Diện tích trồng mía cả nƣớc

Một phần của tài liệu nâng cao quản trị chuỗi cung ứng tại nhà máy đường an khê thuộc công ty cổ phần đường quảng ngãi (Trang 43)

(Nguồn: Tổng cục Thống kê 2014)

Nếu tính đầu mùa vụ 2013- 2014, cả nƣớc có 38 NMĐ với cơng suất thiết kế 139.050 tấn mía cây/ngày, tƣơng ứng với khả năng ép đƣợc 18,8 tấn mía, cộng với khoảng 20% lƣợng mía dùng để làm giống và các nhu cầu khác, thì tổng nhu cầu mía nguyên liệu lên tới 22,5 triệu tấn. Để đảm bảo tất cả nhu cầu đó thì nƣớc ta phải trồng trên 320.000 ha mía. Dự báo vụ mía 2013 – 2014, sản lƣợng mía đạt khoảng 20 triệu tấn, đáp ứng khoảng 85% công suất của 38 NMĐ (chƣa kể có 2 NMĐ ở Cà Mau và Trà Vinh thƣờng xuyên hoạt động cầm chừng do khơng đủ nguồn ngun liệu mía và gây ơ nhiễm môi trƣờng).

Điểm yếu của phần lớn các NMĐ Việt Nam chính là vùng nguyên liệu mía phân tán, quy mơ nhỏ khó khăn trong việc cơ giới hóa, nâng cao năng suất mía. Tuy nhiên NMĐ An Khê lại có những lợi thế nhất định so với hầu hết các NMĐ khác trong cả nƣớc nhờ vào vùng nguyên liệu mía rộng lớn, tập trung ở Đông Gia Lai, điều này đã đƣợc thể hiện rõ ở phần đầu chƣơng, giới thiệu về NMĐ An Khê

Theo số liệu của tổng cục Thống kê, đƣợc trình bày ở hình 2.8, sản lƣợng mía năm 2000 đạt 15,04 triệu tấn mía và đến năm 2013 tăng lên đạt sản lƣợng là 20 triệu tấn, mặc dù sản lƣợng qua các năm đều có tăng có giảm. Từ các số liệu thu đƣợc, năng suất mía qua các năm đã có cải thiện đáng kể nhƣng vẫn cịn thấp trong khu vực. Vụ mùa 2012 – 2013, năng suất mía trung bình cả nƣớc đã đạt 63,9 tấn mía/ha, thấp hơn so với mức trung bình của thế giới là 70,4 tấn/ha.

Sản lượng mía (tấn) 25000 20000 15000 10000 5000 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Sản lượng mía ép ( ngàn tấn) Sản lượng đường nhập kho (ngàn tấn) 16265 14500 20000 12304 12130 12471 11582 10611 9644 915 9747904 9317 902 8500754 10000 1306 1530 10591070 11451149 1150 0 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Hình 2.8: Sản lƣợng mía qua các năm

(Nguồn: Tổng cục thống kê 2014)

2.2.2.2. Sản lượng đường

Theo số liệu của Hiệp hội đƣờng Việt Nam, sản lƣợng đƣờng sản xuất năm 2000 đạt khoảng 795.000 tấn, đến năm 2013 đạt 1.530.000 tấn, sản lƣợng tăng khoảng 92% so với năm 2000, bình quân tăng 7%/năm, tăng mạnh vào sau năm 2006.

Trong khi tổng công suất thiết kế các NMĐ không ngừng tăng, nhƣng sản lƣợng đƣờng công nghiệp lại không ổn định, tăng chƣa tƣơng xứng với công suất các nhà máy thiết kế do vấn đề vùng nguyên liệu mía chƣa ổn định và đầu ra của ngành đƣờng. Nếu 40 NMĐ hiện tại cùng hoạt động hết cơng suất, nguồn đầu ra ổn định thì hàng năm ngành đƣờng Việt Nam sản xuất ra hơn 2 triệu tấn đƣờng. Nếu so sánh với vụ 2012 – 2013, sản lƣợng thực tế mới chỉ 1,5 triệu tấn chứng tỏ vùng nguyên liệu mía cịn thiếu một lƣợng lớn để đủ đảm bảo công suất thiết kế cho các NMĐ, chƣa kể nhiều NMĐ tiếp tục nâng cấp cơng suất ép.

