Hồn thiện về kế tốn chi phí

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) kế toán doanh thu, chi phí và KQKD tại công ty CP cơ khí và xây lắp an ngãi (Trang 101 - 107)

Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận về kế tốn doanh thu, chi phí và KQKD trong DN

3.3. Các giải pháp hồn thiện kế tốn doanh thu, chi phí và KQKD tại cơng

3.3.2. Hồn thiện về kế tốn chi phí

Thứ nhất, hồn thiện kế tốn trích lập dự phịng giảm giá HTK:

Trong việc hạch toán giá vốn hàng bán, cơng ty chƣa tiến hành trích lập các khoản giảm giá HTK. Việc lập dự phòng này sẽ giảm bớt rủi ro trong kinh doanh, đƣợc dựa trên cơ sở là nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Đặc biệt khi công ty đã tiến hành CP hố, mơi trƣờng kinh doanh đầy biến động nhƣ hiện nay thì điều này càng cần thiết.

Vì là cơng ty chun về sản xuất, xây lắp nên việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho các sản phẩm của công ty, đặc biệt là sản phẩm gạch là điều cần thiết. Nhƣng kế tốn DN lại khơng lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Để hạn chế rủi ro, bù đắp tổn thất có thể xảy ra cơng ty cần trích lập các khoản dự phòng giảm giá HTK phản ánh bằng TK 2294 – “Dự phòng giảm giá HTK” để dự phòng sự biến động giá của số nguyên vật liệu, cơng cụ dụng cụ tồn kho trong kỳ khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc so với giá gốc của HTK.

 Nguyên tắc kế tốn dự phịng giảm giá HTK

DN trích lập dự phịng giảm giá HTK phải lập khi có những bằng chứng tin cậy về sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc so với giá gốc của HTK. Dự phịng là khoản dự tính trƣớc để đƣa vào chi phí sản xuất, kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán của HTK và nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tƣ, sản phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm giá.

Dự phòng giảm giá HTK đƣợc lập vào thời điểm lập Báo cáo tài chính. Việc lập dự phịng giảm giá HTK phải đƣợc thực hiện theo đúng các quy định của Chuẩn mực kế toán HTK và quy định của chế độ tài chính hiện hành.

Việc lập dự phịng giảm giá HTK phải tính theo từng loại vật tƣ, hàng hóa, sản phẩm tồn kho.

Giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của HTK là giá bán ƣớc tính của HTK trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thƣờng trừ (-) chi phí ƣớc tính để hồn thành sản phẩm và chi phí ƣớc tính cần thiết cho việc bán chúng.

Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ vào số lƣợng, giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của từng loại vật tƣ, hàng hoá, từng loại dịch vụ cung cấp dở dang, xác định khoản dự phòng giảm giá HTK phải lập:

- Trƣờng hợp khoản dự phòng giảm giá HTK phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phịng giảm giá HTK đang ghi trên sổ kế tốn thì số chênh lệch lớn hơn đƣợc ghi tăng dự phòng và ghi tăng giá vốn hàng bán.

- Trƣờng hợp khoản dự phòng giảm giá HTK phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá HTK đang ghi trên sổ kế tốn thì số chênh lệch nhỏ hơn đƣợc hồn nhập ghi giảm dự phịng và ghi giảm giá vốn hàng bán.

Cuối kỳ kế tốn hàng năm, khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc so với giá gốc của HTK thì phải lập dự phịng giảm giá HTK:

Mức dự phòng giảm giá vật tƣ hàng hóa

= Lƣợng vật tƣ hàng hóa thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính X Giá gốc HTK theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của HTK Giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc = Giá bán ƣớc tính của HTK - Chi phí ƣớc tính có thể hồn thành sản phẩm và chi phí ƣớc tính cần thiết cho việc bán chúng

Mức lập dự phịng giảm giá HTK đƣợc tính cho từng loại HTK bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán của DN.

Mức dự phịng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập đƣợc tính bằng cách lấy khối lƣợng hàng tồn kho tại thời điểm lập BCTC nhân (x) với giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế tốn, sau đó trừ (-) giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của hàng tồn kho. Tại công ty vào ngày 31/12/2014, DN có 100 viên gạch tồn kho, giá gốc gạch (bao gồm các chi phí trực tiếp và chi phí sản xuất chế biến khác để hoàn thành sản phẩm) là 1.000 đồng. Cũng tại thời điểm này, giá thành của sản phẩm gạch trên thị trƣờng là 800 đồng/viên. Các chi phí liên quan khác ƣớc tính để tiêu thụ sản phẩm là 100 đồng/viên, nghĩa là giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của một viên gạch là 700 đồng/viên (800 - 100), khi đó DN cần phải trích lập một khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho là: 100 viên x (1.000 đồng - 700 đồng ) = 30.000 đồng.

