Số lượng sáng kiến kinh nghiệm, tác phẩm nghệ thuật qua hàng năm

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của công chức, viên chức và người lao động tại trung tâm văn hóa tỉnh đắk lắk đến năm 2020 (Trang 61 - 66)

Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Sáng kiến kinh nghiệm 12 15 21

Bài phối nhạc 6 7 10

Bài hát mới 3 5 9

Kịch bản rối 2 3 6

(Nguồn: Phịng Hành chính – Tổng hợp TTVH tỉnh Đắk Lắk)

Kết quả của bảng 2.7 cho thấy số lượng các sáng kiến kinh nghiệm, những tác phẩm nghệ thuật được mọi CCVC&NLĐ tại TTVH tỉnh quan tâm hưởng ứng tăng qua các năm. Đây là một điểm tốt tại đơn vị, những sáng kiến tác phẩm này góp phần xây dựng cơng việc ngày càng hồn thiện hơn, cũng như kho tàng nghệ thuật tại đơn vị ngày càng phong phú.

Trong quá trình làm việc, nhân viên được phân công và thực hiện theo bảng phân công công việc, đồng thời họ phải lập kế hoạch hoạt động của mình trên bảng

kế hoạch cơng việc ở từng phịng, đội. Hàng tuần phải báo cáo với trưởng phòng hay đội trưởng về tiến độ thực hiện và thơng qua đó để đánh giá mức độ thực hiện công việc.Việc đánh giá giúp tăng động lực làm việc cho nhân viên và thơng qua đó hỗ trợ việc đặt mục tiêu và xây dựng kế hoạch hoạt động, giúp nhân viên có định hướng rõ ràng, hồn thiện cơng việc nhanh, chính xác.

 M ộ t s ố t ồ n t ạ i và nguyên nhân

- Vẫn cịn tồn tại tình trạng một số nhân viên khơng được bố trí cơng việc phù hợp với chuyên môn năng lực của mình, dẫn đến việc họ cảm thấy cơng việc khơng thú vị, không tâm huyết với công việc được giao. Lý do một phần khi tuyển dụng, Ban lãnh đạo chưa thật sự quan tâm đến kỹ năng chun mơn của họ, ngồi ra việc bố trí đúng người đúng việc chưa được thực hiện triệt để do chưa có bảng mơ tả công việc, yêu cầu năng lực cụ thể.

- Khi giao công việc cho nhân viên nhưng chưa kèm theo giao cả trách nhiệm và quyền hạn để nhân viên thực hiện công việc. Dẫn đến việc lãnh đạo ôm đồm nhiều việc, và khi thực hiện gặp khó khăn nhân viên phải đợi chỉ đạo trực tiếp từ cấp trên, không sáng tạo, thụ động trong công việc.

2.2.2.6Yếu tố “Đồng nghiệp”

 Th ự c tr ạ ng

Đồng nghiệp được hiểu là những người cùng làm việc trong cùng đơn vị, theo bảng khảo sát ở bảng 2.2 cho thấy rằng điểm trung bình của yếu tố này là 3.40 điểm.

Khi làm việc tại TTVH, phần lớn nhân viên đều hiểu rằng công việc của họ không thể hồn thành bởi một mình họ mà khơng có sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, ví dụ như một ca sỹ không thể biểu diễn nếu khơng có người biên đạo, người thu âm, người phụ trách âm thanh ánh sáng...Chính vì vậy, khi làm việc nhân viên TTVH ln sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc để hồn thành cơng việc tốt nhất. Tuy nhiên không phải lúc nào đồng nghiệp cũng sẵng sàng phối hợp làm việc với nhau, những nhân viên mới tới hoặc những nhân viên từ

các phòng, đội khác nhau phải kết hợp với nhau thường nảy sinh những mâu thuẫn vì họ quen cách làm việc riêng của mỗi phịng, đội mình.

