6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.2. Phân tích thực trạng các quy phạm pháp luật về kinh doanh chứng khoán của
khoán của chủ thể là Cơng ty chứng khốn
2.2.1. Quy định về tổ chức quản lý của Cơng ty chứng khốn
Theo quy định của Luật Chứng khoán năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2010 và Luật Doanh nghiệp năm 2014, Cơng ty chứng khốn được tổ chức dưới hình thức CTCP hoặc Cơng ty TNHH.
Khi tổ chức dưới hình thức Cơng ty TNHH, tổ chức này không được phép phát hành cổ phiếu. Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân và số lượng thành viên không vượt quá năm mươi.
Công ty cổ phần
Hình thức tổ chức này là một pháp nhân độc lập với các cổ đơng góp vốn. Cơng ty có quyền phát hành chứng khốn. Số lượng cổ đơng của cơng ty cổ phần tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
Trên thực tế do quy định của pháp luật hiện hành, có thể nhận thấy rõ ràng hình thức cơng ty cổ phần thường được lựa chọn nhiều hơn, bởi xét đến góc độ quy mơ thì hình thức cơng ty cổ phần chiếm ưu thế hơn do dễ huy động vốn, số lượng thành viên không giới hạn, quyền và nghĩa vụ rộng hơn. Số liệu thống kê cho thấy trên TTCK hiện nay, hơn 95% cơng ty chứng khốn đang hoạt động được tổ chức dưới hình thức cơng ty cổ phần.
Về mơ hình tổ chức, đứng đầu cơng ty chứng khoán là hội đồng quản trị hoặc chủ tịch cơng ty, sau đó là ban lãnh đạo gồm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc. Các khối gồm khối kinh doanh và khối hỗ trợ.
Về nhân lực, pháp luật đã có những quy định khắt khe về kinh nghiệm và chứng chỉ của những người trực tiếp tham gia vào các nghiệp vụ kinh doanh chứng khốn bên cạnh đó là đạo đức, tư cách nghề nghiêp được quy định tại Chương VI Chứng chỉ hành nghề thuộc Nghị định 86/2016/NĐ – CP Quy định điều kiện đầu tư, kinh doanh chứng khốn và Thơng tư số 147/2012/TT-BTC Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của "Quy chế hành nghề chứng khoán" được ban hành kèm theo Quyết định 15/2008/QĐ-TTg ngày 27/03/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Có thể nói các quy định hết sức chặt chẽ về chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán hiện nay là một ưu điểm lớn, tạo tính chuyên nghiệp, niềm tin, sự yên tâm cho các nhà đầu tư khi tham gia giao dịch.
Nhìn chung, Luật Chứng khốn hiện nay đã đơn giản hóa về mặt thủ tục hành chính, tạo điều kiện cấp giấy phép kinh doanh cùng việc quy định về tổ chức hoạt động của công ty chứng khốn trên ngun tắc khơng phân biệt nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, thể hiện rõ quan điểm mở cửa của TTCK. Đây là một trong những ưu điểm để thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào hoạt động kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam.
2.2.2. Quy định về hoạt động kinh doanh chứng khoán
Pháp luật hiện nay đã quy định khá rõ về các nghĩa vụ cơ bản của cơng ty chứng khốn tại Điều 71 Luật Chứng khốn năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2010 với 12 điều khoản rất chi tiết về nghĩa vụ của cơng ty chứng khốn, điều này thể hiện sự quan tâm của nhà nước tới việc bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư. Đặc biệt sự quan tâm này được thể hiện rõ tại quy định bắt buộc mua bảo hiểm trách nghiệm nghề nghiệp cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khốn tại cơng ty hoặc trích lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư để bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên bên cạnh đó, pháp luật hiện nay vẫn cịn thiếu các quy định về quyền lợi của cơng ty chứng khốn. Cụ thể tại Điều 22 Luật Doanh nghiệp năm 2014, quyền của công ty chỉ được quy định chung rằng “Quyền và nghĩa vụ của công ty chứng khốn khơng được trái pháp luật, Luật chứng khốn”.