Việc lập dự phòng giảm giá HTK sẽ giúp cho Công ty bù đắp đƣợc các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tƣ, sản phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm giá; khơng làm ảnh hƣởng lớn đến kế hoạch sản xuất của Công ty; đồng thời cũng giúp Công ty phản ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của HTK của Cơng ty khi lập Báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch tốn.

Thứ hai, hoàn thiện kế tốn trích lập dự phịng phải thu khó đ i:

Để thúc đẩy mua bán hàng hóa cũng nhƣ mở rộng thị phần, Công ty thực hiện chính sách bán chịu, một số trƣờng hợp khách hàng của Cơng ty gặp phải khó khăn dẫn đến tình trạng tồn đọng một số khoản nợ phải thu lớn vào thời điểm cuối năm. Khi đó Cơng ty nên trích lập dự phịng đối với các khoản nợ phải thu đủ điều kiện.

Ngày 12/01/2016, Công ty bán chịu cho DNTN Hà Vân 200 triệu, nhƣng đã quá hạn thanh toán 4 tháng, DNTN Hà Vân vẫn chƣa có khả năng thanh tốn. Vì vậy, Cơng ty cần trích lập dự phịng nhằm giảm thiểu rủi ro.

Kế tốn sử dụng TK 2293 – Dự phịng phải thu khó địi: TK này phản ánh tình hình trích lập hoặc hồn nhập khoản dự phịng các khoản phải thu và các khoản đầu tƣ nắm giữ đến ngày đáo hạn khó địi.

Việc trích lập hoặc hồn nhập khoản dự phịng phải thu khó địi đƣợc thực hiện ở thời điểm lập Báo cáo tài chính.

– Trƣờng hợp khoản dự phịng phải thu khó địi phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn số dƣ khoản dự phịng phải thu khó địi đang ghi trên sổ kế tốn thì số chênh lệch lớn hơn đƣợc ghi tăng dự phịng và ghi tăng chi phí quản lý DN.

– Trƣờng hợp khoản dự phịng phải thu khó địi phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn số dƣ khoản dự phịng phải thu khó địi đang ghi trên sổ kế tốn thì số chênh lệch nhỏ hơn đƣợc hoàn nhập ghi giảm dự phịng và ghi giảm chi phí quản lý DN.

Đối với những khoản phải thu khó địi kéo dài trong nhiều năm, DN đã cố gắng dùng mọi biện pháp để thu nợ nhƣng vẫn không thu đƣợc nợ và xác định khách nợ thực sự khơng có khả năng thanh tốn thì DN có thể phải làm các thủ tục bán nợ cho Cơng ty mua, bán nợ hoặc xố những khoản nợ phải thu khó địi trên sổ kế tốn. Việc xố các khoản nợ phải thu khó địi phải thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ DN. Số nợ này đƣợc theo dõi trong hệ thống quản trị của DN và trình bày trong thuyết minh Báo cáo tài chính. Nếu sau khi đã xố nợ, DN lại địi đƣợc nợ đã xử lý thì số nợ thu đƣợc sẽ hạch toán vào TK 711 “Thu nhập khác”.

Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu đƣợc phân loại là nợ phải thu khó địi, nếu số dự phịng nợ phải thu khó địi cần trích lập ở kỳ kế tốn này lớn hơn số dự phịng nợ phải thu khó địi đã trích lập ở kỳ kế tốn trƣớc chƣa sử dụng hết, kế tốn trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý DN

Có TK 2293 – Dự phịng tổn thất tài sản

Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu đƣợc phân loại là nợ phải thu khó địi, nếu số dự phịng nợ phải thu khó địi cần trích lập ở kỳ kế tốn này

nhỏ hơn số dự phịng nợ phải thu khó địi đã trích lập ở kỳ kế tốn trƣớc chƣa sử dụng hết, kế tốn hồn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 2293 – Dự phòng tổn thất tài sản Có TK 642 – Chi phí quản lý DN.

