỗ trợ theo dõi tình trạng sức khỏe;

- Nhận được sự tư vấn từ đội ngũ y bác sỹ thông qua tổng đài trực tuyến;

- Cung cấp thơng tin chính xác và nhanh nhất cho người bệnh trong trường hợp khẩn cấp nhất;

- Liên tục cập nhật thơng tin chăm sóc sức khỏe và các ưu đãi.

Có thể chia các ứng dụng trên thiết bị di động thành các nhóm ứng dụng sau: - Quản lý thông tin: viết, đọc ghi chú; ghi âm; chụp ảnh; sắp xếp thơng tin và hình ảnh; sử dụng trình đọc sách điện tử; truy cập dịch vụ đám mây,..

- Quản lý thời gian: lên lịch hẹn, lên lịch họp, ghi lại lịch biểu cuộc gọi,… - Quản lý hồ sơ sức khoẻ: truy cập EHR và EMR; truy cập hình ảnh và quét; kê đơn điện tử, mã hóa và thanh tốn

- Truyền thông và tư vấn: gọi thoại; gọi video; nhắn tin; e-mail; nhắn tin đa truyền thông; hội nghị trực tuyến; mạng xã hội

- Tham khảo và thu thập thông tin: sách giáo khoa y khoa; tạp chí y khoa; tài liệu y học; cổng tìm kiếm cơng trình nghiên cứu; hướng dẫn tham khảo thuốc; tin y tế

- Quyết định lâm sàng: các hệ thống hỗ trợ quyết định lâm sàng; phac đồ điều trị; hỗ trợ chẩn đoán bệnh; hỗ trợ chẩn đốn phân biệt; máy tính y tế; đặt hàng xét nghiệm; kết quả xét nghiệm trong phịng thí nghiệm; khám sức khỏe

- Điều hành, theo dõi: theo dõi sức khỏe của bệnh nhân; theo dõi vị trí bệnh nhân; theo dõi phục hồi bệnh nhân; thu thập dữ liệu lâm sàng; theo dõi chức năng tim….

KẾT LUẬN

Cách mạng công nghiệp 4.0 cho phép hoạt động MTT DLYT của các đại lý, của các nhà điều phối hay của các nhà cung cấp dịch vụ y tế ngày càng phát triển. Đối với hoạt động DLYT, ngồi việc thực hiện các hình thức marketing truyền thống thì việc ứng dụng các công cụ cơ bản của MTT như thông qua trang web, thư điện tử, mạng xã hội, thiết bị di động và các cơng cụ tìm kiếm là những cách thức nhằm quảng bá hoạt động và nâng cao vị thế của mình đối với khách hàng- bệnh nhân. Tuy nhiên, để hoạt này thực sự có hiệu quả các cơ sở DLYT phải có sự đầu tư vào hạ tầng cơ sở kỹ thuật CNTT, các chính sách thúc đẩy ứng dụng CNTT, đảm bảo tốt tốc độ đường truyền Internet... để khai thác sức mạnh của MTT nhằm mở rộng và tăng cường hiệu quả hoạt động của MTT là một xu thế tất yếu cho mọi lĩnh vực trong xã hội, mà DLYT Việt Nam nếu muốn phát triển thì khơng thể nằm ngồi xu thế đó.

Việc nghiên cứu phát triển MTT trong hệ thống các CSYT tham gia cung ứng DLYT là điều cấp thiết. Trong khuôn khổ một báo cáo cấp cơ sở, tác giả đã cố gắng làm sáng tỏ hệ thống lý thuyết chung về MTT cơ sở DLYT cũng như nêu ra các bài học kinh nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam trong việc thực hiện MTT DLYT.

Báo cáo cũng đã trình bày chi tiết và phân tích xác đáng thực trạng hoạt động MTT của các cơ sở DLYT. Về cơ bản, hiện nay các cơ sở DLYT đều đã triển khai MTT trong hoạt động kinh doanh của mình song q trình triển khai cịn nhiều bất cập: Website còn nghèo nàn, chưa chuyên nghiệp; các outlink/backlink còn hạn chế; chưa thực sự chú ý đến hình thức Email direct marketing… Điều này đã dẫn đến nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và thỏa mãn khách hàng mục tiêu cũng như giảm thiểu hiệu quả kinh tế của các cơ sở DLYT.

