Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) nghiên cứu ứng dụng enzyme công nghiệp trong sản xuất rượu nếp truyền thống để tăng hiệu suất thu hồi ethylic và nâng cao chất lượng sản phẩm (Trang 45 - 49)

- Chất lượng nước sử dụng trong các thí nghiệm được phân tích tại PTN của Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Cơng nghiệp và Trung tâm Kiểm sốt Bệnh

8. Chưng cất lần 1: Quá trình chưng cất dựa trên sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các

3.3.2. Phương pháp phân tích

1. Hàm lượng chất khô tuyệt đối của gạo nếp được xác định bằng phương pháp sấy đến khối lượng không đổi.

2. Protein thô trong gạo nếp nguyên liệu được xác định theo Phương pháp Kjeldahl (TCVN 4328-1:2007)

3. Thành phần xơ thô trong gạo nếp được xác định theo Phương pháp túi lọc ANKOM (ANKOM Technology method).

4. Thành phần tinh bột trong gạo nếp được xác định theo phương pháp sử dụng enzyme amyloglucosedase – α-amylase và hàm lượng đường khử sau phản ứng được xác định bằng phương pháp DNS (Miller, 1959).

5. Xác định độ cứng của nước bằng phương pháp Wartha-Preifer (Lê Thanh Mai và cộng sự, 2007).

6. pH của nước được đo bằng máy đo pH – HACH

7. Độ đục của nước được đo bằng máy đo độ đục HANNA

8. Hàm lượng kim loại nặng trong nước được đo theo phương pháp 3111B- SMEWW-2012

9. Số lượng tế bào vi sinh vật trong bánh men rượu được xác định bằng phương pháp đếm khuẩn lạc trên đĩa petri;

10. Khả năng sinh amylase của chủng được đánh giá dựa trên hiệu số đường kính vịng phân giải (D-d) trên mơi trường thạch 1% tinh bột tan – chỉ thị Lugol. Khả năng sinh cellulase – trên môi trường thạch 1% Carboxyl Methyl Cellulose (CMC). Khả năng sinh enzyme thuỷ phân casein - trên môi trường cơ chất 1% casein.

11. Nồng độ cồn được xác định bằng phương pháp tỷ trọng kế và cồn kế. 12. Phương pháp sinh học phân tử để định danh vi sinh vật đến loài:

Phương pháp tách DNA:

DNA tổng số được tách chiết theo phương pháp của Kurtzman & Fell (1998) với một số cải tiến phù hợp với phịng thí nghiệm. Hút 1-2ml dịch lên men lỏng lên men 24 h đối với nấm men (72 h đối với nấm sợi) vào ống eppendrorf ly tâm 10000 vòng/5 phút; bỏ dịch nổi thu cặn. Sinh khối thu được nghiền nhuyễn để phá cấu trúc tế bào. Tiếp tục thêm 100µl đệm TE, 5µl RNAase ủ 37℃/30 phút; bổ sung 500µl dung dịch 1 (bộ kít tách DNA) ủ 70℃/10 phút, để nguội, bổ sung 700µl chloroform lạnh ly tâm 10000 vịng/5 phút thu pha

trên lấy 400µl vào ống eppendrof, thêm vào 800µl bao gồm 80µl dung dịch 2 (bộ kít DNA) và 720µl H2O đeion voltex đều ly tâm 10000 vòng/ 5 phút.

Đổ bỏ dịch nổi, tủa được hịa với 150µl dung dịch 3 (bộ kít DNA), thêm vào 450µl cồn tuyệt đối rồi ly tâm 10000 vòng/10 phút. Tủa được rửa bằng cồn 70%, ly tâm 10000 vịng/10 phút. Tủa để khơ được hịa lại với 20µl Elution Buffer voltex đều.

Phương pháp khuếch đại PCR:

Dòng nấm men, nấm sợi thuần khiết được chọn để giải trình tự đoạn gen bằng phản ứng PCR với cặp mồi ITS1 (5’-TCC GTA GGT GAA CCT GCG G-3’) và ITS4 (5’-TCC TCC GCT TAT TGA TAT GC-3’) (Gardes & T.D. Bruns, 1993).

