Thực trạng ban hành và thực thi các chính sách đào tạo nghề cho lao động nông

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 49)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng ban hành và thực thi các chính sách đào tạo nghề cho lao động nông

nông thôn trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

2.2.1. Thực trạng ban hành chính sách đào tạo nghề tại huyện Lục Nam

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X; Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP; Quyết định số 1956/QĐ- TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”... Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phƣơng nhƣ:

Nghị quyết số 16/2008/NQ-HĐND ngày 08/7/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang về việc thành lập Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm cho ngƣời dân khi Nhà nƣớc thu hồi từ 50% đất sản xuất nông nghiệp trở lên; Nghị quyết số 22/2009/NQ-HĐND ngày 09/12/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang về nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 16/2008/NQ-HĐND ngày 08/7/2008 của HĐND tỉnh khoá XVI về việc thành lập Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm cho ngƣời dân khi Nhà nƣớc thu hồi từ 50% đất sản xuất nông nghiệp trở lên; Quyết định số 1248/QĐ-UBND ngày 12/8/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc Phê duyệt Chƣơng trình giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013- 2020; Quyết định số 2128/QĐ- UBND ngày 28/12/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Đề án đổi mới công tác đào tạo nghề theo hƣớng khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2017- 2020; Quyết định số 151/QĐ- UBND ngày 24/01/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt mức chi và danh mục dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2017.

- Chủ trương, thực hiện chính sách của huyện Lục Nam

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Quyết định số 1248/QĐ-UBND ngày 12/8/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc Phê duyệt Chƣơng trình giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013- 2020, UBND huyện Lục Nam đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ và phân cơng 01 đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm trƣởng Ban Chỉ đạo; Lãnh đạo một số ban, đơn vị có liên quan trực thuộc UBND huyện làm thành viên. Ban Chỉ đạo có chức năng tham mƣu, giúp UBND huyện để chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả cơng tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Lục Nam.

Ngày 18/5/2016, UBND huyện Lục Nam ban hành Kế hoạch số 75/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nơng thơn và Chƣơng trình giải quyết việc làm cho lao động giai đoạn 2016-2020. Nội dung cua kế hoạch nêu rõ: theo chính sách đào tạo nghề, ngƣời nông dân học nghề hiện nay đƣợc hƣởng các quyền lợi:

+ Đƣợc học nghề miễn phí và đƣợc hỗ trợ một phần chi phí trong q trình học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dƣới 3 tháng);

+ Đƣợc vay tiền để học nghề;

+ Đƣợc cấp chứng chỉ học nghề, bằng nghề;

+ Sau học nghề, nơng dân có cơ hội tìm việc làm và sản phẩm làm ra đƣợc cam kết bao tiêu;

+ Sau khi học nghề nông dân đƣợc vay vốn để tự tạo việc làm. Nông dân học nghề nơng nghiệp có cơ hội đƣợc hỗ trợ về cây giống và con giống.

Đối với giáo viên dạy nghề, cán bộ quản lý dạy nghề cho nông dân: + Đƣợc trả tiền công giảng dạy với mức chuẩn tối thiểu;

+ Đƣợc hƣởng các khoản phụ cấp lƣu động khi dạy nghề tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

Đối với cơ sở đào tạo nghề:

+ Đƣợc hỗ trợ đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho dạy nghề; + Hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề.

So với các chính sách đào tạo nghề trƣớc đó, chính sách đào tạo nghề theo Đề án 1956 có nhiều điểm mới:

Thứ nhất, nếu những chính sách đào tạo nghề trƣớc đây mới chỉ mang tính “hƣớng cung” - tức là mới chỉ mang những nghề mình có dạy cho nơng dân thì hiện nay, chính sách này đã mở ra cơ hội lớn cho ngƣời nông dân đƣợc “hƣớng cầu” - nghĩa là sẽ đƣợc chọn những nghề mà mình thích, mình thực sự có nhu cầu để học.

Thứ hai, đề án đã chú trọng đến việc dạy cho nông dân những nghề mà họ muốn học và đƣợc phép thực hiện mọi hình thức đào tạo kể cả hình thức truyền nghề để có thể đáp ứng nhu cầu làm việc.

Thứ ba, chính sách đào tạo nghề này cịn mang tính chất gắn liền với thơn, làng, xã và đƣợc hệ thống chính trị các cấp vào cuộc, do đó khơng bị xa rời thực tiễn với nhu cầu của ngƣời dân. Tuy nhiên điểm khác biệt cốt lõi của chính sách đào tạo nghề này là chú trọng tuyên truyền ý thức và kiến thức cho bà con để có thể bắt nhịp với tốc độ đơ thị hóa nhanh nhƣ hiện nay.

với sự hƣớng dẫn chỉ đạo trực tiếp từ Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp & PTNT, Kế hoạch số 75/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nơng thơn và Chƣơng trình giải quyết việc làm cho lao động giai đoạn 2016-2020 của huyện Lục Nam đã xây dựng và quán triệt sâu rộng tới các cấp ban, ngành trong toàn huyện, phổ biến chủ trƣơng chính sách về đào tạo nghề cho nơng dân.

Cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, mặc dù đã có nhiều cởi mở, nhiều sự hỗ trợ cho nông dân, nhƣng vẫn chƣa đáp ứng nhu cầu. Nhiều hộ gia đình ở nơng thơn thƣờng đa dạng hóa các nghề, vừa có ruộng trồng lúa, ruộng trồng hoa màu, thậm chí có cả ao ni cá, chuồng trại chăn ni… nhu cầu về tìm hiểu kiến thức để phát triển tổng hợp là rất lớn; nhƣng quy định mỗi lao động nông thôn chỉ đƣợc học một nghề. Mặt khác, do quá trình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, lực lƣợng lao động trẻ phần lớn đi làm công ty, doanh nghiệp, lực lƣợng lao động nông nghiệp chủ yếu ở độ tuổi trên 45 tuổi, trong đó độ tuổi trên 60 đối với nam và 55 đối với nữ chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao, nhu cầu học nghề là rất lớn, tuy nhiên nhóm đối tƣợng này khơng đƣợc tham gia đào tào nghề theo quy định của Đề án. Nhƣ vậy những đối tƣợng đã đƣợc học nghề và quá tuổi quy định nếu có nhu cầu học nghề sẽ không đƣợc hỗ trợ học nghề. Bên cạnh đó, những ngƣời đƣợc tham gia học nghề, nhƣng khơng có khả năng về vốn, đất đai…để sử dụng kiến thức đã học vào sản xuất, để lâu kiến thức sẽ mai một. Kế hoạch, định hƣớng phát triển kinh tế vật ni, cây trồng, nghề phụ… của huyện cịn chủ quan, thiếu chiến lƣợc, không sát thực tiễn…. Nhƣ vậy, cơ chế chính sách này chƣa đáp ứng đƣợc mơ hình dạy nghề đa dạng ở nơng thơn, đây là điều trong chính sách đào tạo nghề cần thay đổi.

- Ưu điểm, hạn chế trong xây dựng chính sách đào tạo nghề + Ưu điểm:

Để triển khai thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về cơng tác đào tạo nghề cho LĐNT, huyện Lục Nam đã ban hành một số Nghị quyết, Kế hoạch đặc biệt là Kế hoạch số 75/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nơng thơn và Chƣơng trình giải quyết việc làm cho lao động giai đoạn 2016-2020 để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện cũng nhƣ ban hành các cơ chế, chính sách thực thực hiện cơng tác đào tạo nghề cho LĐNT trên

địa bàn huyện. Các chính sách về đào tạo nghề cho LĐNT đƣợc cụ thể hóa, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng. Việc thực hiện các cơ chế, chính sách này đã mang lại kết quả, hiệu quả KT-XH rất lớn, góp phần giải quyết việc làm, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thúc đẩy KT-XH của huyện phát triển trong những năm qua. Việc thực hiện chính sách đã tạo đƣợc sự chuyển biến cơ bản, quan trọng trong nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và đặc biệt là của ngƣời dân ở vùng nông thôn; cũng nhƣ thấy đƣợc vai trò của ĐTN cho LĐNT đối với sự phát triển trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn của huyện Lục Nam.

Hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp đƣợc đầu tƣ, không ngừng phát triển, mở rộng, tăng chỉ tiêu, quy mô đào tạo đào tạo, đến nay tồn huyện đã có 01 Trung tâm DGNN- GDTX, 02 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, với quy mô đào tạo hàng năm trên 3.000 lao động các trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và dạy nghề dƣới 03 tháng. Bên cạnh đó, huyện cũng đẩy mạnh thực hiện chủ trƣơng, chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực ĐTN, đã huy động đƣợc một nguồn lực lớn đầu tƣ cho đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có cơng tác ĐTN; nhiều cơ sở dạy nghề tƣ thục, cơ sở của doanh nghiệp đƣợc thành lập...

- Hạn chế:

Mặc dù nhận thức của các cấp, các ngành, các cơ quan về chính sách ĐTN, trong đó có đào tạo nghề cho LĐNT đã có bƣớc chuyển biến tích cực, nhƣng bên cạnh đó vẫn cịn một số các cơ quan, ban, ngành, địa phƣơng chƣa nhận thức đầy đủ, đúng mức về vai trị của cơng tác đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho LĐNT...

Một số xã tổ chức điều tra, khảo sát hằng năm về nhu cầu học nghề của ngƣời dân chƣa đƣợc tốt, chƣa sát với thực tế, số liệu điều tra, thống kê khơng chính xác, dẫn đến việc lập kế hoạch hỗ trợ dạy nghề cho LĐNT hằng năm không sát thực tế. Việc lựa chọn nghề đào tạo của một số địa phƣơng chƣa đúng, chƣa xuất phát từ nhu cầu thực tế của ngƣời lao động, hiệu quả đào tạo và giải quyết việc làm sau đào tạo chƣa cao. Việc khảo sát nhu cầu sử dụng lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn hầu nhƣ các địa phƣơng chƣa thực hiện đƣợc; việc định hƣớng nghề đào tạo cho LĐNT để phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển thực hiện chƣa tốt.