Từ những phân tích trên, tác giả luận văn đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động MTT của các cơ sở DLYT. Thứ nhất là các cơ sở DLYT phải phát triển được một website có nội dung phù hợp, hấp dẫn; giao diện thân thiện với người dùng; thích hợp với các loại hình

điện thoại thơng minh. Thứ hai là nghiên cứu đẩy mạnh việc gia tăng thứ hạng tìm kiếm trên mạng Internet bằng việc thường xuyên cập nhật thông tin về cơ sở DLYT; xây dựng các backlink, outbound link và internal link; tăng cường khuyến khích, quản lý và khai thác nhận xét của người dùng… Thứ ba là các cơ sở DLYT phải thúc đẩy việc marketing bằng email với việc thiết kế những email quảng cáo đạt chuẩn để có thể được khách hàng chấp nhận đọc, tiếp cận dễ và ghi nhớ thông tin nhanh. Cuối cùng là giải pháp về việc triển khai các phương án marketing trên mạng xã hội.

Hy vọng với báo cáo này, tác giả đã đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu nghiêm túc xu hướng và giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại vào hoạt động DLYT vốn còn đang rất mới mẻ ở Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2010), Chiến lược phát triển du lịch

Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

2. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2014), Chiến lược marketing du lịch đến năm 2020

3. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn

2013 – 2020

4. Trương Đình Chiến (2012), Quản trị Marketing, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 5. ‟Marketing Dịch vụ y tế ở Bệnh viện & Tổ chức kế hoạch Truyền thông”; tác giả: Nguyễn Thành Danh (TGĐ Besins Healthcare, GV Marketing Y tế- BMG Business Training).

6. Nguyễn Văn Dung (2009), Chiến lược, chiến thuật quảng bá marketing du lịch 7. Hà Nam Khánh Giao (2011), Giáo trình marketing du lịch, Nhà xuất bản

Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh

8. Lê Thế Giới (2010), Quản trị marketing, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

9. Hiệp hội marketing Hoa Kỳ - AMA, Các dạng thức marketing thời kỳ hiện đại 10. Tống Thị Thanh Lan, Nghiên cứu ứng dụng MTT cho nhà hàng Hexa Club, Khóa

luận tốt nghiệp ngành Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

11. ‟Quản Lý Chất Lượng và Marketing-Truyền Thông tại Bệnh viện”; tác giả: Phan Thị Ngọc Linh (Chuyên gia Quản Lý Chất Lượng - An Toàn Người Bệnh).

12. Luật Du lịch (2005), Nhà xuất bản chính trị quốc gia

13. Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hịa (2007), Giáo trình Marketing

Du lịch, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

14. Lưu Văn Nghiêm (2001), Marketing trong kinh doanh dịch vụ, NXB Thống kê

16. ‟Triển khai hiệu quả hoạt động Marketing - Kinh nghiệm thực tiễn Bệnh Viện Đại

Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh (UMC)”; tác giả: Đỗ Thị Nam Phương (Phụ

trách Truyền Thông BV UMC).

17. Richdadloc, MTT cho doanh nghiệp NHỎ thành doanh nghiệp VĨ ĐẠI 18. Ngô Thanh Vũ & Tăng Kim Thương (2020). “Ứng dụng marketing kỹ thuật số tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ”

Tiếng Anh

17. Hallem Y et al. (2009). ‟Les apports des TIC au tourisme : illustration d'un point

de vue théorique et méthodologique, cas du tourisme médical”. [Những đóng góp của

Cơng nghệ Thông tin và Truyền thông (CNTT&TT) vào du lịch: minh họa từ quan điểm lý thuyết và phương pháp luận, trường hợp du lịch y tế]

18. Hallem Y & Barth I (2011). ‟Etude netnographique sur le rôle d’Internet dans le

développement du tourisme médical: Cas du tourisme de chirurgie esthétique en Tunisie”. [Nghiên cứu trên mạng về vai trò của Internet đối với sự phát triển du lịch y

tế: Trường hợp du lịch phẫu thuật thẩm mỹ ở Tunisia]

19. Hallem Y et al. (2011). ‟Le rôle paradoxal d’Internet dans le développement d’un

service de croyance : conceptualisation autour du service médico-touristique”. [Vai

trò nghịch lý của Internet trong phát triển một dịch vụ của lòng tin: khái niệm hóa xung quanh dịch vụ du lịch y tế]

20. Rerkrujipimol J & Assenov I (2011). “Marketing Strategies for Promoting Medical

Tourism in Thailand”. [Các chiến lược marketing để quảng bá du lịch y tế ở Thái Lan]

