D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4. Các miền địa lí tự nhiên:
(Phụ lục)
Bước 1: GV chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu các đặc điểm của một miền địa lí tự nhiên (Xem phiếu học tập phần phụ lục). - Nhóm 1: tìm hiểu đặc điểm miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
- Nhóm 2: tìm hiểu đặc điểm miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm miền Nam Ttung và Nam Bộ.
Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm.
(Xem thông tin phản hồi phần phụ lục). GV đưa câu hỏi cho các nhóm:
Câu hỏi cho nhóm l: Vị trí địa lí và đặc điểm địa hình có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
Câu hỏi cho nhóm 2: Hướng tây bắc - đông nam của các dãy núi Trường Sơn có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu của miền? Địa hình núi trung bình và núi cao chiếm ưu thế ảnh hưởng như thế nào đối với thổ nhưỡng - sinh vật trong miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
Câu hỏi cho nhóm 3: Vì sao miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo với 2 mùa mưa không rõ rệt. Đặc điểm của khí hậu có ảnh hưởng như thế nào tới sản xuất nông nghiệp của miền này?
(Do nằm gần Xích Đạo, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa mùa hạ nóng ẩm và gió mậu dịch khô nên miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo với 2 mùa mưa không rõ rệt. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn rất thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới quanh năm. Khí hậu cận xích đạo tạo điều kiện để vùng có thể xen canh, thâm canh, tăng vụ).
4. Củng cố
1. Trình bày những đặc điểm phân hóa của thiên nhiên Việt Nam?
2. Theo em sự phân hóa này mang lại những mặt thuận lợi và khó khăn gì cho nền kinh nước ta?
5. Dặn dò
Hoàn thành câu hỏi và bài tập 1,2 SGK trang 61
PHỤ LỤC