Bảng 2.. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
Đơn vị: Nghìn Đồng
Tuyệt đối Tương đối (%)
(1) (2) (3)=(1)-(2) (4)=(3)/(2)
Doanh thu thuần 239.575.408 229.054.905 10.520.503 4,59 Tổng TSDH 188.416.331 165.550.749 22.865.581 13,81 Tổng TSDH bình quân 176.983.540 169.056.622 7.926.918 4,69 Nguyên giá TSCĐ 271.558.944 268.398.189 3.160.755 1,18 Nguyên giá TSCĐ bình
quân 269.978.567 261.125.881 8.852.685 3,39 Lợi nhuận sau thuế 17.880.526 20.436.302 (2.555.775) (12,51) Hiệu suất sử dụng TSDH
(Lần) 1,27 1,38 (0,11) (8,10)
Suất hao phí TSDH so với
doanh thu (Lần) 9,90 8,27 1,63 19,71
Tỷ suất sinh lời của TSDH
(%) 10,10 12,09 (1,99)
Sức sản xuất của TSCĐ
(Lần) 0,89 0,89 0 0
Suất hao phí của TSCĐ
(Lần) 1,13 1,14 (0,01) (0,88)
Suất sinh lời của TSCĐ (%) 6,62 7,83 (1,21)
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính năm 2012)
Từ bảng số liệu tính toán được có thể thấy hiệu suất sử dụng tài sản năm 2012 chỉ đạt 1,27 lần, thấp hơn năm 2011 là 0,11 lần. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tài sản dài hạn được đưa vào hoạt động kinh doanh sẽ thu được 1,27 đồng doanh thu thuần. Trái ngược với hiệu suất sử dụng TSDH, suất hao phí của TSDH so với doanh thu thuần lại tăng từ 8,27 lần (năm 2011) lên 9,9 lần (năm
2012). Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu năm 2012 thì doanh nghiệp phải bỏ ra 9,9 đồng TSDH. Tuy nhiên sự biến động của hiệu suất sử dụng TSDH và suất hao phí của TSDH so với doanh thu thuần qua 2 năm 2011 và 2012 là không đáng kể. Nguyên nhân là do trong năm 2012, tốc độ tăng của tổng TSDH (13,81%) và tổng TSDH bình quân (4,69%) nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần (4,59%), sự biến động này đã làm cho hiệu suất sử dụng TSDH giảm đi và suất hao phí TSDH tăng lên.
Trong năm 2012, lợi nhuận sau thuế giảm 12,51% trong khi tổng TSDH bình quân lại tăng 4,69% so với năm 2011. Điều này làm cho tỷ suất sinh lời của TSDH năm 2012 chỉ đạt 10,1%, giảm 1,99% so với năm 2011. Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng tài sản dài hạn năm 2012 sẽ tạo ra 10,1 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất sinh lời trên TSDH giảm đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sử dụng TSDH kém hiệu quả hơn so với năm 2010, điều này góp phần làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Sức sản xuất của TSCĐ năm 2012 cho biết 1 đồng TSCĐ sẽ tạo ra 0,89 đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này qua 2 năm 2011 và 2012 đều không có sự biến động. Điều này cho thấy công ty vẫn đang duy trì được hiệu quả hoạt động của TSCĐ. Không những vậy, suất hao phí của TSCĐ năm 2012 còn giảm 0,01 lần so với năm 2011, nghĩa là để có một đồng doanh thu thuần trong kỳ công ty sẽ phải cần 1,13 đồng TSCĐ. Đây chính là căn cứ để công ty lên kế hoạch đầu tư TSCĐ sao cho hợp lý để đạt được doanh thu như mong muốn.
Năm 2012, sự tăng lên của Nguyên giá TSCĐ bình quân (3,39%) và sự giảm sút của lợi nhuận sau thuế (12,51%) đã khiến cho tỷ suất sinh lời của TSCĐ chỉ đạt 6,62%, tương ứng giảm 1,21% so với năm 2011. Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng TSCĐ được được sử dụng trong kỳ sẽ tạo ra 6,62 đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. Sự sụt giảm của chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty năm 2012 là kém hơn năm 2011. Vì đây là một trong số các nhân tố để hấp dẫn các nhà đầu tư nên trong tương lai công ty cần
có chính sách sử dụng TSCĐ hợp lý, đạt được hiệu quả cao để từ đó thu hút được các nhà đầu tư.
