Đặc điểm lao động nông thôn địa bàn huyện Lục Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 45 - 49)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát chung về tình hình kinh tế xã hội và chính sách đào tạo nghề cho

2.1.2. Đặc điểm lao động nông thôn địa bàn huyện Lục Nam

- Số lượng, cơ cấu lao động

Tổng số dân của huyện Lục Nam vào thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 là 226.194 ngƣời, trong đó: Dân số nam là 115.099 ngƣời (chiếm 50,89%) và dân số nữ là 111.095 ngƣời (chiếm 49,11%). Với kết quả này, Lục Nam là huyện đông dân đứng thứ 03 trên 10 huyện, thành phố của tỉnh. Huyện Lục Nam có 12.975 ngƣời khu vực thành thị (chiếm 5,74% so với năm 2016) và khu vực nông thôn là 213.219 ngƣời (chiếm 94,26%). Năm 2016 tổng dân số huyện là 210.779 ngƣời; trong đó có 12.556 ngƣời khu vực thành thị (chiếm 5.96%) và 198.223 ngƣời khu vực nơng thơn (chiếm 94,04%).

Bảng 2. 3: Tình hình dân số Lục Nam giai đoạn 2016- 2019 Chỉ tiêu Chỉ tiêu 2016 2019 So sánh 2019/2016 Số người (người) Tỷ lệ (%) Số người (người) Tỷ lệ (%) Số người (người) Tỷ lệ (%) Tổng nhân khẩu 210.779 100 226.194 100 15.415 107,3 Phân theo giới tính Nam 104.949 49,79 115.099 50,89 10.150 109,7 Nữ 105.830 50,21 111.095 49,11 5.265 105,0 Phân theo vùng Thành thị 12.556 5,96 12.975 5,74 419 103,3 Nông thôn 198.223 94,04 213.219 94,26 14.996 107,6

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lục Nam, 2019)

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy dân số Lục Nam từ năm 2016 đến 2019, tăng 15.415 ngƣời , trong đó

- Phân theo giới tính, tỷ lệ nam, nữ đang có xu hƣớng tăng nhẹ

- Phân theo vùng: dân số thành thị (thị trấn) tăng dần trong 4 năm tăng 0,033 lần (419 ngƣời), nguyên nhân là do huyện Lục Nam mở rộng phát triển thị trấn theo quy hoạch của tỉnh và dân cƣ từ nông thôn di chuyển ra thị trấn sinh sống và làm việc.

Lục Nam là huyện miền núi số ngƣời trong độ tuổi lao động khoảng gần 133.312 ngƣời chiếm gần 58,94% tổng dân số. Theo điều tra số lao động có trình độ đại học, cao đẳng công tác tại ngành giáo dục và các cơ quan hành chính sự nghiệp, một tỷ lệ nhỏ làm trong các ngành cơ khí, cịn lại đa phần là lao động nơng nghiệp. Đây cũng chính là một áp lực lớn đối với huyện Lục Nam trong q trình thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nông thôn. Bên cạnh đó dân số ngày một tăng, diện tích đất nơng nghiệp bình qn trên nhân khẩu ngày một giảm. Vì vậy, cần chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hƣớng bền vững và phát triển nền nơng nghiệp đa dạng hố cây trồng, hiệu quả để tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời nông dân là rất cần thiết.

- Tình hình lao động nơng thơn huyện Lục Nam

Huyện Lục Nam là một huyện miền núi trong những năm gần đây mặc dù công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ phát triển khá nhƣng do chỉ có 01 thị trấn và tốc độ đơ thị hóa vẫn chƣa theo kịp, do đó phần lớn dân cƣ vẫn sinh sống trên địa bàn nông thôn.

Bảng 2. 4: Tỷ trọng lao động nông thôn trên địa bàn huyện Lục Nam

Năm Số lao động cả huyện (ngƣời) Số LĐ khu vực NT (ngƣời) Tỷ trọng LĐNT ( % ) 2016 142.432 122.487 86,0 2017 146.599 132.631 90,47 2018 150.767 136.776 90,72 2019 154.297 141.142 91,47

(Nguồn: Phòng lao động thương binh và xã hội huyện Lục Nam)

Qua bảng trên lao động nông thôn trên địa bàn huyện Lục Nam, ta thấy, do trên địa bàn chỉ có 01 thị trấn với diện tích nhỏ, dân số ít và có tới 24 xã, do đó lao động ở khu vực nơng thơn của huyện Lục Nam còn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số lao động của tồn huyện. Do vậy, cơng tác đào tạo nghề cho lao động ở các vùng nông thôn trên địa bàn huyện cần phải đƣợc tiếp tục quan tâm, chú trọng vì điều này ảnh hƣởng rất nhiều đến nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa và đảm bảo trật tự an toàn xã hội của huyện Lục Nam thông qua việc ban hành, thực thi các chính sách giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực nông thôn.

- Chất lượng lao động chung của huyện

Huyện Lục Nam có 25 đơn vị hành chính cấp xã, với 24 xã, 01 thị trấn, bao gồm: Thị trấn Đồi Ngơ, xã Lục Sơn, xã Bình Sơn, xã Trƣờng Sơn, xã Vô Tranh, xã Trƣờng Giang, xã Nghĩa Phƣơng, xã Huyền Sơn, xã Cƣơng Sơn, xã Tiên Nha, xã Đông Phú, xã Đông Hƣng, xã Tam Dị, xã Bảo Sơn, xã Thanh Lâm, xã Bảo Đài, xã Chu Điện, xã Phƣơng Sơn, xã Lan Mẫu, xã Yên Sơn, xã Khám Lạng, xã Bắc Lũng, xã Vũ Xá, xã Cẩm Lý, xã Đan Hội.

