Bảng 2.. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch
Tuyệt đối Tương đối(%)
(1) (2) (3)=(1)-(2) (4)=(3)/
(2)
Doanh thu thuần 239.575.408 229.054.905 10.520.503 4,59 Tổng tài sản 224.735.656 206.054.045 18.681.610 9,07 Tổng tài sản bình quân 215.394.850 210.262.352 5.132.498 2,44 Lợi nhuận sau thuế 17.880.526 20.436.302 (2.555.775) (12,51) Hiệu suất sử dụng tổng
tài sản (Lần) 1,07 1,11 (0,04) (3,60)
Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần (Lần)
0,90 0,92 (0,02) (2,17)
Suất hao phí của tài sản
so với lợi nhuận (Lần) 12,05 10,29 1,76 17,10
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính năm 2012)
Số liệu tính toán được từ bảng 2.13 cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản đang có xu hướng giảm. Bên cạnh đó doanh thu thuần và tổng tài sản cũng có sự biến động không ít. Điều này cho thấy việc sử dụng tài sản của công ty vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Cụ thể: Năm 2012, hiệu suất sử dụng của tổng tài sản là 1,07 lần, giảm 0,04 lần so với năm 2011. Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra 1,07 đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này giảm sở dĩ là do tốc độ tăng của doanh thu thuần (4,59%) chậm hơn
tốc độ tăng của tổng tài sản (9,07%). Ngoài ra, trong năm 2012 công ty vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh và doanh thu vẫn tăng nhưng bị ảnh hưởng của các khoản giảm trừ doanh thu do phải nộp thuế tiêu thu đặc biệt. Điều này chính là nguyên nhân làm giảm hiệu suất sử dụng tài sản trong năm.
Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần cho biết trong kỳ doanh nghiệp cần bao nhiêu đồng tài sản để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần. Theo số liệu tính toán được thì suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần năm 2012 là 0,9 lần, giảm 0,02 lần so với năm 2011. Điều này có nghĩa là để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần năm 2012 thì doanh nghiệp sẽ phải cần 0,9 đồng tài sản, ít hơn năm 2011 là 0,02 đồng. Qua đây có thể thấy công ty đang sử dụng tài sản có hiệu quả, góp phần tiết kiệm tài sản và nâng cao doanh thu thuần trong kỳ.
Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của các tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, để tạo ra một đồng lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp cần bao nhiêu đồng tài sản. Từ bảng số liệu có thể thấy năm 2012, suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận là 12,05 lần, tăng 1,76 lần so với năm 2011, nghĩa là để tạo ra một đồng lợi nhuận sau thuế năm 2012 thì công ty cần 12,05 đồng tài sản, giảm 1,76 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do tổng tài sản bình quân năm 2012 tăng 2,44%, trong khi đó lợi nhuận sau thuế lại giảm 12,51% so với năm 2011.
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thông qua mô hình Dupont
Muốn lý giải những thay đổi trong quá khứ của chỉ tiêu ROA của Công ty, hay dự báo giá trị tương lai của ROA thì cần phải lưu ý đến các chỉ tiêu lợi
nhuận ròng, doanh thu và tổng tài sản của Công ty. Những phân tích cụ thể dưới đây sẽ giúp ta hiểu rõ nguyên nhân:
Bảng 2.. Mức độ ảnh hưởng của ROS và Hiệu suất sử dụng tài sản lên ROA
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
ROS (%) 10,45 8,92 7,46
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (Lần) 1,14 1,11 1,07
ROA (%) 11,88 9,92 7,96
Delta ROA (%) -1,96 -1,96
Ảnh hưởng của ROS lên ROA (%) -1,7 -1,56 Ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tổng TS
lên ROA (%) -0,27 -0,3
(Nguồn: Số liệu được tính toán từ báo cáo tài chính)
Năm 2010 - 2011: ROA giảm từ 11,88% (năm 2010) xuống còn 9,92% (năm 2011). Nguyên nhân là do tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) và số vòng quay tổng tài sản giảm đã kéo theo hậu quả là với một trăm tồng tài sản đầu tư tại công ty chỉ đem lại 9,92 đồng lợi nhuận. Năm 2011, khủng hoảng nợ công châu Âu đã khiến nền kinh tế trên toàn thế giới bị ảnh hưởng, và Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng cũng không phải là ngoại lệ. Đầu tư vào tài sản nhiều nhưng doanh thu, lợi nhuận mang lại không cao, thậm chí âm. Với khả năng quản lý chi phí của công ty không hiệu quả dẫn đến ROS giảm, điều này đã khiến cho tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản giảm 1,7%. Mặt khác, cũng trong năm 2011, khả năng quản lý tài sản của Công ty cũng giảm, tốc độ guay vòng vốn của tài sản giảm 0,03 vòng khiến cho ROA giảm 0,27%. Tác động tổng hợp của cả ROS giảm và Hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm khiến cho hiệu quả sinh lời tài sản của Công ty giảm 1,96% hay 100 đồng tài sản năm 2011 đã tạo ra ít hơn năm 2010 là 2,9 đồng lợi nhuận.
Năm 2012, mặc dù Chính phủ đã đưa ra nhiều gói giải pháp để kích thích kinh tế nhưng với tình hình quản lý tài sản và chi phí không mấy hiệu quả của công ty đã khiến cho tỷ suất sinh lời trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản của công ty tiếp tục giảm với mức giảm lần lượt là 1,46% và 0,04%. Sự giảm xuống đồng thời của 2 chỉ tiêu này đã khiến cho tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của Công ty tiếp tục giảm 1,96%.
Tóm lại, qua phân tích Dupont ở trên có thể nhận thấy rằng khả năng sinh lời trên tổng tài sản của Công ty có xu hướng giảm mạnh qua các năm, điều này bị ảnh hưởng bởi cả 2 nhân tố là ROS và hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hai chỉ tiêu trên có thể giải thích do ảnh hưởng của cả các nhân tố khách quan và chủ quan. Cụ thể: Do tình trạng kinh tế bất ổn, giá nguyên vật liệu đầu vào có xu hướng tăng mạnh khiến cho tốc độ tăng của chi phí giá vốn (5,47%) nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu (4,47%). Mặt khác, Công ty có xu hưởng mở rộng quy mô khiến cho chi phí khấu hao TSCĐ cùng chi phí quản lý kinh doanh tăng mạnh, trong khi đó để giữ vững thị trường của mình, công ty tăng giá bán không nhiều, điều này khiến cho doanh thu tăng chậm hơn chi phí và ROS của Công ty có xu hướng giảm qua các năm.