2.2.2.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng nguồn vốn
Kinh doanh là một hoạt động kiếm lời, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để đạt tới lợi nhuận tối đa, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ sản xuất - kinh doanh, trong đó quản lý và sử dụng vốn là một bộ phận rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn
Đơn vị: Nghìn Đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu thuần 239.933.753 243.768.848 229.054.905 239.575.408
EBT 27.572.842 33.973.714 27.255.931 24.056.998
Lãi vay 6.076.028 4.329.907 3.918.577 1.263.299
EBIT 33.648.870 38.303.621 31.174.509 25.320.298
Lợi nhuận sau thuế 25.128.242 25.473.972 20.436.302 17.880.526
Tiền vay bình quân - 30.900.886 20.340.958 28.812.117
Vốn cố định bình
quân - 172.627.634 169.056.622 176.983.540
Vốn lưu động bình
quân - 32.564.715 41.205.730 38.411.310
Khả năng thanh
toán lãi vay (Lần) 5,54 8,85 7,96 20,04
Tỷ suất sinh lời của
tiền vay (%) - 82,44% 100,47% 62,06%
Hiệu quả sử dụng
Hiệu quả sử dụng
vốn lưu động (Lần) - 7,49 5,56 6,24
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính năm 2010 và 2012)
Qua bảng số liệu tính toán được có thể thấy khả năng thanh toán lãi vay của công ty từ năm 2009 - 2012 luôn biến động tăng giảm thất thường. Số tiền vay bình quân qua 4 năm liên tục giảm, cùng với chính sách điều chỉnh giảm lãi suất cho vay của Ngân hàng Nhà nước khiến cho số lãi vay phải trả giảm đi. Cụ thể lãi vay giảm từ 6.076.028 nghìn đồng (năm 2009) xuống còn 1.263.299 nghìn đồng (năm 2012). Bên cạnh đó, thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) lại tăng từ 33.648.870 nghìn đồng (năm 2009) lên 38.303.621 nghìn đồng (năm 2010). Đây chính là nguyên nhân khiến cho hệ số khả năng thanh toán lãi vay của công ty năm 2010 đạt 8,85 lần, tăng 3,31 lần so với năm 2009. Nghĩa là công ty có thể sử dụng 8,85 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay năm 2010 để trả cho 1 đồng lãi vay. Tuy nhiên, đến năm 2011 thì khả năng thanh toán lãi vay của công ty lại giảm 0,89 lần so với năm 2010 do sự sụt giảm của chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Năm 2012, khả năng thanh toán lãi vay lại có sự gia tăng đột biến lên mức 20,04 lần, tăng 12,08 lần so với năm 2011. Sự tăng lên này là do tốc độ giảm của lợi nhuận trước thuế và lãi vay năm 2012 (18,78%) chậm hơn tốc độ giảm của lãi vay (67,76%). Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay phản ánh khả năng đáp ứng các khoản lãi vay của công ty dựa vào thu nhập. Qua 4 năm chỉ tiêu này đều lớn hơn 1 chứng tỏ thu nhập để bù đắp cho lãi vay dư thừa, công ty đang quản lý nợ tốt. Điều này làm giảm rủi ro tài chính, rủi ro thanh khoản, tăng hiệu quả sinh lời cho công ty.
Tỷ suất sinh lời trên tiền vay có ý nghĩa rất quan trọng để các nhà quản trị đưa ra quyết định vay tiền đầu tư cho hoạt động kinh doanh.Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, khi doanh nghiệp sử dụng 100 đồng tiền vay thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Từ số liệu tính toán ở bảng 2.16 thấy tỷ suất sinh lời trên tiền vay đã tăng từ 82,44% (năm 2010) lên 100,47% (năm 2011), nghĩa là
trong 100 đồng tiền vay được sử dụng cho hoạt động kinh doanh năm 2011 sẽ tạo ra 100,47 đồng lợi nhuận, tăng 18,03 đồng so với năm 2010. Tỷ suất sinh lời cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh và tốc độ tăng trưởng của công ty là khá tốt. Đến năm 2012, tỷ suất sinh lời trên tiền vay của công ty chỉ còn 62,06%, giảm 38,41% so với năm 2011, nghĩa là trong 100 đồng tiền vay năm 2012 sẽ chỉ tạo ra được 62,06 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do lợi nhuận trước thuế và lãi vay năm 2012 giảm từ 31.174.509 nghìn đồng (năm 2011) xuống còn 25.320.298 nghìn đồng trong khi đó số tiền vay lại tăng từ 19.521.284 nghìn đồng (năm 2011) lên 38.102.949 nghìn đồng (năm 2012). Tuy nhiên tỷ suất này vẫn ở mức cao chứng tỏ công ty vẫn kinh doanh tốt với tốc độ tăng trưởng ổn định.
