.50 Kết quả phân tích màu các mẫu sơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn phương pháp phân tích dấu vết sơn hình thành trong va chạm giao thông (Trang 68)

Hình 3.51. Giá trị L của các mẫu sơn WA, WM và JA

Hình 3.52. Giá trị b của các mẫu sơn WA, WM và JA

23.5 24 24.5 25 25.5 26 26.5 WA WM JA Giá trị L -1 -0.9 -0.8 -0.7 -0.6 -0.5 -0.4 -0.3 -0.2 -0.1 0 WA WM JA Giá trị b

3.8. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Do sơn xe được cấu tạo bởi nhiều thành phần khác nhau. Khi được sơn phủ lên bề mặt của xe cũng được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau nên mỗi phương pháp phân tích là một cách khai thác từng đặc điểm riêng của mẫu theo mỗi một hướng riêng. Trong khi phương pháp sắc ký khí, khối phổ có thể phân tích nhận diện được các thành phần hịa tan được trong dung mơi hay loại dung mơi được dùng để pha sơn thì phương pháp kính hiển vi điển tử quét cho phép nhận dạng được hình thái của sơn khi đã được đã đóng rắn trên bề mặt được sơn phủ, cũng như đặc điểm của lớp sơn, số lớp sơn được sơn phủ qua đó để xác định cách thức xe được sơn phủ như thế nào. Các phương pháp quang phổ hồng ngoại, phương pháp phân tích bằng TGA, phương pháp huỳnh quang tia X, phương pháp phân tích quét nhiệt vi sai hay phương pháp đo màu đi sâu phân tích và nhận diện về chất chủ yếu hợp phần nên loại sơn, các nguyên tố hóa học có trong mẫu, các đặc điểm về tính chất lý hóa của mẫu.

Từ thực tế tại các hiện trường xảy ra va chạm giao thơng, dấu vết sơn được hình thành theo cả hai cơ chế là gãy, vỡ từ chi tiết được sơn của phương tiện và mài, xiết gây trượt xước. Khi dấu vết sơn hình thành theo cơ chế thứ nhất xảy ra sẽ để lại hiện trường với lượng dấu vết lớn và rõ ràng. Các chi tiết bị gãy, vỡ ra đều có thể thu lượm dễ dàng nếu hiện trường vẫn được giữ nguyện vẹn. Do đó, lượng mẫu sử dụng để phân tích cũng đáp ứng được cho các phương pháp phân tích. Bên cạnh đó, ngồi dấu vết sơn cần được phân tích thì cũng có thể xem xét và phân tích được trên vật liệu nền của chi tiết được sơn (nhựa, cao su, kim loại) về mặt bản chất hóa học hoặc hình thái, cấu tạo, sự trùng khớp khi ghép lại các mảnh vỡ,…Trường hợp này có thể sử dụng kết hợp nhiều phương pháp. Khi dấu vết sơn được hình thành theo cơ chế thứ hai xảy ra, dấu vết sơn để lại tại hiện trường chủ yếu theo dạng vết. Lớp sơn phủ trên chi tiết của xe đã bị bong tróc, trượt xước theo chiều hướng va chạm. Lượng mẫu sơn thu lượm được rất ít. Đơi khi rất khó tách lấy được dấu vết sơn. Một số trường hợp phải thu lấy luôn cả phần chi tiết mang vết. Trường hợp này phải xem xét, tìm kiếm phương pháp tối ưu.

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy đối với vật mẫu mang xe máy và màu sơn đen có thể sử dụng phương pháp sắc kí khí khối phổ, phổ hồng ngoại để phân tích nhằm truy vết. Phương pháp phân tích ảnh SEM khơng cho thấy sự khác biệt về cấu trúc màng sơn do cả hai màng sơn đều chỉ có một lớp sơn với chiều dày xấp xĩ nhau. Tuy nhiên, từ hình ảnh rõ nét thu được trong nghiên cứu có thể cho thấy rằng nếu có sự khác biệt về cấu trúc màng sơn thì có thể dễ dàng nhận biết bằng phương pháp này. Phân tích nguyên tố bằng SEM cho thấy sự xuất hiện của rất nhiều nguyên tố có hàm lượng nhỏ trong mẫu bên cạnh các nguyên tố chính là C, O với hàm lượng đáng kể. Sự xuất hiện của các ngun tố này trong phân tích SEM có sự khác biệt với phân tích bằng XRF. Do đó cần phải nghiên cứu tiếp tục để xác định độ tin cậy của 2 phương pháp với các nguyên tố có hàm lượng thấp. Với sơn có màu khác với màu đen thì dự đốn có thể dùng cả phân tích SEM và XRF để xác định thành phần nguyên tố chủ yếu tạo màu. Phương pháp TGA