Tổng số dân của huyện Lục Nam là 226.194 ngƣời, trong đó dân số đơ thị là 12.975 ngƣời, chiếm 5,79% (trong khi năm 2016 là 5,96%). Nguồn lao động là 154.297 ngƣời, trong đó bao gồm số ngƣời trong độ tuổi lao động (ngƣời từ 15 tuổi trở

động; số ngƣời ngoài tuổi lao động và dƣới độ tuổi lao động thực tế có tham gia lao động là 20.985 ngƣời, chiếm 13,6%.

Mặc dù trong giai đoạn 2016-2019, mỗi năm bình quân giải quyết việc làm cho khoảng 3.809 ngƣời, lao động làm việc trong nƣớc 14.680 ngƣời chiếm 77,95% (lĩnh

vực công nghiệp- xây dựng 2.855 người chiếm 15,15% ; lĩnh vực nông- lâm- thủy sản 9.510 người chiếm 49,93%; lĩnh vực dịch vụ 2.285 người chiếm 12%); lao động xuất

khẩu 4.365 ngƣời chiếm 22,9%.

Dân số trong độ tuổi lao động tham gia các hoạt động kinh tế: Số ngƣời trong độ tuổi lao động thƣờng xuyên có việc làm là 113.315 ngƣời chiếm 85%; số ngƣời thất nghiệp là 19.997 chiếm 15%

Chất lƣợng lao động nói chung cịn thấp, tay nghề chƣa cao, nhiều ngƣời còn làm chƣa đúng ngành nghề đƣợc đào tạo hoặc chƣa đƣợc đào tạo nghề. Thu nhập thực tế của đa số ngƣời lao động vẫn rất thấp lƣơng trung bình khoảng 3,8 triệu đồng/tháng, lao động ở khu vực nơng nghiệp khó tìm đƣợc việc làm để tăng thu nhập. Vì vậy, số hộ nghèo và cận nghèo còn chiếm tỷ lệ cao, năm 2019, số hộ nghèo (theo tiêu chí mới) là 3.732 hộ, chiếm tỷ lệ 6,27%, hộ cận nghèo cận nghèo là 3.178 hộ, chiếm tỷ lệ 5,34%.

- Cơ cấu nghề nghiệp

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của yếu tố con ngƣời trong chiến lƣợc phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội của tỉnh, ngày 18/5/2016 UBND huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã ban hành Kế hoạch về triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thơn và Chƣơng trình giải quyết việc làm cho ngƣời lao động giai đoạn 2016- 2020 với nhiệm vụ mở rộng và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; chú trọng công tác đào tạo nghề theo địa chỉ, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho lao động nơng thơn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn của huyện đến năm 2020; Hàng năm, đào tạo nghề cho trên 3.000 lao động; đồng thời gắn đào tạo nghề cho lao động nơng thơn với các Chƣơng trình giải quyết việc làm, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và các chƣơng trình kinh tế- xã hội khác; Định hƣớng chuyển dịch cơ cấu lao động cho phù hợp để giải quyết tốt việc làm cho ngƣời lao động trên địa bàn; Đảm bảo cho mọi lao động trong độ tuổi có khả năng lao động đều có cơ hội tìm đƣợc việc làm có thu nhập ổn định, cải thiện đời sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế- xã hội của huyện.

Mục tiêu phát triển của huyện Lục Nam đến hết năm 2020 là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; bảo đảm phát triển bền vững và phù hợp với tiềm năng của tỉnh. Ƣu tiên phát triển các ngành có chất lƣợng hàng hóa cao, cơng nghệ hiện đại và năng suất lao động cao. Dự kiến đến hết năm 2020, cơ cấu lao động lĩnh vực nông- lâm nghiệp và thủy sản đạt 60%, công nghiệp- xây dựng đạt 22%, thƣơng mại dịch vụ đạt 18%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 51,5%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 35%.

Nhƣ vậy, nhu cầu lao động đƣợc đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực phù hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020 là rất rõ rệt. Trong đó, lực lƣợng lao động nông thôn cần đƣợc đào tạo nhiều về công nghiệp- xây dựng, du lịch, dịch vụ. Do đó, phải giảm tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp- xây dựng và dịch vụ và bảo đảm lực lƣợng lao động của huyện phải đƣợc đào tạo nghề gắn với việc làm để có thu nhập, tiến tới tăng thu nhập, giảm nghèo, và thoát nghèo bền vững.

Mặt khác, về vị trí địa lý, Lục Nam là huyện miền núi, là một trong những địa phƣơng có tốc độ tăng trƣởng kinh tế ở mức trung bình khá, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá, phát triển cơng nghiệp có bƣớc đột phá, đầu tƣ vào địa bàn huyện tăng mạnh. Việc quy hoạch và phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện diễn ra nhanh và mạnh, phát triển công nghiệp nông thôn ngày càng đi vào chiều sâu. Huyện có chính sách và đầu tƣ cho phát triển có hiệu quả nhiều cụm công nghiệp trên địa bàn. Các cơ sở đào tạo cơ bản đáp ứng yêu cầu đào tạo hiện tại và luôn đƣợc quan tâm, đầu tƣ đúng mức. Lực lƣợng lao động dồi dào, trình độ dân trí của lao động nơng thơn trên địa bàn huyện so với các địa phƣơng khác là khá hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 45 - 49)