Hình 2.9: Tổng sản lƣợng mía ép và nhập kho cả nƣớc giai đoạn 2003 – 2013

2.2.2.3. Tiêu thụ

Theo số liệu bảng 2.6, tổng sản lƣợng tiêu thụ ở Việt Nam năm 2000 vào khoảng 840 ngàn tấn, năm 2013 tiêu thụ khoảng 1.522 ngàn tấn, tăng 82% so với năm 2000. Trung bình mỗi năm sản lƣợng tiêu thụ tăng 6,3%. Theo đó mức tiêu thụ bình qn đầu ngƣời của Việt Nam năm 2009 vào khoảng 16,5 kg/ngƣời/năm, năm 2013 khoảng 18 kg/ngƣời/năm. Nhìn chung nhu cầu tiêu dùng cho đầu ngƣời tăng dần sau các năm và mức tiêu thụ bình qn này cịn thấp hơn so với mức trung bình của thế giới năm 2013 là 24 kg/ngƣời/năm.

Các năm trƣớc năm 2013, các NMĐ ở Việt Nam chƣa đủ sức đáp ứng nhu cầu đƣờng cho thị trƣờng trong nƣớc. Theo số liệu năm 2009, Thái Lan tiếp tục là nhà cung cấp đƣờng lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 44,27% tổng kim ngạch nhập khẩu, đạt giá trị 23,32 triệu USD. Đến mùa vụ 2012 – 2013, Việt Nam bắt đầu xuất hiện tình trạng cung vƣợt cầu. Theo số liệu của Hiệp hội đƣờng Việt Nam, tổng cung đƣờng của cả nƣớc năm 2013 đạt 1.651 triệu tấn, trong khi đó mức tiêu thụ cầu của cả nƣớc đạt 1.400 ngàn tấn cộng với lƣợng đƣờng nhập khẩu theo hạn ngạch năm 2013 là 74 ngàn tấn dẫn tới cung lớn hơn cầu trên 200 ngàn tấn. Nếu kể thêm lƣợng đƣờng nhập lậu từ Thái Lan và đƣờng tạm nhập tái xuất thì mức cung dƣ gần 600 ngàn tấn, ảnh hƣởng không nhỏ đến việc tiêu thụ đƣờng trong nƣớc và giá cả.

2.2.2.4. Diễn biến giá

Theo báo cáo ngành mía đƣờng Việt Nam do VietinbankSc công bố tháng 2/2014, diễn biến giá cả đƣờng RS trong nƣớc có sự tƣơng quan với giá đƣờng thế giới. Những năm gần đây giá đƣờng có xu hƣớng giảm sau khi đã đạt đỉnh vào năm 2011. Bên cạnh đó giá đƣờng trong nƣớc thƣờng cao hơn giá đƣờng thế giới từ khoảng 20 – 40% do công nghệ máy móc, chi phí sản xuất và chế biến của Việt Nam còn kém so với mặt bằng chung của thế giới dẫn đến giá thành trung bình đƣờng cịn cao.

Hình 2.10: Biểu đồ giá đƣờng Việt Nam và Thế giới từ 2003 – 2014

(Nguồn: Vietinbank Sercurities – Phân tích ngành mía đường 2014)

2.2.2.5. Kết luận tình hình sản xuất và tiêu thụ đường ở Việt Nam

Diện tích vùng nguyên liệu trồng mía các năm qua biến động liên tục gây bất ổn cho các NMĐ. Diện tích trồng mía các năm tới sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào 2 xu hƣớng trái chiều nổi bật: các nhà máy tập trung mở rộng đảm bảo vùng nguyên liệu trồng mía, mặt khác một số vùng các hộ trồng mía chặt bỏ cây mía để chuyển đổi cây trồng vì mục đích lợi nhuận. Xu hƣớng ngành mía đƣờng thời gian tới sẽ tập trung phát triển cánh đồng mẫu lớn, cơ giới hóa trong trồng trọt, chăm sóc và thu hoạch mía nâng cao năng suất, chất lƣợng cây mía. Trong khi đó, các hộ trồng mía phụ thuộc vào lợi nhuận mà cây mía mang lại để lựa chọn tiếp tục gắn bó với cây mía hay trồng cây khác nhƣ sắn, ngơ. Hai xu hƣớng này phụ thuộc lớn vào tình hình thị trƣờng và lợi nhuận mà các thành viên trong chuỗi cung ứng mía đƣờng Việt Nam.