Thành phần bao gồm (25µl/phản ứng): 4 µl DNA mẫu, 2µl ITS1, 2µl ITS4, master mix 12,5 µl, 4,5µl H2O. Các chu kỳ nhiệt: 94℃/4 phút; 40 chu kỳ (94 ℃/30 giây; 55℃/ 30 giây; 72℃/ 35 giây); 72℃/ 7 phút; kết thúc giữ 4℃. Kiểm tra sản phẩm PCR trên gel agarose 1,5% điện di trong 30 phút.

Đọc trình tự DNA

Trình tự rDNA vùng ITS của chủng nấm được đọc trực tiếp trên thiết bị đọc trình tự tự động ABI 3100 Avant (Applied Biosystems, Mỹ). Trình tự nucleotid của các chủng nấm men nghiên cứu được so sánh với các trình tự đã có trong GenBank sử dụng giao diện tìm kiếm “nucleotide-nucleotide BLAST” của Trung tâm Tin- Công nghệ sinh học Quốc gia (National Center for Biotechnology Information), Bethesda (http://www.ncbi.nlm.nih.gov). So sánh và xử lý số liệu dùng chương trình máy tính CLUSTAL X ver. 1.83.

Xây dựng cây phát sinh chủng loại

Cây phát sinh được xây dựng theo Kimura (1980) sử dụng phương pháp của Saitou và Nei (1987). Phân tích bootstrap được thực hiện từ 1000 lần lặp lại ngẫu nhiên, chỉ có những giá trị trên 50% được thể hiện. Mã số của ngân hàng gen được ghi sau tên loài.

13. Độ màu của rượu được đo theo phương pháp EBC 9.6 của EBC tại bước sóng 430 nm trên thiết bị Máy quang phổ UV -VIS DR6000 - HACH

14. Phân tích các hợp chất bay hơi bằng sắc ký khí GC/FID và sắc ký khí khối phổ GC/MS

*Sắc ký khí GC/FID

Thiết bị phân tích Clarus 500 Perkin Elmer với thiết bị lấy mẫu pha hơi HS Turbo Matrix 40 - Perkil Elmer, Thiết bị sinh khí Hydro, Cột phân tích chuyên dụng DB -ALC 2, 30m Length x 0,32 mm ID x 1,8µm df.

Chương trình lấy mẫu pha hơi: - Oven 80oC/15min

- Pressurizer : 15 psi -1 min - Needle 0,06 min - Temp 120oC - Transfer: 150oC

Chương trình sắc ký:

- Injector: 200oC, Spilit/Spilitless: 5,3 - Oven 45oC/5min

- Ramp 1: 5oC/min - 105oC/2min - Ramp 2: 10oC/min - 185oC/9min

- Detector FID : 220oC, Air = 350 mL/min, H2= 40 mL/min

*Sắc ký khí khối phổ GC/MS

Thiết bị phân tích GC Clarus 680/ MS SQ8T Perkin Elmer với thiết bị lấy mẫu pha hơi HS Turbo Matrix 40 - Perkil Elmer, Cột phân tích Elite 5 MS, 60m Length x 0,25 mm ID x 0,25µm df.

Chương trình lấy mẫu pha hơi: - Oven 80oC/15min

- Pressurizer : 15 psi -1 min - Needle 0,06 min - Temp 120oC - Transfer: 150oC

Chương trình sắc ký:

- Oven 45oC/5min

- Ramp 1: 5oC/min - 140oC/3min - Ramp 2: 10oC/min - 200oC/2min Chương trình MS:

- Transferline: 200oC - Detecter: 200oC - EI: 70eV

- Multiplier:1640

- TIC 5,5-35 min, mass 30-300 Da

Một số chỉ tiêu khác được phân tích theo các phương pháp quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, các TCVN và một số phương pháp đã được chuẩn hoá trong các tài liệu hiện hành.

15. Đánh giá chất lượng cảm quan rượu theo TCVN 8007:2009

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) nghiên cứu ứng dụng enzyme công nghiệp trong sản xuất rượu nếp truyền thống để tăng hiệu suất thu hồi ethylic và nâng cao chất lượng sản phẩm (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)