- Ngoài ra có thể vẽ BĐ đường(HS về nhà vẽ)
2. Ngập lụt, ,lũ quét và hạn hán: (phụ lục)
lục)
ngập lụt, lũ quét và hạn hán.
Hình thức: Nhóm.
Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. (Xem phiếu học tập phần phụ lục).
Nhóm l: tìm hiểu sự hoạt động của ngập lụt.
Nlhóm 2: Tìm hiểu sự hoạt động của lũ quét.
Nhóm 3: tìm hiểu sự hoạt động của hạn hán.
Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm (Xem thông tin phản hồi phần phụ lục). GV đặt câu hỏi cho các nhóm:
- Vì sao lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam?
(Mùa khô ở miền Bắc trùng với các tháng mùa đông, nhiệt độ hạ thấp nên khả năng bốc hơi nước không cao. Cuối mùa đông gió Đông Bắc đi qua biển nên gây mưa phùn làm giảm mức độ khô hạn. Miền Nam mùa khô nhiệt độ cao nên khả năng bốc hơi nước lớn, gió mậu dịch khô lại bị chắn bởi các cao nguyên Nam Trung Bộ càng trở nên khô hơn khi ảnh hưởng tới Tây Nguyên và Nam Bộ).
Hoạt động 3: tìm hiểu chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Hình thức: Cả lớp.
Trò chơi: Xây dựng ngôi nhà "Việt Nam phát tnển bền vững".
Cách chơi:
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc mục 3 SGK để nhớ được các chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Giải thích ý nghĩa các chiến lược gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Bước 2: GV tổ chức HS thành 2 đội chơi, mỗi đội gồm 4 HS. Các đội lên bảng xây dựng ngôi nhà phát triển bền
vững (Xem mẫu phần phụ lục).
Bước 3: Đại diện các đội trình bày ý nghĩa của các chiến lược.
Bước 4: HS cả lớp đánh giá đội nào làm nhanh hơn, trình bày tốt hơn. .
4. Củng cố
1. Khoanh tròn ý em cho là đúng
* 70% tổng số cơn bão ở Việt Nam xảy ra vào các tháng: A. 5, 6, 7. C. 8, 9, 10.