Hành vi bị cấm và xử lý vi phạm
Các hành vi bị cấm và nguyên tắc xử lý từng trường hợp vi phạm cụ thể được quy định rõ tại Điều 9, Điều 118 đến Điều 130 Luật Chứng khoán năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2010. Bên cạnh đó Chính phủ ban hành Nghị định số 145/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn và thị trường chứng khốn, với mức phạt đã được nâng cao hơn. Có thể thấy pháp luật chứng khốn hiện hành đã có những mức phạt hành chính ngày càng cao, tương xứng với tính chất và mức độ rủi ro của hoạt động kinh doanh chứng khốn. Đây có thể coi là một ưu điểm trong hệ thống pháp luật về chứng khốn nói chung và kinh doanh chứng khốn nói riêng.
Tuy nhiên do có khá nhiều hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại nghiêm trọng khi chỉ bị xử phạt hành chính như cảnh cáo, phạt tiền thì chưa đủ nghiêm khắc để hành vi vi phạm không tái diễn, cần thiết xây dựng thêm nhiều các quy định mà theo đó các chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy mới có thể nâng cao hiệu quả răn đe của pháp luật.
Về thực trạng pháp luật điều chỉnh một số hoạt động kinh doanh của cơng ty chứng khốn
- Nghiệp vụ tự doanh chứng khốn
Đây là nghiệp vụ thực hiện trên các thị trường tập trung hoặc trên thị trường OTC. Ở nghiệp vụ này, pháp luật cho phép các cơng ty chứng khốn giữ vai trị tạo lập một thị trường riêng với một số lượng chứng khốn nhất định. Cơng ty chứng khoán thực hiện mua bán lượng chứng khốn này nhằm hưởng lợi cho chính cơng ty từ phí giao dịch và chênh lệch giá chứng khoán. Với bản chất của nghiệp vụ nhạy
cảm, lợi thế các cơng ty chứng khốn được tiếp cận các thơng tin quan trọng, bí mật nên cần tính minh bạch cao.
Tuy nhiên pháp luật hiện hành lại chưa thực sự có quy định rõ ràng về nghiệp vụ này dẫn tới trong q trình thực hiện nghiệp vụ có trường hợp khi các đơn vị đặt lệnh mua bán thì cơng ty chứng khoán được biết đầu tiên và một số đơn vị khác cũng đặt lệnh theo, hành vi này được xem là bất hợp pháp nhưng vẫn chưa có cơ chế kiểm sốt.
- Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán
Hiện nay, theo đà phát triển của TTCK, hoạt động bảo lãnh phát hành cũng như nhiều hoạt động kinh doanh chứng khốn khác diễn ra sơi động hơn trước. Nhưng xét về thực tế, tổ chức bảo lãnh tại Việt Nam vẫn hạn chế nhiều về tiềm lực, trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm. Về nguyên tắc, do hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khốn có bản chất là dịch vụ thương mại nên chủ thể tiến hành hoạt động này thường phải thỏa mãn một số điều kiện theo quy định của pháp luật. Việc quy định này khơng ngồi mục đích giúp chính quyền kiểm sốt hoạt động của các chủ thể tiến hành. Xét về lợi ích, khả năng đạt được lợi ích của chủ thể bảo lãnh và phát hành đều lớn, nhưng xét đến rủi ro, sẽ rủi ro không nhỏ nếu đợt chào bán không thành công hoặc tổ chức phát hành sau khi mua chứng khoán của tổ chức phát hành lại không phân phối được.
Để giảm thiểu rủi ro của đợt phát hành, tổ chức phát hành chứng khoán và tổ chức cam kết bảo lãnh sẽ phải thống nhất trên các phương diện về giá, thời gian phát hành và các yếu tố khác có liên quan giúp làm tăng khả năng thành công của đợt phát hành. Tuy nhiên pháp luật hiện nay lại chưa có những quy định để bảo vệ chủ thể bảo lãnh phát hành chứng khoán một cách hiệu quả ngoài việc đặt ra giới hạn tổng giá trị chứng khoán phát hành bảo lãnh khơng q 30% vốn tự có của tổ chức bảo lãnh.
- Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khốn
Các cơng ty chứng khoán, cụ thể là bộ phận tư vấn sẽ đưa ra những phân tích tài chính, khuyến nghị cho khách hàng nhằm mang lợi nhuận cao nhất, rủi ro thấp nhất khi khách hàng tham gia vào hoạt động mua bán chứng khoán. Giá cả chứng khốn ln biến động khơng ngừng do vậy đây là hoạt động mà pháp luật cần quản lý chặt chẽ và đòi hỏi khắt khe về nghiệp, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề tư vấn. Tuy nhiên thực tế pháp luật chứng khoán ở Việt Nam hiện nay về vấn đề này còn lỏng lẻo.
Theo Điều 75 Luật Chứng khoán năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2010 hiện hành, việc giải thể, phá sản công ty chứng khoán thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp, trong trường hợp cơng ty chứng khốn giải thể, phá sản trước khi kết thúc thời hạn hoạt động thì phải được UBCKNN chấp thuận.
Chính phủ trước đây đã ban hành Nghị định 114/2008/NĐ-CP để hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phá sản đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khốn và tài chính khác tuy nhiên Nghị định này cịn mang tính khái qt chung, chưa có các quy định rõ, q trình giải thể chưa nhanh gọn và đang dần khơng cịn thực sự phù hợp với sự thay đổi liên tục của TTCK. Bên cạnh đó là sự khơng thống nhất trong quy định về điều kiện giải thể giữa quy định của luật và văn bản hướng dẫn thi hành.
2.2.4. Giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh chứngkhoán khoán
Tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh chứng khốn có thể khái niệm một cách sơ lược chính là xung đột xảy ra khi quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia trên TTCK không được đảm bảo và các bên có nhu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
Tranh chấp phát sinh từ hoạt động chứng khốn là một loại tranh chấp có những đặc điểm cơ bản tương đồng với các loại tranh chấp trong những lĩnh vực thương mại khác nhưng bên cạnh đó cũng là nhiều đặc điểm riêng biệt mang tính đặc thù về chủ thể, đối tượng tranh chấp, giá trị của tranh chấp.
Hiện nay cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định tại Điều 131 Luật Chứng khoán năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2010:
“1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khốn tại Việt Nam có thể được giải quyết thơng qua thương lượng, hịa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khốn tại Trọng tài hoặc Tịa án được tiến hành theo quy định của pháp luật”.
Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng
Phương pháp này được pháp luật khuyến khích các chủ thể ưu tiên áp dụng khi xảy ra tranh chấp do tiết kiệm được thời gian, chi phí, khơng phải thực hiện thủ tục rườm rà.
Đây là hình thức giải quyết tranh chấp mà các bên tự thỏa thuận để thống nhất lựa chọn giải pháp chấm dứt xung đột với sự hỗ trợ của người thứ ba (đóng vai trò trung gian hòa giải hay còn gọi là hòa giải viên). Đối với việc giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán giữa các thành viên, Trung tâm Giao dịch Chứng khốn hoặc Sở Giao dịch Chứng khốn thường đóng vai trị là trung gian hòa giải. Trung tâm Giao dịch Chứng khốn thành lập ban hịa giải, ban hành văn bản quy định về trình tự, thủ tục hịa giải nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết tranh chấp bằng con đường này. Khoản 8 Điều 37 Luật Chứng khoán năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2010 quy định Sở Giao dịch Chứng khoán hoặc Trung tâm Giao dịch Chứng khốn có thể làm trung gian hịa giải nếu được thành viên yêu cầu đối với tranh chấp phát sinh từ giao dịch chứng khoán bao gồm tranh chấp phát sinh trong quá trình tư vấn đầu tư, bảo lãnh phát hành, quản lý quỹ đầu tư hay quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán.
