Sơ đồ cấu tạo cơ bản của thiết bị đo XRD

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng phụ phẩm nông sản để chế tạo vật liệu có tính chất giữ ẩm cao cho các ứng dụng trong nông nghiệp (Trang 40 - 41)

Từ Hình 2.8 có thể thấy một thiết bị nhiễu xạ tia X thường gồm các bộ phận cơ bản sau:

- Nguồn phát tia X (X-RAY tube)

- Khe phân kỳ Soller: hướng tia X từ nguồn phát đến bề mặt mẫu cần phân tích. - Bộ giữ mẫu

- Giác kế Goniometer (loại Theta – 2 Theta): nguồn phát tia X cố định, bộ giữ mẫu và bộ thu tín hiệu di chuyển để đảm bảo góc phản xạ (2θ) bằng hai lần góc tới (θ).

- Khe Soller thu nhận tia X phản xạ: hướng tia X phản xạ từ bề mặt mẫu vào bộ thu tín hiệu.

- Bộ thu tín hiệu (Detector): thu phổ nhiễu xạ tia X.

- Bộ máy tính kèm phần mềm để điều khiển, thu nhận, phân tích và xử lý dữ liệu. - Bộ làm mát tuần hoàn nguồn phát tia X.

2.4.1.3 Ưu và nhược điểm của phương pháp

Một số ưu điểm của phương pháp đo nhiễu xạ tia X gồm:

- Thời gian có kết quả nhanh (< 20 phút) để xác định một mẫu chưa biết. - Có thể cung cấp thơng tin định lượng và định tính.

- Đây là kỹ thuật không phá hủy cấu trúc mẫu và việc chuẩn bị mẫu dễ dàng.

Tuy nhiên, thiết bị đo nhiễu xạ tia X có giá thành rất đắt, cần thư viện tham chiếu chuẩn của các hợp chất vô cơ và tia X gây tổn thương da, ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể và có khả năng gây ung thư. Do đó, để an tồn thì cần phải tốn chi phí để xây dựng phịng riêng cho thiết bị đo nhiễu xạ tia X bằng gạch che chắn bức xạ.

2.4.2 Phổ hồng ngoại biến đổi chuỗi Fourier (FTIR)

Phương pháp phổ hồng ngoại thường được sử dụng để đánh giá sự có mặt của các nhóm chức hay liên kết có trong mẫu. Tác giả đã sử dụng thiết bị hồng ngoại Nicolet 6700 được thể hiện trong Hình 2.9 để đánh giá các nhóm chức và định tính liên kết được tạo thành trong mẫu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng phụ phẩm nông sản để chế tạo vật liệu có tính chất giữ ẩm cao cho các ứng dụng trong nông nghiệp (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)