thể hiện đặc trưng về phân hủy nhiệt và cho kết quả giống nhau với 2 mẫu sơn, do đó trong trường hợp này khơng thể phân biệt được chúng. Phương pháp DSC cũng không phân biệt được hai mẫu sơn do cả 2 mẫu đều không thể hiện các giá trị nhiệt độ chuyển trạng thái cũng như chuyên pha trên đương cong DSC. Tương tự như vậy, phương pháp đo màu cũng không dùng được trong trường hợp các mẫu sơn màu đen này. Ngoài phân tích mẫu sơn để truy vết thì có thể dùng các kỹ thuật tương tự để phân tích mẫu nhựa nền trong việc truy vết, điều này thể hiện các kết quả phân tích thu được từ nghiên cứu này.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Khi phân tích các dấu vết sơn hình thành trong va chạm giao thơng cần xem xét sử dụng kết hợp các phương pháp. Tùy vào lượng dấu vết và loại dấu vết để chọn phương pháp thích hợp và sử dụng kết hợp kết quả nhiều phương pháp để đưa ra kết luận.

1.2. Trong các phương pháp phân tích đã sử dụng thì phương pháp quang phổ hồng ngoại là phương pháp có nhiều ưu điểm nhất trong phân tích dấu vết sơn, cho phép phân tích được với một lượng mẫu rất nhỏ nhưng lại cho độ nhạy cao, việc xử lý mẫu ít tốn hóa chất hơn, kết quả ít phụ thuộc vào cơng đoạn xử lý mẫu hơn. Bên cạnh đó, quang phổ hồng ngoại là thiết bị chuyên dụng, được trang cấp phổ biến cho các phịng thí nghiệm phân tích hóa học, dễ triển khai thực hiện.

2. Kiến nghị, đề xuất

Đề tài “Nghiên cứu lựa chọn phương pháp phân tích dấu vết sơn hình thành trong va chạm giao thơng” là đề tài nghiên cứu có tính khoa học và ứng dụng cao. Trong đó đã nghiên cứu kết hợp giữa những ứng dụng của thành tựu trong cơng nghệ kỹ thuật hóa học và hóa học phân tích với khoa học hình sự để phục vụ vào cơng tác điều tra, giải quyết các vụ va chạm giao thông. Kết luận của đề tài nghiên cứu cũng làm rõ ưu, nhược điểm của từng phương pháp phân tích và lựa chọn được phương pháp phân tích phù hợp theo từng loại dấu vết hình thành trong va chạm giao thơng. Tuy nhiên, trong phạm vi thực hiện đề tài cũng còn những giới hạn nhất định.

Thứ nhất, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ ngày nay, các phương pháp phân tích cho phép nghiên cứu, khai thác cũng rất nhiều có thể đáp ứng được yêu cầu trong phân tích mẫu sơn và dấu vết sơn. Trong phạm vi của đề tài chưa thể nghiên cứu thêm các phương pháp phân tích khác.

Thứ hai, thực tế trong va chạm giao thơng, dấu vết sơn hình thành theo nhiều cơ chế với hai loại dấu vết sơn phổ biến. Nội dung thực nghiệm của đề tài chỉ nghiên cứu được trên loại dấu vết hình thành theo cơ chế gãy vỡ chi tiết được sơn của xe, chưa đi sâu khai thác loại dấu vết hình thành theo cơ chế mài xiết. Tuy vậy, các phương pháp nghiên cứu để phân tích đã có tính khái qt hóa cao, có thể áp dụng chung các loại dấu vết sơn hình thành trong va chạm giao thơng.