Năng suất mía đƣờng tăng qua các năm, từ đó phần nào đảm bảo cho các nhà máy hoạt động. Cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù năng suất mía của Việt Nam đã cải thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn thấp hơn các nƣớc khác cả về chất lẫn về lƣợng, đặc biệt là so với Thái Lan. Đến vụ 2012 – 2013 năng suất mía Việt Nam đạt 63,9 tấn/ha thì Thái Lan đã đạt 74,2 tấn/ha. Mặt khác chất lƣợng mía nguyên liệu của Việt Nam còn khá thấp, CCS của Việt Nam thấp hơn Thái Lan khoảng 1,2 – 2,4

CCS dẫn đến lƣợng đƣờng sản xuất đƣợc trên mỗi ha trồng mía ít hơn Thái Lan (Việt Nam đạt 5,47 tấn/ha so với 8,02 tấn/ha của Thái Lan).

Năm 2014, nguyên liệu mía ép mới chỉ có thể đáp ứng đƣợc 60% – 70% tổng công suất thiết kế của 40 NMĐ trên khắp cả nƣớc. Nhu cầu tiêu thụ đƣờng trong nƣớc qua các năm tăng. Mức tiêu thụ đƣờng của Việt Nam năm 2013 mới chỉ đạt 18kg/ngƣời/năm, thấp hơn nhiều so với thế giới là 24kg/ngƣời/năm, xu hƣớng tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo. Lƣợng cung đƣờng Việt Nam năm 2013 bắt đầu vƣợt cầu và mức độ dƣ cung ngày càng cao. Dự báo từ năm 2015 hiệp định AFTA có hiệu lực, đƣờng Thái Lan sẽ xuất khẩu nhiều hơn theo đƣờng chính ngạch vào Việt Nam. Do đó khoảng cách lƣợng cung đƣờng vƣợt quá nhu cầu đƣờng sẽ càng lớn hơn.

Bên cạnh đó giá cả đƣờng trong nƣớc các năm qua biến động tƣơng quan so với giá cả đƣờng thế giới. Hiện giá đƣờng trong nƣớc đang cao hơn so với thế giới khoảng 20 – 40%. Tới đây, hiệp định AFTA có hiệu lực vào năm 2015, tình hình thị trƣờng trong nƣớc sẽ thay đổi rất lớn, khi đó xu hƣớng giá đƣờng trong nƣớc sẽ giảm về tiệm cận với giá đƣờng thế giới. Đó là một thách thức đối với ngành mía đƣờng trong nƣớc. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm giá thành sản phẩm mà vẫn cân đối lợi ích giữa các bên trong chuỗi cung ứng mía đƣờng là một thách thức ngày càng lớn đặt ra cho các NMĐ ở Việt Nam.

Dựa vào những thơng tin đã trình bày ở trên, có thể nhận định thị trƣờng ngành mía đƣờng Việt Nam hiện đang có những biến động mạnh và khó dự báo hơn so với thị trƣờng đƣờng thế giới. Xu hƣớng tiếp theo trong tƣơng lai gần trong 3 năm tới đó là:

- Tổng cung đƣờng ngày càng lớn hơn tổng cầu trong nƣớc là điều chắc chắn. Điều đó dẫn đến nhu cầu xuất khẩu đƣờng tăng mạnh theo hƣớng sang Trung Quốc, cũng nhƣ các thị trƣờng mới.

- Các NMĐ bắt buộc phải tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động của mình để có thể cạnh tranh với xu hƣớng hội nhập. Giá thành đƣờng ít nhất phải sát với giá thành đƣờng Thái Lan khi nhập khẩu vào Việt Nam. Các NMĐ có lợi

thế tiếp tục mở rộng cơng suất, tập trung cơ giới hóa tìm kiếm việc đạt đƣợc tính kinh tế nhờ quy mơ, giảm chi phí, tăng lợi nhuận từ các sản phẩm khác đi kèm trong quá trình sản xuất đƣờng nhƣ bã mía, bả bùn, mật rỉ để giảm giá thành đƣờng xuất kho.