2.2.2. Thực trạng triển khai chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Để triển khai thực hiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT tại địa phƣơng, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1248/QĐ-UBND ngày 12/8/2013 về việc Phê duyệt Chƣơng trình giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013- 2020; Quyết định số 2128/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Đề án đổi mới công tác đào tạo nghề theo hƣớng khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2017- 2020; sau đó UBND huyện Lục Nam đã ban hành Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 18/5/2016 về triển khai thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn và Chƣơng trình giải quyết việc làm cho lao động giai đoạn 2016-2020

Việc UBND tỉnh ban hành Quyết định triển khai là thể hiện sự quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện chủ trƣơng của TW trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bản tỉnh, nhằm huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân tích cực thực hiện Đề án. Trên cơ sở đó UBND huyện đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nơng thơn và Chƣơng trình giải quyết việc làm cho lao động giai đoạn 2016-2020; nhằm huy động cả hệ thống chính trị của và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia trong thực hiện Đề án.

- Xác định nhu cầu lao động qua đào tạo nghề của huyện

Lao động nơng thơn hiện nay có nhu cầu học nghề ở các cơ sở, trung tâm dạy nghề ngày càng gia tăng; mục đích của việc học nghề của họ là sau khi kết thúc khóa đào tạo nghề họ sẽ có trong tay một nghề với trình độ tay nghề, chun mơn vững vàng để có thể tự lập nghiệp và tìm kiếm cơ hội việc làm ở thị trƣờng lao động. Trong q trình thực hiện Đề án 1956, để cơng tác đào tạo nghề cho lao động nơng thơn có hiệu quả, ngành Lao động, Thƣơng binh và Xã hội đã tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm phục vụ cho việc xây dựng đề án giai đoạn 2020-2025.

Thực hiện chƣơng trình khảo sát của tỉnh, huyện Lục Nam đã tiến hành khảo sát toàn bộ các xã của huyện và có kết quả nhƣ sau:

- Từ lao động có nhu cầu học nghề

Bảng 2. 5. Số lượng lao động nơng thơn có nhu cầu học nghề huyện Lục Nam năm 2016-2019 Nội dung 2016 2019 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số 122.487 100 133.312 100

Số lao động nơng thơn có nhu cầu

đào tạo 38.356 30,72 58.738 44,06

Trong đó: nhu cầu học nghề 7.142 5,72 9.654 7,24

(Nguồn: Kết quả điều tra nhu cầu ĐTN của LĐNT năm 2016, 2019, Phòng LĐ-TB&XH Lục Nam)

Từ kết quả khảo sát trên ta thấy, nhu cầu đào tạo ngày càng tăng, năm 2019 số lao động có nhu cầu đào tạo chiếm tới 44,06 % so với tổng số lao động của huyện. Trong 5 năm từ 2016 đến 2019 tăng 20.382 ngƣời (tăng 13,34%) điều này chứng tỏ lao động nơng thơn đã có cái nhìn tích cực về học nghề.

Theo báo cáo đánh giá của Chi cục thống kê và Phịng LĐTB&XH huyện thì có khoảng 10% ngƣời tham gia khảo sát có nhu cầu học cao đẳng nghề, khoảng 25- 30% trung cấp nghề và còn lại là nhu cầu học sơ cấp nghề, dạy nghề dƣới 3 tháng. Qua điều tra khảo sát cũng cho chúng ta thấy chủ yếu là nhu cầu học nghề ngắn hạn, ngành nghề chủ yếu là tiểu thủ cơng nghiệp, có thời gian đào tạo ngắn, kinh phí đầu tƣ ít lại nhanh thu hồi vốn. Lao động nơng thơn là những ngƣời có trình độ văn hóa thấp, khó có khả năng học đề đáp ứng yêu cầu kỹ thuật chất lƣợng cao. Nguyện vọng học nghề của lao động nông thôn khá phong phú và đa dạng. Phần lớn lao động muốn học nghề tiểu thủ cơng nghiệp Đây là nhóm nghề đang có xu hƣớng phát triển mạnh mẽ trong tƣơng lai và nhu cầu về lao động ở hai nhóm nghề này là khá lớn. Đặc biệt, sau khi kết thúc khóa đào tạo của nghề này, với lao động có khả năng tài chính có thể tự lập nghiệp mở cửa hàng để kinh doanh, hoặc họ có việc làm ngay nhờ có các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Đối tƣợng lao động chọn nhóm nghề này chủ yếu là thanh niên trẻ, khơng có mong muốn học những nghề liên quan đến nơng nghiệp và địa bàn nơng thơn, vì đại đa số thanh niên đều có tâm lý muốn thốt khỏi ruộng đồng, nghề nông vất vả chân lấm tay bùn, thu nhập thấp, cuộc sống bấp bênh, không ổn định.

Theo kết quả điều tra nhu cầu học nghề đối tƣợng chọn ngành nông- lâm nghiệp chủ yếu là bộ phận lao động gắn với sản xuất nông nghiệp và cuộc sống nông thôn. Đối

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)