21. Hallem Y & Barth I (2012). ‟Le rôle d'Internet dans la globalisation ou

l’effacement des frontières: le cas du tourisme médical”. [Vai trò của Internet trong

tồn cầu hóa hay sự xóa bỏ các biên giới: trường hợp du lịch y tế

22. Wong LY et al. (2013). “A Framework Development for Promoting Medical Tourism (MT) to Malaysia Using Internet Strategy for International Patient Tourists (IPT) : The Functionality of Medical Tourism Websites (MTwebs)” [Phát triển khung quảng bá du lịch y tế đến Malaysia bằng cách sử dụng chiến lược Internet đối với khách hàng- bệnh nhân du lịch-bệnh nhân quốc tế : Chức năng của các trang web du lịch y tế]

23. Jabbari A et al. (2013). “The Marketing Mix and Development of Medical Tourism

in Shiraz”. [Marketing hỗn hợp và phát triển du lịch y tế ở Shiraz]

24. Lončarić D et al. (2013). “Websites as tool for promotion of Health Tourism

Offering in Croatian Specialty Hospitals and Health Resorts”. [Các trang web là công

cụ để quảng bá du lịch sức khỏe tại các bệnh viện chuyên khoa và các khu nghỉ dưỡng sức khỏe ở Croatia]

25. Zakirai AS (2014). “Marketing Strategy for Medical Tourism”. [Chiến lược marketing du lịch y tế]

26. Rajendhiran N & Kausalya Devi M (2014). “Social Media Marketing in

Healthcare and Medical Tourism”. [Marketing Truyền thơng Xã hội trong Chăm sóc

sức khỏe và Du lịch y tế]

27. Prem J (2014). “Why Digital Marketing is the best way to promote medical tourism

as a brand”. [Vì sao Marketing Kỹ thuật số là cách tốt nhất để quảng bá du lịch y tế

như một thương hiệu]

28. Manhas PS & Ramjit (2015). “Marketing analysis of medical tourism in india”. [Phân tích marketing du lịch y tế ở Ấn Độ]

29. Hallem Y & Barth I (2015). ‟Understanding the role of Internet in explaining the medical-tourist behavior: a conceptual model”. [Hiểu vai trò của Internet trong giải thích hành vi của khách hàng- bệnh nhân du lịch y tế: một mơ hình khái niệm]

30. Petropoulos V (2016). “Medical Tourism web sites: Determinants of Perceived

Usefulness of Online Information Content” (Master’s Thesis). [Các trang web du lịch y

tế: Những yếu tố quyết định tính hữu ích của nội dung thông tin trực tuyến (Báo cáo Thạc sĩ)]

31. Azimi R et al. (2017). “A study of the effect of advertising on attracting medical

tourism”. [Một nghiên cứu về tác động của quảng cáo trong thu hút khách hàng- bệnh

nhân du lịch y tế]

32. Moghavvemi S et al. (2017). “Connecting with prospective medical tourists online:

A cross-sectional analysis of private hospital websites promoting medical tourism in India, Malaysia and Thailand”. [Kết nối trực tuyến với khách hàng- bệnh nhân du lịch

y tế tiềm năng: Một phân tích cắt ngang các trang web bệnh viện tư nhân quảng bá du lịch y tế ở Ấn Độ, Malaysia và Thái Lan]

33. Samadbeik M et al. (2017). “Designing a Medical Tourism Website: A Qualitative

Study”. [Thiết kế một trang web du lịch y tế: Một nghiên cứu định tính]

34. Das R (2017). “Medical marketing in promoting Medical Tourism in India”. [Marketing y tế trong quảng bá du lịch y tế ở Ấn Độ]

35. Foote P (2017). “The Internet’s Impact on the Advancement of Medical Tourism” (Master’s Thesis). [Tác động của Internet đối với sự tiến bộ của du lịch y tế (Báo cáo Thạc sĩ)]

36. John S et al. (2018). “Applications of social media for medical tourism marketing:

an empirical analysis”. [Những ứng dụng phương tiện truyền thông xã hội trong

marketing du lịch y tế: một phân tích thực nghiệm]

37. Zarei A & Maleki F (2018). “Asian medical marketing, a review of factors affecting Asian medical tourism development”. [Marketing y tế ở châu Á, một đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch y tế ở châu Á]

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MARKETING TRỰC TUYẾN DU LỊCH Y TẾ Ở VIỆT NAM (Trang 82 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)