- Cạnh tranh vùng nguyên liệu sẽ diễn ra nhiều hơn và mạnh hơn vì vùng ngun liệu mía sẽ ngày càng thiếu hụt trƣớc xu hƣớng mở rộng công suất ép của các NMĐ. Những NMĐ yếu sẽ từ từ thu hẹp, đóng cửa, hoặc cơ cấu lại nhƣờng lại thị phần cho các NMĐ khác nếu không vẫn chƣa đảm bảo đƣợc vùng nguyên liệu mía và đầu ra cho sản phẩm đƣờng.

Nhƣ vậy, ngành mía đƣờng Việt Nam vẫn đang nằm trong xu hƣớng thị trƣờng phát triển và dần dần chuyển sang giai đoạn ổn định trong khoảng năm 2016 – 2018 do tác động sâu rộng khi gia nhập vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Các NMĐ ở Việt Nam liệu có cịn cơ hội phát triển hay khơng phụ thuộc rất lớn vào chiến lƣợc và kết quả hoạt động kinh doanh của từng nhà máy trong 3 mùa vụ tiếp theo 2013 – 2014, 2014 – 2015, 2015 – 2016. Đó là thời điểm quan trọng trƣớc khi AFTA có hiệu lực để làm đà tiếp bƣớc cho ngành mía hội nhập sâu hơn vào thị trƣờng thế giới nói chung, vào thị trƣờng khối ASEAN nói riêng.

Nếu những phân tích dự báo về xu hƣớng 3 năm tới của tác giả là đúng thì con đƣờng phát triển chuỗi cung ứng của ngành mía đƣờng Việt Nam đễ phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng cần tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng vào các nhóm năng lực sau:

- Nâng cao hiệu quả dịch vụ khách hàng

- Tăng hiệu suất hoạt động nội bộ của chuỗi cung ứng

Nhà máy Cơ khí Trung tâm Mía giống

XN cơ giới Nơng nghiệp CP Cổ phần Đƣờng Quảng Ngãi Ngƣời tiêu dùng

Hộ trồng

mía NMĐ An Khê Công ty TNHH TMThành Phát Khách hàng Doanh nghiệp

Trung gian

Dịch vụ vận tải + Dịch vụ ngân hàng

2.3

. Mơ hình Chuỗi cung ứng tại Nhà máy Đƣờng An Khê

Hình 2.11: Mơ hình chuỗi cung ứng tại NMĐ An Khê.

(Nguồn: Tác giả điều tra nghiên cứu)

Nhà máy Cơ khí: thuộc Cơng ty CP Đƣờng Quảng Ngãi có chức năng chế

tạo, thiết kế, cải tiến máy móc cơng nghiệp, tƣ vấn cho Ban giám đốc trạng bị máy móc cơ khí phù hợp với hoạt động sản xuất của toàn chuỗi cung ứng.

Trung tâm Mía giống: thuộc Cơng ty CP Đƣờng Quảng Ngãi, có chức năng

khảo sát nghiên cứu các loại mía, phân tích đất đai, phối hợp với NMĐ An Khê để triển khai trồng thử nghiệm giống mía mới, làm giống phục vụ cho vụ mía mới.

Xí nghiệp Cơ giới Nơng nghiệp: thuộc Cơng ty CP Đƣờng Quảng Ngãi có

chức năng triển khai cơ giới hóa hoạt động sản xuất mía đƣờng ở An Khê, tƣ vấn mua sắm, cải tiến, sửa chữa máy móc tại chỗ.

Cơng ty TNHH TM Thành Phát: thuộc Cơng ty CP Đƣờng Quảng Ngãi, có

chức năng phân phối các sản phẩm đến các doanh nghiệp, khách hàng. Trong hoạt động phân phối đƣờng ở cơng ty gồm có đƣờng của NMĐ Phổ Phong chuyên phục vụ nội bộ và thị trƣờng tỉnh Quảng Ngãi; đƣờng của NMĐ An Khê chuyên đƣa đi

xuất khẩu sang Trung Quốc và các thị trƣờng khác nhƣ: Đà Nẵng, Bình Định, Gia Lai, Đaklak…

Nhà máy đường An Khê: thuộc Công ty CP Đƣờng Quảng Ngãi, có chức

năng đầu tƣ chăm sóc, thu mua mía, sản xuất đƣờng theo sự chỉ đạo của Cơng ty CP Đƣờng Quảng Ngãi. Bên cạnh đó phối hợp với các thành viên để nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng.

