Kinh nghiệm của huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 38 - 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng về đào tạo nghề

1.4.1. Kinh nghiệm của huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Thiệu Hóa là huyện có một vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung tâm các huyện đồng bằng của tỉnh Thanh Hóa và có ranh giới giáp với nhiều huyện: Phía Đơng: giáp Thành phố Thanh Hóa và huyện Hoằng Hóa. Phía Tây: giáp huyện Triệu Sơn và Thọ Xuân, Phía Nam: Giáp huyện Đơng Sơn và Triệu Sơn, Phía Bắc: giáp huyện Yên Định. Trung tâm huyện là Thị trấn Vạn Hà.

Với tỷ lệ dân số nông thôn chiếm hơn 90%, do vậy, để nắm bắt kịp thời số lao động chƣa có việc làm, chƣa qua đào tạo nghề và nhu cầu học nghề của ngƣời lao động, huyện chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện tốt công tác điều tra, khảo sát, rà sốt cung - cầu lao động. Qua khảo sát có 34.273 ngƣời có nhu cầu học nghề, chiếm 35% ngƣời có nhu cầu đào tạo, trong đó trình độ sơ cấp nghề dƣới 3 tháng là 29.830 ngƣời; xác định danh mục 50 nghề đào tạo tại địa phƣơng; 97 cơ sở sản xuất, kinh doanh có nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo. Trên cơ sở kết quả khảo sát, huyện chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng năm, đƣa ra các giải pháp thiết thực trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm.

Đồng thời, huyện tuyên truyền rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về chủ trƣơng, chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm; các mơ hình, các tổ chức, cá nhân điển hình làm tốt cơng tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm; thông tin, phổ biến tới ngƣời lao động, học sinh các trƣờng THPT về các cơ sở dạy nghề, nhóm nghề; tổ chức các hội nghị tƣ vấn cho ngƣời lao động, giúp họ lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng...

Nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn, huyện đã kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp, thành phần kinh tế đầu tƣ mở rộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn, tạo điều kiện về mặt bằng, hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp; phối hợp với Công ty và các trang trại, nơi sản xuất để dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn, do vậy đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 29% năm 2010 lên 45% năm 2015, tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề đạt trên 80%.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)