Bên yêu cầu hòa giải gửi đơn đề nghị hòa giải kèm các chứng từ tài liệu tới Trung tâm. Bị đơn sẽ nhận được bản sao từ Trung tâm trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày Trung tâm tiếp nhận.
Trong thời hạn 15 ngày bị đơn phải trả lời bằng văn bản về việc có chấp nhận hịa giải hay khơng. Hai bên đồng ý hòa giải sẽ được gửi giấy triệu tập trước ngày hịa giải ít nhất 15 ngày. Kết thúc hòa giải ban hòa giải lập biên bản theo kết quả ý chí tự nguyện của các bên chủ thể.
Giải quyết bằng Trọng tài
Giải quyết tranh chấp có thời hiệu 2 năm kể từ ngày xảy ra tranh chấp bằng Trọng tài phải tuân theo trình tự thủ tục pháp luật chuyên ngành quy định, cụ thể là Luật Chứng khoán năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2010. Các bên được pháp luật cho phép lựa chọn trung tâm trọng tài hoặc hội đồng trọng tài mà các bên tự thành lập.
Với trường hợp lựa chọn Trung tâm trọng tài, bị đơn sẽ được gửi bản sao đơn kiện và danh sách trọng tài, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được, bị đơn phải gửi lại bản tự bảo về cùng tên trọng tài viên đã chọn. Quá thời hạn này, trung tâm trọng tài sẽ chỉ định trọng tài viên.
Với trường các bên tự thành lập hội đồng trọng tài, nguyên đơn phải gửi đơn đến bị đơn. Tòa án cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú hoặc có trụ sở sẽ có thẩm quyền lựa chọn trọng tài viên theo Luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Với trường hợp giải quyết tại tịa án, đây là hình thức giải quyết ít được lựa chọn do thủ tục pháp lý phức tạp, thời gian kéo dài, chi phí cao. Đây cũng là lựa chọn bắt buộc cuối cùng nếu trước đó các bên đã hịa giải, thương lượng khơng thành cơng hoặc khơng thể áp dụng hình thức trọng tài trong một số trường hợp.
Việc xác định thẩm quyền của tòa án giải quyết tranh chấp trên TTCK khá phức tạp, tùy thuộc vào tính chất của tài sản tranh chấp ở Việt Nam hay nước ngoài.
Thời gian tố tụng được pháp luật hiện hành quy định bắt đầu từ thời điểm tòa án thụ lý đơn kiện của nguyên đơn và kết thúc khi hội đồng xét xử tuyên án. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, tối đa là 6 tháng với tranh chấp dân sự và 3 tháng với tranh chấp về kinh doanh thương mại.
Từ những phân tích trên có thể thấy quy định của pháp luật hiện hành đề cao phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa giải hơn giải quyết thơng qua Trọng tài hoặc Tịa án nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí cho các chủ thể, đây cũng là phương pháp tối ưu, dễ thực hiện nhất. Giải quyết bằng thương lượng hòa giải, các bên cùng trao đổi, tự nguyện áp dụng các biện pháp đã cùng thông qua, mặc dù dễ thực hiện và phổ biến tuy nhiên hiện nay phương pháp này cũng bộc lộ thêm nhiều mặt yếu kém như phụ thuộc nhiều vào chủ quan kinh nghiệm của các chủ thể nên chỉ phù hợp với các tranh chấp đơn giản, giá trị tranh chấp không lớn. Đối với các chủ thể khơng có kinh nghiệm giải quyết tranh chấp hoặc khơng thể cùng thương lượng có thể tìm đến hịa giải viên làm trung gian theo quy định tại Khoản 8 Điều 37 Luật Chứng khoán năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2010.
2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật điều chỉnh về hoạt động kinh doanh chứng khốn tại Cơng ty cổ phần Chứng khốn Sài Gịn – Chi nhánh Hà Nội
2.3.1. Giới thiệu về Cơng ty cổ phần Chứng khốn Sài Gịn – Chi nhánh HàNội và tổng quan về hoạt động kinh doanh của Công ty