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định cho biết một đồng vốn cố định bình quân được sử dụng trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Từ số liệu có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định trong 2 năm 2011 và 2012 không có sự biến động nào, chứng tỏ công ty vẫn đang duy trì hiệu quả sử dụng vốn cố định khá ổn định. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty từ năm 2010 - 2012 có sự biến động tăng giảm thất thường. Cụ thể hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2011 đạt 5,56 lần, giảm 1,93 lần so với năm 2010. Nguyên nhân là do lợi nhuận thuần năm 2011 giảm trong khi vốn lưu động bình quân trong kỳ lại tăng so với năm 2010. Đến năm 2012, chỉ tiêu này đã tăng trưởng trở lại, đạt 6,24 lần nhưng vẫn không bằng hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2009 (7,49 lần), nghĩa là 1 đồng vốn lưu động bình quân được sử dụng trong năm 2012 sẽ tạo ra 6,24 đồng doanh thu thuần. Điều này cho thấy vốn lưu động được sử dụng tốt hơn vốn cố định, tạo ra nhiều doanh thu hơn, ổn định và không quá thấp.
Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn thông qua mô hình phân tích Dupont
Để bóc tách chi tiết hơn những yếu tố tác động lên chỉ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Công ty, khóa luận sẽ nghiên cứu theo mô hình
Dupont. Thông qua mô hình, ROE sẽ được phân tích dựa trên 3 yếu tố: Đòn bẩy tài chính, vòng quay tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
Đòn bẩy tài chính = Tổng TS/VCSH
Bảng 2.. Phân tích ROE theo mô hình Dupont
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
ROS (%) 10,45 8,92 7,46
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (Lần) 1,14 1,11 1,07
Tổng TS/VCSH (Lần) 1,41 1,31 1,41
ROE (%) 16,80 13,03 11,25
Ảnh hưởng của ROS lên ROE (%) - -2,22 -2,20
Ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tổng
tài sản lên ROE (%) - -0,35 -0,42
Ảnh hưởng của Tổng TS/VCSH (%) - -0.99 0,8
Delta ROE (%) - -3,77 -1,78
(Nguồn: Số liệu tính toán từ báo cáo tài chính)
ROE của Công ty trong thời gian gần đây luôn ở mức khá cao, bình quân trên 13,69%. Mặc dù vậy, việc phân tích theo mô hình Dupont lại cho thấy đang có sự thay đổi trong 3 yếu tố cấu thành ROE và đạt mức cao nhất tại năm 2010 với 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra dược 16,8 đồng lợi nhuận. Sau đó, chỉ tiêu này có xu hướng giảm dần qua các năm do ảnh hưởng của 3 nhân tố trong mô hình Dupont. Cụ thể:
Trước hết là ảnh hưởng của chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) đến ROE. Có thể nhận thấy rằng ROS có xu hướng bất ổn định và đạt mức cao nhất năm 2010 là 10,45%. Điều này ảnh hưởng mạnh đến ROE qua các năm. Trong 2 năm 2011 vào 2012, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, giá cả
nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, làm phát, tỷ giá có xu hướng tăng, lãi suất vay kinh doanh tăng... khiến cho tốc độ tăng chi phí nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu giảm mạnh với mức giảm lần lượt là 1,53% (năm 2011) và 1,46% (năm 2012) đã khiến cho tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm liên tiếp 2,22% (năm 2011) và 2,20% (năm 2012). Về mặt lý thuyết thì khi khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm sẽ kéo theo uy tín của doanh nghiệp trên thị trường giảm.
Thứ hai là ảnh hưởng của khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp đến hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Nhìn vào bảng phân tích ảnh hưởng có thể thấy rằng hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty trung bình ở mức 1,11 và đạt mức lớn nhất vào năm 2010 là 1,14, sau đó có xu hướng giảm dần qua các năm do từ năm 2011, công ty có kế hoạch xây dựng nhà máy số 2 để mở rộng quy mô sản xuất. Điều này khiến cho tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng tài sản và vòng quay của tài sản chậm dần, kéo theo ROE giảm. Cụ thể năm 2011, do hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm 0,03 lần so với năm 2010 đã kéo theo ROE giảm 0,35%. Năm 2012, hiệu suất sử dụng tổng tài sản tiếp tục giảm 0,04 lần so với năm 2011 kéo theo ROE giảm 0,42%.
