Tình hình kinh tế xã hội của huyện Lục Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 42 - 45)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát chung về tình hình kinh tế xã hội và chính sách đào tạo nghề cho

2.1.1 Tình hình kinh tế xã hội của huyện Lục Nam

- Vị trí địa lý:

Lục Nam là một huyện miền núi nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm thành phố Bắc Giang khoảng 27km về phía Đơng và cách thủ đơ Hà Nội 70km về phía Đơng Bắc. Toạ độ địa lý nằm trong khoảng 21011’ đến 21027’ vĩ độ Bắc, 106018’ đến 106041’ kinh độ Đơng.

Phía Bắc giáp huyện Lục Ngạn, huyện Lạng Giang của tỉnh Bắc Giang, huyện Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn. Phía Nam giáp Thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng và thị xã Đơng Triều, tỉnh Quảng Ninh. Phía Tây giáp huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Phía Đơng giáp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

- Địa hình, đất đai:

Huyện Lục Nam có địa hình đồi núi thấp xen lẫn những cánh đồng bằng phẳng, nghiêng dần từ Đơng Bắc, Đơng và Đơng Nam sang phía Tây. Độ cao trung bình 300m so với mặt nƣớc biển và đƣợc chia thành 3 vùng:

+ Vùng miền núi: Nằm về phía Đơng Nam của huyện, bao gồm 10 xã: Bình

Sơn, Lục Sơn, Trƣờng Sơn, Vơ Tranh, Đơng Hƣng, Nghĩa Phƣơng, Trƣờng Giang, Đông Phú, Tam Dị, Huyền Sơn, chiếm 66% diện tích tồn huyện, đất đai trong vùng chủ yếu là đồi núi có độ dốc từ 8-250, trong vùng có thế mạnh là phát triển cây lâm nghiệp và cây ăn quả, phù hợp với phát triển kinh tế trang trại lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm (Gà đồi, lợn...).

+ Vùng đồng bằng: Bao gồm 08 xã, thị trấn trung tâm của huyện, gồm:

TT Đồi Ngô, Chu Điện, Bảo Đài, Thanh Lâm, Phƣơng Sơn, Cƣơng Sơn, Bảo Sơn, Tiên Nha, chiếm 20% diện tích đất tự nhiên, vùng có độ dốc từ 8- 150. Thế mạnh của vùng là sản xuất cây lƣơng thực, cây rau màu… thuận lợi phát triển trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm...

+ Vùng chiêm trũng: Bao gồm 07 xã: Khám Lạng, Bắc Lũng, Vũ Xá, Cẩm

Lý, Đan Hội, Yên Sơn, Lan Mẫu chiếm 14% diện tích đất tự nhiên. Thuận lợi phát triển trang trại chăn ni, thủy sản.

- Khí hậu, thời tiết, thủy văn:

Huyện Lục Nam nằm ở vùng núi phía Đơng Bắc và chịu ảnh hƣởng của cánh cung Đơng Triều, do đó mang khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu ở đây chia thành hai mùa rõ rệt đó là mùa mƣa và mùa khơ. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau; nhiệt độ trung bình cả năm 23,370C; số giờ nắng trung bình mùa hè 5- 6 giờ/ngày, mùa đơng 1- 3 giờ/ngày. Lƣợng mƣa đạt từ 895-1.985mm/năm, trung bình đạt 1.440mm phân bố không đều giữa các tháng trong năm; độ ẩm khơng khí: Trung bình năm là 81,9%, cao nhất 94,7%, thấp nhất 69,1%.

Với đặc điểm địa hình đa dạng, khí hậu nhiệt đới gió mùa có pha cận nhiệt đới là lợi thế để phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế, đáp ứng đƣợc nhu cầu đa dạng của thị trƣờng.

- Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai:

Diện tích đất tự nhiên của huyện là 60.860,93ha trong đó, đất nông nghiệp là 53.018,05ha, chiếm 87,11 % diện tích, đất phi nơng nghiệp là 7.514,08ha, chiếm 12,35% diện tích, đất chƣa sử dụng là 328,80, chiếm 0,54 diện tích%.