Do hạn chế thời gian nghiên cứu và số liệu nên trong đề tài luận văn này, tác giả không tập trung đi sâu vào Nhà máy Cơ khí, Dịch vụ ngân hàng và khách hàng cá nhân.

2.4

. Tổ chức và quản trị chuỗi cung ứng 2.4.1. Mục tiêu của chuỗi cung ứng

Công ty CP Đƣờng Quảng Ngãi xác định mục tiêu – tầm nhìn dài hạn hƣớng đến sự phát triển toàn diện và bền vững của chuỗi cung ứng bằng cách:

- Tăng hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng.

- Đa dạng hóa ngành nghề, tối đa hóa giá trị và lợi ích của các bên liên quan. - Đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia chuỗi cung ứng.

2.4.2. Quản trị chuỗi cung ứng ở cấp độ chiến lƣợc do Công ty CP Đƣờng Quảng Ngãi đề xuất

Để thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng, đa dạng hóa ngành nghề, đồng thời đảm bảo lợi ích giữa các bên, chiến lƣợc của chuỗi cung ứng tại NMĐ An Khê đƣợc Công ty CP Đƣờng Quảng Ngãi nhấn mạnh thực hiện các chiến lƣợc nhƣ sau:

- Tiếp tục chiến lƣợc đa dạng hóa đồng tâm đã thực hiện trong các năm qua bằng việc mở rộng các hoạt động sản xuất bánh kẹo, nƣớc giải khát, bia, sữa đậu nành.

- Tiếp tục tiến hành chiến lƣợc xâm nhập thị trƣờng chậm bằng mức giá thành đƣờng xuất kho thấp sát với thị trƣờng và hạn chế hoạt động khuyến mãi,

giảm giá nhằm giảm chi phí hoạt động. Dự kiến giá thành trung bình bán ra trong giai đoạn 2014 – 2021 dao động ở mức 11.500đ – 12.500đ/kg, sát với mức giá đƣờng thế giới bình quân dự báo trong 8 năm tới là 561 USD/tấn. - Thị trƣờng tập trung vào khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và thông qua đối

tác trung gian uy tín xuất khẩu lƣợng lớn sang thị trƣờng tiềm năng là Trung Quốc, phát triển thị trƣờng ở Vĩnh Phúc.

- Từng bƣớc tiến hành chiến lƣợc sát nhập dọc về phía sau nhằm giảm sự phụ thuộc nguồn mía nguyên liệu ở bên ngồi, đảm bảo kiểm sốt tốt hơn nguồn cung, chất lƣợng, số lƣợng, giá thành nhập kho nguyên liệu.

- Khi có điều kiện thuận lợi tiến hành đa dạng hóa theo chiều ngang để mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh của chuỗi cung ứng. Yêu cầu đảm bảo: Lợi nhuận – Thị trƣờng đầu ra – Lợi ích cộng đồng và mơi trƣờng sống. Các lĩnh vực hƣớng đến: nhiệt điện, cồn.

- Tính tốn mở rộng cơng suất ép mía, kho bãi, nhân lực cho NMĐ An Khê qua từng mùa vụ; Tăng cƣờng mua sắm trang thiết bị cơ giới hóa cho XN Cơ giới Nông nghiệp phát triển cánh đồng mẫu lớn trên 20 ha, liên vùng từ 100 – 500 ha; Tích cực triển khai giống mía năng suất cao, thích hợp với khí hậu vùng Đông Gia Lai thay thế cho các giống cũ đã thối hóa.

Trong bối cảnh những năm qua, thị trƣờng cung đang thiếu hụt, mức độ cạnh

Một phần của tài liệu nâng cao quản trị chuỗi cung ứng tại nhà máy đường an khê thuộc công ty cổ phần đường quảng ngãi (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w