Đối với các khoản nợ phải thu khó địi khi xác định là không thể thu hồi đƣợc, kế toán thực hiện xoá nợ theo quy định của pháp luật hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 331, 334….(phần thực thu)

Nợ TK 2293 – Dự phòng tổn thất tài sản (phần đã lập dự phòng) Nợ TK 642 – Chi phí quản lý DN (phần đƣợc tính vào chi phí)

Có các TK 131, 138, 128, 244…

Đối với những khoản nợ phải thu khó địi đã đƣợc xử lý xố nợ, nếu sau đó lại thu hồi đƣợc nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi đƣợc, ghi:

Nợ các TK 111, 112,….

Có TK 711 – Thu nhập khác.

Thứ ba, hồn thiện kế tốn sản phẩm hỏng

Trong quá trình sản xuất, xác suất có sản phẩm khơng đạt chất lƣợng thì ở bất kỳ đơn vị nào đều có, tỷ lệ cao hay thấp là tùy thuộc vào mức độ hiện đại của trang thiết bị, quy trình cơng nghệ sản xuất cũng nhƣ năng lực kỹ thuật của ngƣời lao động. Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn về kỹ thuật theo yêu cầu của khách hàng. Vì vậy, nó đƣợc loại ra và coi nhƣ phế liệu thu hồi. Phế liệu thu hồi có giá trị sử dụng thấp, khơng mang lại hiệu quả kinh tế.

Do đặc thù của ngành nghề kinh doanh nên trong quá trình sản xuất sản phẩm sẽ có sự xuất hiện của những sản phẩm hỏng. Tại Cơng ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp An Ngãi thì tỷ lệ sản phẩm không đạt chất lƣợng, vỡ… hiện nay chiếm tỷ lệ khoảng 2% so với số sản phẩm sản xuất đƣợc. Nhƣng hiện nay, công ty chƣa lập định mức về sản phẩm hỏng và chƣa đƣa ra những biện pháp hạch toán cụ thể đối với những sản phẩm hỏng mà chi phí về sản phẩm hỏng tính hết vào giá thành sản

phẩm. Sản phẩm sản xuất ra bị hƣ hỏng dƣới mức bình thƣờng hoặc vƣợt trên mức bình thƣờng đều đƣợc tính hết vào giá thành sản phẩm. Việc tính tốn nhƣ vậy là khơng phản ánh đúng bản chất của chi phí sản phẩm hỏng, sản phẩm hỏng của cơng ty là sản phẩm hỏng không thể sửa chữa đƣợc vì vậy để cải thiện thực trạng đó, Cơng ty cần tiến hành các công việc cụ thể sau:

- Quy định rõ tỷ lệ sản phẩm hỏng trong định mức và ngoài định mức căn cứ vào điều kiện máy móc thiết bị sản xuất và trình độ, kỹ năng của ngƣời cơng nhân. Theo tác giả định mức sản phẩm hỏng của công ty hiện nay nên quy định mức tối đa là 1,5% trên tổng số lƣợng sản phẩm sản xuất đƣợc. Nếu sản phẩm hỏng vƣợt định mức cần phải quy trách nhiệm vật chất, buộc bồi thƣờng. Những thiệt hại về sản phẩm hỏng do ngun nhân khách quan thì chi phí về sản phẩm hỏng đƣợc loại trừ khỏi giá thành của sản phẩm hoàn thành.

- Cuối kỳ, tập hợp toàn bộ thiệt hại về sản phẩm hỏng và tiến hành hạch toán:

+ Sản phẩm hỏng trong định mức: Không tổ chức hạch toán theo dõi riêng, sau khi trừ phần phế liệu thu hồi (nếu có), chi phí về sản phẩm hỏng coi nhƣ nằm trong giá thành sản phẩm hồn thành. Nếu có phế liệu thu hồi cũng cần phải kiểm kê và xác định giá trị thu hồi.

+ Sản phẩm hỏng ngoài định mức: Căn cứ vào các biên bản xác nhận và chứng từ kế toán liên quan, kế toán tiến hành hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng theo các định khoản:

Loại trừ chi phí về sản phẩm hỏng ra khỏi giá thành sản phẩm và chờ xử lý: Nợ TK 1381 - Phải thu khác

Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Căn cứ vào các quyết định xử lý thiệt hại về sản phẩm hỏng của cấp có thẩm quyền, kế tốn phản ánh theo định khoản:

Nợ TK 152: Giá trị nguyên vật liệu thu hồi

Nợ TK 1388: Bắt ngƣời chịu trách nhiệm bồi thƣờng Nợ TK 632: Tính vào giá vốn hàng bán

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) kế toán doanh thu, chi phí và KQKD tại công ty CP cơ khí và xây lắp an ngãi (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)