Thứ ba là ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính lên chỉ tiêu ROE. Có thể thấy công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn trong 2 năm 2010 và 2012. Năm 2011, công ty hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính thể hiện qua chỉ tiêu Tổng TS/VCSH giảm từ 1,41 lần năm 2010 xuống còn 1,31 lần năm 2011. Với tác động giảm của đòn bẩy tài chính, chỉ tiêu ROE năm 2011 đã giảm 0,99%. Tuy nhiên đến năm 2012, hệ số đòn bẩy tài chính lại tăng lên mức 1,41 lần đã khiến cho chỉ tiêu ROE tăng 0,8%. Điều này cho thấy công ty đang theo đuổi chiến lược cấp tiến, chủ yếu sử dụng nợ để hoạt động sản xuất kinh doanh. Phần lớn các khoản nợ của Công ty là vay nợ ngắn hạn và nợ dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động như nhập nguyên vật liệu.
Tóm lại, qua phân tích Dupont trên đây có thể nhận thấy rằng sự gia tăng của việc sử dụng nợ trong Công ty có tác động dương đến hiệu quả sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Với việc sử dụng nợ đã làm ROE năm 2012 tăng 0,8%. Mặt khác, 2 nhân tố còn lại là ROS và hiệu suất sử dụng tổng tài sản có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu khiến cho ROE có xu hướng giảm qua các năm. Vì vậy, công ty cần có biện pháp hợp lý trong việc quản lý chi phí, doanh thu và tăng hiệu suất sử dụng của tài sản nhằm làm gia tăng khả năng sinh lời từ những yếu tố đầu vào sẵn có.
2.2.2.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí
Bảng 2.. Phân tích tỷ trọng chi phí trên doanh thu
Đơn vị: Nghìn Đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu 364.530.9625 350.496.4485 329.157.505 343.862.084 GVHB 183.778.254 175.433.4748 171.310.274 180.679.918 Tỷ trọng GVHB trên doanh thu (%) 50,41% 50,05% 52,05% 52,54% Chi phí tài chính 6.077.641 4.329.907 3.918.933 1.263.299 Tỷ trọng chi phí tài chính/Doanh thu (%) 1,67% 1,24% 1,19% 0,37% Chi phí bán hàng và
quản lý doanh nghiệp
22.880.932 31.036.831 28.321.885 35.525.498
Tỷ trọng chi phí BH &
QLDN/Doanh thu (%) 6,28% 8,86% 8,60% 10,33% (Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính năm 2010 và 2012)
Bảng 2.21 cho thấy những biến động của tỷ trọng các chi phí trên doanh thu. Chi phí giá vốn hàng bán qua các năm vẫn chiếm một tỷ trọng lớn (trung
bình trên 50%) và ít biến động so với doanh thu. Ngoài ra tỷ trọng chi phí tài chính qua 4 năm từ 2009 - 2012 liên tục giảm trong khi tỷ trọng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp lại có xu hướng tăng. Sự tăng lên của chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là tất yếu bởi trong giai đoạn 2009 - 2012, tình hình biến động của kinh tế thế giới và khủng hoảng nợ công châu Âu đã khiến cho tỷ giá bị biến động không ít, ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán vì nguyên liệu đầu vào chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài. Ngoài ra giá các yếu tố đầu vào như điện, nước, xăng, dầu được điều chỉnh tăng nhiều lần cũng khiến chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng lên.
Bảng 2.. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Tỷ suất sinh lời
trên tổng chi phí 12,91 16,11 13,37 11,03 2. Tỷ suất sinh lời
của GVHB 30,56 38,95 33,71 32,60
3. Tỷ suất sinh lời
của chi phí BH 283,62 215,80 179,32 122,58 4. Tỷ suất sinh lời
của chi phí QLDN
210,95 214,37 202,62 138,05
Tổng chi phí = GVHB + CP tài chính + CP BH & QLDN + CP khác
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính năm 2010,2011 và 2012)
Qua số liệu tính toán thấy tỷ suất sinh lời của các chi phí từ năm 2010 - 2012 liên tục giảm sút, đặc biệt là tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lời trên tổng chi phí cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Cụ thể: Tỷ suất sinh lời tăng từ 12,91% (năm 2009) lên 16,11% (năm 2010) do tổng chi phí năm 2010 giảm từ 213.532.846 nghìnđồng xuống còn 210.858.651 nghìn