Trong những cuộc họp đánh giá cán bộ công viên chức hàng tháng, quý cũng có phần đánh giá về quy tắc ứng xử của từng nhân viên trong đơn vị đối với nhân dân và đối với đồng nghiệp của mình. Điều này giúp các đồng nghiệp có cơ hội trao đổi chun mơn và rút kinh nghiệm trong cơng việc của mình. Những ý kiến đánh giá này cũng là tiên chuẩn để bình xét thi đua cuối năm, do vậy mọi nhân viên ln cố gắng hồn thiện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp trong cơng việc.

Ngồi cơng việc, các hoạt động ngoại khóa như thể thao, văn nghệ...cũng được TTVH thường xuyên tổ chức để tạo môi trường gắn kết mọi người với nhau.

 M ộ t s ố t ồ n t ạ i và nguyên nhân

- Đơn vị chưa xây dựng được những chính sách khuyến khích, động viên tinh thần làm việc nhóm của các nhân viên cũng như tiêu chuẩn để đánh giá sự phối hợp trong công việc giữa các đồng nghiệp.

- Các phong trào thể thao, văn nghệ...chưa đều đặn, thường xuyên, mang tính tự phát, và chưa thu hút toàn bộ nhân viên TTVH tham gia. Các hoạt động chỉ mang chất hưởng ứng phong trào do các đoàn thể tổ chức hay chỉ diễn ra nhằm kỷ niệm những ngày Lễ trong năm.

2.2.2.7Yếu tố “Điều kiện làm việc phù hợp”

Th ự c tr ạ ng

Yếu tố “Điều kiện làm việc phù hợp” được hiểu là những khía cạnh điều kiện vật lý ảnh hưởng đến nhân viên tại nơi làm việc. Cụ thể đây là những trang thiết bị, đạo cụ, cơ sở vật chất để trang bị cho công việc, đảm bảo điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động, thống mát, khơng bị rủi ro. Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.2 cho thấy điểm trung bình của yếu tố “Điều kiện làm việc phù hợp” là ở mức trung bình (3.37 điểm). Mức điểm này có thể thấy được rằng điều kiện làm việc tại TTVH tỉnh Đắk Lắk tương đối tốt, đáp ứng được phần nào nhu cầu làm việc của nhân viên.

Là một đơn vị nhà nước, nên toàn bộ tài sản lớn cũng như các trang thiết bị của TTVH đều phải đưa vào dự toán trong năm và được thơng qua đơn vị quản lý tài

chính là Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk mới có thể mua mới, hoặc sửa chữa lớn. Tuy nhiên, trong những năm qua TTVH đã cố gắng trang bị đầy đủ các thiết bị làm việc cần thiết cho toàn thể nhân viên của mình. Những nhân viên làm công việc văn phịng như văn thư, kế tốn, ban biên tập thì hệ thống máy tính, máy in... ln được trang bị đầy đủ cho từng thành viên, mỗi người có một khơng gian làm việc rộng rãi, thoải mái, có thể trang trí bàn làm việc của mình theo cá tính riêng. Cịn những nhân viên làm cơng tác nghệ thuật thì đạo cụ âm nhạc cũng được trang bị và mua mới, sửa chữa liên tục để không làm ảnh hưởng đến công việc của nhân viên; Phòng thu âm, luyện thanh được trang bị những thiết bị hiện đại, không gian làm việc chuyên nghiệp. Năm 2012, TTVH còn mạnh dạn đề xuất cấp trên đầu tư một hệ thống âm thanh, ánh sáng sân khấu hiện đại và sửa chữa lại sân khấu chính rất khang trang để những diễn viên, ca sỹ có thể cảm thấy cơng việc của họ được cấp trên quan tâm đầu tư, từ đó tinh thân làm việc của họ cũng được nâng cao, làm việc hăng say hiệu quả hơn.

TTVH cũng luôn tạo điều kiện làm việc để nhân viên có thể cảm thấy thoải mái, tự tin khi làm việc bằng cách cho nhân viên có thể mặc trang phục theo sở thích của cá nhân họ khi đến cơ quan làm việc, miễn là trang phục này không quá hở hang, và làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục (trừ ngày thứ Hai thì các Đoàn viên phải mặc áo Đoàn và thứ Ba mặc đồng phục cơ quan).

