Tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần BIA Hà Nội Hải Phòng (Trang 43 - 49)

Đơn vị: % ST T Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Tỷ trọng nợ/Tổng nguồn vốn 37,12 29,29 23,86 29,28 2 Tỷ trọng VCSH/Tổng nguồn vốn 62,68 70,71 76,14 70,72

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính năm 2012)

Biểu đồ 2.. Cơ cấu nguồn vốn Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng (2009 - 2012)

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính năm 2012)

Từ những số liệu ở bảng trên và qua biểu đồ ta có thể thấy:

Vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ trọng cao (trung bình trên 65%) trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Năm 2012, vốn chủ sở hữu chiếm 70,72% trên tổng nguồn vốn, giảm 5,42% so với năm 2011. Có thể thấy cấu trúc vốn của công ty có sự biến động không nhiều.Hơn nữa, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng nguồn vốn cho thấy khả năng độc lập về tài chính của công ty là cao.

Tỷ trọng nợ của công ty từ năm 2009 đến năm 2011 liên tục giảm từ 37,12% (năm 2009) xuống còn 23,86% (năm 2011). Đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam cũng đang phải chịu những ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng kinh tế thế giới.Các ngân hàng đều thắt chặt việc cấp tín dụng, điều này đã khiến công ty rơi vào tình trạng thiếu vốn, không huy động được vốn để quay vòng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đến năm 2012, khi nền kinh tế đã có nhiều khởi sắc, với uy tín cũng như sự tín nhiệm của công ty trên thị trường, công ty đã có thể tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh. Do đó, tỷ trọng nợ năm 2012 là 29,28%, tăng 5,42% so với năm 2011, hay trong 100 đồng nguồn vốn năm 2012 thì có 29,28 đồng là huy động từ nguồn nợ, tăng 5,42 đồng

so với năm 2011. Điều này cho thấy khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty năm 2012 là tốt hơn so với năm 2011. Công ty gia tăng mức độ sử dụng nợ để có được lá chắn thuế từ lãi vay bởi chi phí lãi vay được tính vào chi phí giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, công ty cần cân nhắc tỷ trọng nợ sao cho hợp lý tỷ trọng nợ cao có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cũng như tính thanh khoản của công ty trong dài hạn.

Để tìm hiểu sâu hơn về cơ cấu nguồn vốn của công ty, dưới đây là bảng phân tích chi tiết các khoản mục có biến động nhiều trong nguồn vốn của công ty:

Bảng 2.. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng Đơn vị: Nghìn Đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Tỷ trọn g/ Tổn g NV Năm 2011 Tỷ trọn g/ Tổn g NV Chênh lệch Tuyệt đối Tươn g đối (%) (A) (1) (2) (3)=(1)-(2) (4)=(3 )/(2) NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ 65.812.006 29,28 49.154.966 23,86 16.657.039 33,89 I. Nợ ngắn hạn 37.540.710 16,70 28.043.137 13,61 9.497.572 33,87 1. Vay và nợ ngắn hạn 15.014.124 6,68 3.327.386 1,61 11.686.737 351,23 2. Phải trả người bán 2.103.409 0,94 5.806.538 2,82 (3.703.128) (63,78) 3. Người mua trả tiền

trước 327 0 - - 327 -

4. Thuế và các khoản

phải nộp Nhà nước 7.411 3,30 7.354.353 3,57 56.784 0,77 5. Phải trả người lao

động 7.666.878 3,41 5.132.477 2,49 2.534.400 49,38

6. Chi phí phải trả 857.373 0,38 834.049 0,40 23.323 2,807. Các khoản phải trả, 7. Các khoản phải trả,

phải nộp khác 1.209.086 0,54 2.708.654 1,31 (1.499.568) (55,36) 8. Quỹ khen thưởng,

II. Nợ dài hạn 28.271.296 12,58 21.111.828 10,25 7.159.467 33,91

B- NGUỒN VỐN

CHỦ SỞ HỮU 158.923.649 70,72 156.899.078 76,14 2.024.570 1,29

I. Vốn chủ sở hữu 158.923.649 70,72 156.899.078 76,14 2.024.570 1,291. Vốn đầu tư của CSH 91.792.900 40,84 91.792.900 44,55 0 0 1. Vốn đầu tư của CSH 91.792.900 40,84 91.792.900 44,55 0 0 2. Thặng dư vốn cổ

phần 7.905.062 3,52 7.905.062 3,84 0 0

3. Quỹ đầu tư phát

triển 37.157.005 16,53 33.350.720 16,19 3.806.284 11,41 4. Quỹ dự phòng TC 4.027.183 1,79 3.414.094 1,66 613.089 17,96 5. LNST chưa phân phối 18.041.499 8,03 20.436.302 9,92 (2.394.802) (11,72) TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 224.735.656 100 206.054.045 100 18.681.610 9,07

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính năm 2012)

Tình hình nguồn vốn của công ty năm 2012 vẫn tập trung vào việc sử dụng vốn chủ sở hữu nhiều hơn là dùng nợ vay. Năm 2012, nợ phải trả tăng 16.657.039 nghìn đồng, tương ứng tăng 33,89% so với năm 2011. Sự tăng lên của nợ phải trả là do sự tăng lên đồng thời của 2 khoản mục nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