Thứ ba, các phương tiện giao thông được sơn phủ với nhiều loại sơn khác nhau theo nhiều phương pháp khác nhau, các màng sơn cũng có cấu trúc khác nhau. Tuy nhiên, mẫu thực nghiệm được lựa chọn phân tích trong đề tài là loại sơn phủ màu đen trên bề mặt nhựa mang xe mô tô. Đây là loại màng sơn chỉ bao gồm một lớp sơn và bột màu sử dụng chủ yếu là carbon nên chưa khái quát được đặc điểm chung của các loại màng sơn trên các phương tiện khác nhau.

nghị hướng nghiên cứu đề tài theo hướng nghiên cứu lựa chọn thêm các phương pháp phân tích dấu vết sơn khác, đáp ứng yêu cầu về mặt khoa học. Đồng thời, mẫu phân tích được nghiên cứu bổ sung thêm theo loại dấu vết và loại màng sơn của các loại phương tiện khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Thiếu tướng, PGS. TS. Ngô Sỹ Hiền. 2014. Cơng tác giám định kỹ thuật

hình sự trong điều tra, xử lý các vụ tai nạn giao thông đường bộ. Tạp chí Cảnh

sát nhân dân Chun đề An tồn giao thơng - Số 01/tháng 11/2014.

2. PGS. TS. Vũ Công Sáu. 2017. Phương pháp nghiên cứu giám định Hóa

pháp lý. NXB Cơng an nhân dân.

3. GS.TS. Phạm Luận. 2014. Phương pháp phân tích sắc ký và chiết tách. NXB Bách khoa Hà Nội.

4. Nguyễn Đình Triệu. 2007. Các phương pháp phổ trong Hóa học hữu cơ

và vi sinh. NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

5. Hom N. Sharma. 2012. Experimental Study of Carbon Black and Diesel

Engine Soot Oxidation Kinetics Using Thermogravimetric Analysis. Department

of Chemical, Materials, and Biomolecular Engineering, University of Connecticut. 6. Haiyun Ma. 2012. Cross-linking of a novel reactive polymeric intumescent flame retardant to ABS copolymer and its flame retardancy properties. College of Chemistry and Environmental Science, HeBei University,

PHỤ LỤC

Danh mục các hình tham khảo

Hình 1 Các vùng được chọn phân tích nguyên tố trên các mẫu nhựa nền bằng phương pháp SEM.

Hình 2 Các vùng được chọn phân tích nguyên tố trên các mẫu sơn bằng phương pháp SEM

Hình 3 Phổ phân tích nguyên tố mẫu nhựa nền WA bằng phương pháp SEM Hình 4 Phổ phân tích nguyên tố mẫu nhựa nền WM bằng phương pháp SEM Hình 5 Phổ phân tích ngun tố mẫu nhựa nền JA bằng phương pháp SEM Hình 6 Phổ phân tích nguyên tố mẫu nhựa nền JM bằng phương pháp SEM Hình 7 Phổ phân tích ngun tố mẫu sơn WA bằng phương pháp SEM Hình 8 Phổ phân tích nguyên tố mẫu sơn WM bằng phương pháp SEM Hình 9 Phổ phân tích ngun tố mẫu sơn JA bằng phương pháp SEM Hình 10 Phổ phân tích nguyên tố mẫu sơn JM bằng phương pháp SEM

Hình 1. Các vùng được chọn phân tích nguyên tố trên các mẫu nhựa nền bằng phương pháp SEM

Hình 2. Các vùng được chọn phân tích ngun tố trên các mẫu sơn bằng phương pháp SEM

Hình 3. Phổ phân tích ngun tố mẫu nhựa nền WA bằng phương pháp SEM

Hình 4. Phổ phân tích ngun tố mẫu nhựa nền WM bằng phương pháp SEM

Hình 5. Phổ phân tích ngun tố mẫu nhựa nền JA bằng phương pháp SEM

Hình 7. Phổ phân tích nguyên tố mẫu sơn WA bằng phương pháp SEM

Hình 8. Phổ phân tích nguyên tố mẫu sơn WM bằng phương pháp SEM

Hình 9 Phổ phân tích ngun tố mẫu sơn JA bằng phương pháp SEM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn phương pháp phân tích dấu vết sơn hình thành trong va chạm giao thông (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)