Với diện tích đất nơng nghiệp là 53.018,05ha, trong đó: Đất sản xuất nơng nghiệp là 26.038,04ha, đất lâm nghiệp là 26.289,02ha, đất nuôi trồng thủy sản là 687,33ha. Với đặc điểm địa hình là đồi núi, sông suối và vùng trũng xen kẽ thì các loại đất trên là điều kiện rất tốt để phát triển kinh tế trang trại, nhất là kinh tế tập thể.

Bảng 2. 1: Tình hình sử dụng đất huyện Lục Nam

STT Chỉ tiêu DT (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên 60.860,93 100,00

1 Đất nông nghiệp 53.018,05 87,11

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 26.038,04 42,78

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 15.141,45 24,88

STT Chỉ tiêu DT (ha) Tỷ lệ (%)

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 473,52 0,78

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 10.896,59 17,90

1.2 Đất lâm nghiệp có rừng 26.289,02 43,20

1.2.1 Đất rừng sản xuất 22.545,46 37,04

1.2.2 Đất rừng phòng hộ 3.743,56 6,15

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 687,33 1,13

1.4 Đất nông nghiệp khác 3,66 0,01

2 Đất phi nông nghiệp 7.514,08 12,35

2.1 Đất ở 2.213,96 3,64

2.1.1 Đất ở đô thị 93,78 0,15

2.1.2 Đất ở nông thôn 2.120,18 3,48

2.2 Đất chuyên dùng 3.239,62 5,32

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp 161,84 0,27

2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh 421,33 0,69

2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 523,06 0,86

2.2.4 Đất có mục đích cơng cộng 2.133,39 3,51

2.3 Đất tơn giáo, tín ngƣỡng 36,91 0,06

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 171,12 0,28

2.5 Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 1.846,61 3,03

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 5,86 0,01

3 Đất chƣa sử dụng 328,80 0,54

3.1 Đất bằng chƣa sử dụng 152,73 0,25

3.2 Đất đồi núi chƣa sử dụng 99,50 0,16

3.3 Núi đá khơng có cây rừng 76,57 0,13

(Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Lục Nam năm 2018)

Những năm vừa qua, Lục Nam có mức độ tăng trƣởng kinh tế khá cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp; sự chuyển dịch này đã tác động làm tăng nhu cầu LLLĐ phục vụ, đồng thời tăng nhu cầu đào

tạo nghề cho LLLĐ trong nông nghiệp, nông thôn của huyện. Giai đoạn 2015-2020, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 16,75%; trong đó, nơng nghiệp - lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,5%; công nghiệp - CN và xây dựng tăng 22%; thƣơng mại, dịch vụ tăng 22,3%. Cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tỷ trọng nông - lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 29,6%; Công nghiệp - TTCN và xây dựng chiếm 42,2%; thƣơng mại, dịch vụ chiếm 28,2%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 68,3 triệu đồng. Giá trị sản xuất năm 2016 đạt 7.902 tỷ đồng, năm 2017 là 9.189 tỷ đồng, năm 2018 là 10.709 tỷ đồng thì năm 2019 là 12.542 tỷ đồng. (năm 2019 tăng 58,72% so với năm 2016). Cụ thể theo biểu tổng hợp dƣới đây:

Bảng 2. 2: Giá trị sản xuất trên địa bàn huyện qua các năm

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Giá trị (tỷ.đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (tỷ.đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (tỷ.đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (tỷ.đ) Tỷ lệ (%) Tổng giá trị sản xuất 7.902 100 9.189 100 10.709 100 12.542 100 1. Ngành nông, lâm, nghiệp và thủy sản 2.857 36,16 2.947 32,07 3.124 29,17 3.280 26,15 2. Công nghiệp, xây dựng 2.701 34,18 3.379 36,77 4.083 38,13 4.973 39,65 3. Ngành dịch vụ 2344 29,66 2863 31,16 3.502 32,70 4.289 34,20

(Nguồn Chi Cục thống kê huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang)

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)