Môi trường làm việc tại cơ quan ln thống mát, sạch sẽ, bộ phận vệ sinh lao cơng ln hồn thành cơng việc lau dọn trước giờ hành chính để khơng làm mất đi mỹ quan của đơn vị. TTVH cịn thiết kế khơng gian riêng, như phịng đọc báo, xem tin tức, căng tin để nhân viên có thể thư giãn hoặc bổ sung năng lượng trong giờ giải lao sau thời gian làm việc căng thẳng.

Ngồi ra, vì tính chất cơng việc của nhân viên tại TTVH có sự khác nhau rất rõ rệt, một phần là nhân viên văn phòng, một phần là những nhân viên làm về nghệ thuật. Vì vậy cách quản lý làm việc của hai nhóm nhân viên này khác nhau, đối với nhóm làm việc văn phịng thì giờ làm việc theo giờ hành chính sáng từ 7 giờ đến 11 giờ, chiều từ 13 giờ đến 17 giờ, được nghỉ thứ 7 và chủ nhật. Cịn đối với nhóm

nhân viên làm cơng việc nghệ thuật, thời gian làm việc linh động hơn vì phải làm theo các chương trình, ví dụ họ có thể làm thêm cả buổi tối hoặc các ngày nghỉ, ngày lễ, nhưng trong những ngày khơng có chương trình diễn ra họ có thể nghỉ miễn sao hồn thành cơng việc được giao như luyện thanh, tập kịch bản...; Hay những phóng viên đi lấy tin tức khơng nhất thiết phải có mặt ở cơ quan tất cả các ngày. Cách quản lý theo tính chất cơng việc này giúp những nhân viên có thể thoải mái, linh động về thời gian.

M ộ t s ố t ồ n t ạ i và nguyên nhân

- Không gian làm việc xanh chưa được chú trọng tại đơn vị, các phòng làm việc được thiết kế đóng hộp, thiếu ánh sáng tự nhiên, điều này làm cho mỗi khi làm việc vừa lãng phí điện vừa thiếu khơng gian tự nhiên.

- Toàn bộ tài sản mua mới hay sửa chữa lớn đều phải được Sở Tài chính phê duyệt, khi muốn được trang bị thiết bị nào, nhân viên phải đề xuất với lãnh đạo, từ đó Ban lãnh đạo mới xem xét nguồn kinh phí để mua tài sản được cấp đầu năm cịn thì mới trang bị, khơng thì phải đợi sang năm xin Sở Tài chính cấp kinh phí thêm. Việc này dẫn đến tình trạng thiếu trang thiết bị để hồn thành cơng việc của nhân viên.

- Thời gian làm việc linh động là ưu thế của nhân viên, tuy nhiên vấn đề này cũng có những vấn đề bất cập, đó là có một số nhân viên chỉ khi có hoạt động mới đi làm, dẫn đến sự thiếu gắn bó của nhân viên với đơn vị và đồng nghiệp. Khi có vấn đề phát sinh, phải liên lạc bằng điện thoại hoặc thư điện tử, điều này làm ảnh hưởng đến tiến độ cơng việc.

2.2.2.8Yếu tố “Thương hiệu, văn hóa tổ chức”

 Th ự c tr ạ ng

Kết quả khảo sát ở bảng 2.2 thì yếu tố “Thương hiệu, văn hóa tổ chức, mối quan hệ xã hội” được các CCVC&NLĐ tại TTVH đánh giá có ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên với mức điểm trung bình là 3.37 điểm. Các nhà kinh tế cho rằng, con người làm nên thương hiệu và thương hiệu chính là yếu tố làm nên nét

riêng biệt của văn hóa tổ chức. Tuy nhiên, qua mức điểm yếu tố này cho thấy TTVH cảm nhận của nhân viên về thương hiệu và văn hóa của đơn vị là chưa cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của công chức, viên chức và người lao động tại trung tâm văn hóa tỉnh đắk lắk đến năm 2020 (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w