Nợ ngắn hạn năm 2012 tăng 9.497.572 nghìn đồng, tương ứng tăng 33,87% so với năm 2011. Sự tăng lên được giải thích thông qua biến động của các chỉ tiêu vay và nợ ngắn hạn, phải trả người lao động và sự tăng lên của quỹ khen thưởng, phúc lợi. Cụ thể theo Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2012 là thời điểm các khoản nợ dài hạn đã đến hạn phải trả, trong khi lượng vốn công ty là có hạn nên đã vay ngắn hạn từ Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hải Phòng 15.014.124 nghìn đồng để đảm bảo khả năng thanh toán, tăng 11.686.737 nghìn đồng, tương ứng 351,23% so với năm 2011.

Phải trả người bán năm 2012 giảm 3.703.128 nghìn đồng, tương ứng giảm 63,78% so với năm 2011 do công ty thanh toán sớm 1 số đơn hàng nhập khẩu để được hưởng chiết khẩu thương mại. Bên cạnh đó, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước năm 2012 tăng 56.784 nghìn đồng, tương ứng tăng 0,77% so với năm 2011, do năm 2012 phát sinh khoản thuế giá trị gia tăng là 983.646 nghìn đồng và có sự tăng đột biến thuế thu nhập cá nhân (từ 780 nghìn đồng năm 2011 lên 79.843 nghìn đồng năm 2012).

Ngoài ra, năm 2012 cũng có sự tăng thêm của một số khoản mục khác như phải trả người lao động, chi phía phải trả khác và quỹ khen thưởng phúc lợi.

Nợ dài hạn trong đó chủ yếu là vay và nợ dài hạn (chiếm 81,67% trên tổng nợ dài hạn năm 2012) cũng có sự tăng lên đáng kể. Nợ dài hạn năm 2012 tăng 7.159.467 nghìn đồng, tương ứng tăng 33,91% so với năm 2011. Công ty đã ký hợp đồng vay tín dụng dài hạn với Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hải Phòng số tiền là 151.000.000 nghìn đồng để đầu tư xây dựng công trình di dời nhà máy bia số 1 tại 16 Lạch Tray về nhà máy bia số 2 tại 85 Lê Duẩn, Quán Trữ, Kiến An, Hải Phòng. Số dư tại 31/12/2012 là 23.088.825 nghìn đồng.

Vốn chủ sở hữu năm 2012 tăng 2.024.570 nghìn đồng, tương ứng tăng 1,29% so với năm 2011. Trong đó vốn đầu tư của chủ sở hữu và thặng dư vốn cổ phần không có gì biến động. Mức tăng này là do sự tăng lên của quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính. Cụ thể: Năm 2012, quỹ đầu tư phát triển tăng 3.806.284 nghìn đồng, tương ứng tăng 11,41% so với năm 2011, trong khi quỹ dự phòng tài chính tăng 613.089 nghìn đồng, tương ứng tăng 17,96% so với năm 2011. Việc tăng tỷ lệ trích quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính đã khiến cho chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2012 giảm 2.394.802 nghìn đồng, tương ứng giảm 11,72% so với năm 2011.

Kết luận:Tình hình tài sản nguồn vốn của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Phòng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Từ những phân tích về cơ cấu Tài sản - Nguồn vốn của Công ty, có thể thấy quy mô Tài sản - Nguồn vốn của Công ty qua hai năm 2011 và 2012 tăng trưởng ổn định với mức tăng là 9,07%.

- Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản và tăng lên qua các năm cho thấy Công ty luôn hướng tới sự phát triển bền vững, phù hợp với loại hình hoạt động của Công ty là một Công ty sản xuất.

- Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu cũng luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng nguồn vốn qua các năm (trung bình trên 70%) cũng cho thấy được khả năng tự tài trợ, hay khả năng độc lập về tài chính của công ty là khá cao.

Hạn chế:

Nhìn vào bảng 2.4 và 2.6 có thể thấy cơ cấu tài trợ của công ty gặp vấn đề và cần xem xét lại. Cụ thể vốn lưu động ròng ( Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn) âm 1.221.385 nghìn đồng vào năm 2012. Nguyên nhân chính là từ năm 2011 đến năm 2012 công ty đã dùng các khoản vay ngắn hạn đầu tư cho tài sản dài hạn, bao gồm chi phí xây dựng cơ bản dở dang, chi phí nguyên vật liệu. Hoạt động này khiến cho tổng nợ ngắn hạn tăng rất nhiều trong khi tài sản ngắn hạn không có nhiều biến đổi.

- Điều này đồng nghĩa với việc công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán cho các chủ nợ trong ngắn hạn. Trường hợp xấu nhất là công ty có thể bị mất khả năng thanh toán và rơi vào tình trạng phá sản.

2.2.1.2. Tính tự chủ trong hoạt động tài chính và khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần BIA Hà Nội Hải Phòng (Trang 43 - 49)