Thiên nhiên phân hoá theo Đông Tây

Một phần của tài liệu Địa lý 12 (Nâng cao) (Trang 50 - 51)

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

2.Thiên nhiên phân hoá theo Đông Tây

(Xem thông tin phản hồi phần phụ lục).

hoá thiên nhiên theo Đông - Tây (xem sơ đồ phần phụ lục).

GV yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

- Quan sát bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, hãy nhận xét về sự thay đổi thiên nhiên từ Đông sang Tây.

- Nêu các biểu hiện sự phân hoá thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi.

- Giải thích sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc?

GV: Ba cấp độ của sơ đồ đã thể hiện sự phân hóa sâu sắc của thiên nhiên nước ta theo hướng Đông - Tây.

Bước 2: GV chia lớp thành 3 nhóm nhiệm vụ:

Nhóm l: Hãy viết 1 bài giới thiệu về sự đa dạng của cảnh quan thiên nhiên nước ta cho1 hành trình du lịch với các điểm dừng chân là đảo Cát Hải, Thái Bình và vùng núi Tam Đảo.

Nhóm 2 : Hãy viết 1 bài giới thiệu về sự đa dạng của cảnh quan thiên nhiên nước ta cho hành trình du lịch với các điểm dừng chân là đảo Cồn Cỏ, Cửa Tùng, Cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị).

Nhóm 3: Hãy viết 1 bài giới thiệu về sự đa dạng của cảnh quan thiên nhiên nước ta cho hành trình du lịch với các điểm dừng chân là Côn Đảo, Bến Tre, Đà Lạt. Bước 3: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. GV đánh giá, cho điểm bài trình bày tốt.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân tạo nên phân hoá cảnh quan theo độ cao.

Hình thức: Cả lớp.

GV đặt câu hỏi: Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao? Sự phân hoá theo độ cao ở nước ta biểu hiện rõ ở các thành phần tự nhiên nào?

1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức. (Do 3/4 lãnh thổ nước ta là đồi núi, ở địa hình đồi núi

Một phần của tài liệu Địa lý 12 (Nâng cao) (Trang 50 - 51)