6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.4.2. Về việc thực hiện của chủ thể
Thực tiễn thực hiện pháp luật kinh doanh chứng khốn của các chủ thể ln tồn tại song hành những thành tựu và hạn chế.
- Đối với các chủ thể nói chung
Trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động, hành lang phap lý chưa thực sự được hoàn thiện nhưng các chủ thể, đặc biệt là cơng ty chứng khốn đã và đang thực hiện hiện tốt các quy định của pháp luật, linh hoạt ứng biến đã đảm bảo sự hoạt động của TTCK được ổn định, huy động được nguồn vốn lớn, dồi dào góp phần khơng nhỏ ổn định nền kinh tế.
- Đối với thực tiễn thực hiện của Cơng ty cổ phần Chứng khốn Sài Gịn – Chi nhánh Hà Nội
Là cơng ty chứng khốn chiếm thị phần lớn nhất trên TTCK, với bề dày lịch sử hình thành và phát triển, SSI có một nền tảng vững chắc và một ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm cùng đội ngũ nhân viên có chứng chỉ, năng lực hàng đầu hiện nay. SSI nói chung và Cơng ty cổ phần Chứng khốn Sài Gịn – Chi nhánh Hà Nội nói riêng ln tìm hiểu kỹ các quy định liên quan đến pháp luật về kinh doanh chứng khoán trước khi tiến hành thực hiện các nghiệp vụ. Với sự am hiểu và nghiêm túc chấp hành pháp luật, hoạt động kinh doanh của công ty luôn phát triển không ngừng giữa nền kinh tế biến động. Nỗ lực không ngừng này đã mang lại uy tín và những giải thưởng trong nước và khu vực cho công ty.
Ban lãnh đạo cơng ty thường xun tìm hiểu và nghiêm túc thực hiện các quy định về lĩnh vực mà công ty thực hiện hoạt động kinh doanh. Với đặc thù kinh doanh là mơi trường đầu tư mạo hiểm của mình, tồn thể cán bộ, nhân viên đều thường xuyên cập nhật tình hình kinh tế, tỷ giá, các thơng tin liên quan đến hoạt động kinh doanh, thường xuyên tham gia các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ để đảm bảo quyền lợi của cơng ty cũng như của khách hàng. Bên cạnh đó Cơng ty cổ phần Chứng khốn Sài Gịn – Chi nhánh Hà Nội cũng thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo phổ biến về lý luận, pháp luật như các quy định mới của các Bộ luật Lao Động, Luật Chứng khoán, Luật Thuế, Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Đầu tư,...và các văn bản liên quan đến các hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng khoán, dịch vụ ngân hàng đầu tư cho cán bộ cơng nhân viên.
SSI nói chung và Cơng ty cổ phần Chứng khốn Sài Gịn – Chi nhánh Hà Nội nói riêng ln ln cố gắng hồn thiện khơng ngừng để đem đến cho các nhà đầu tư sự tin tưởng và hài lịng thơng qua những sự thay đổi tích cực từng năm. Trong đó có thể kể đến một số thay đổi, phát triển tiêu biểu đã được nêu tại báo cáo thường niên năm 2016 như: mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu riêng biệt của khách hàng; Tiếp tục triển khai nhiều công cụ giao dịch mới cho nhà đầu tư
như giao dịch trong ngày (daily trading), chứng khoán phái sinh… hay phối hợp với các Khối kinh doanh trong nội bộ SSI đa dạng hóa các sản phẩm bán chéo như trái phiếu, ETFs, chứng chỉ quỹ mở, chứng chỉ tiền gửi… Nâng cấp và đầu tư mới hệ thống giao dịch điện tử thể hiện tính ưu việt và cạnh tranh nhất trên thị trường.
Nhược điểm
- Đối với các chủ thể nói chung
Hầu hết các cơng ty chứng khoán hiện này đều hoạt động tự doanh chứng khoán, đây là nghiệp vụ đem lại lợi nhuận lớn do ưu thế về thông tin, giá cả mà cơng ty chứng khốn có được. Tuy nhiên do cơ chế quản lý cịn chưa chặt chẽ nên nhiều đơn vị lợi dụng làm giá chứng khốn thơng qua việc đưa ra phân tích thị trường chưa thực sự chính xác nhằm hướng khách hàng mua một loại cổ phiếu nào đó cơng ty muốn tung ra bán khi đạt giá cao. Điều này gây mất niềm tin, ảnh hưởng tới các đơn vị kinh doanh chứng khoán khác, gây lũng loạn thơng tin tồn thị trường.
Bên cạnh đó qua nghiệp vụ tư vấn phát hành chứng khoán cũng đem tới cho cơng ty chứng khốn nguồn tin nội bộ của các đơn vị. Với các thông tin này công ty chứng khốn có thể thao túng tình hình về doanh nghiệp, thông báo các thông tin sai sự thật nhằm đầu cơ, đẩy giá chứng khoán kiếm lợi nhuận chênh lệch, đồng thời gây thiệt hại cho các nhà đầu tư khác.
Ngoài các trường hợp trên, một trong những lỗ hổng khác cũng góp phần làm nhiễu loạn thơng tin TTCK là việc nhân viên của các đơn vị kinh doanh chứng khoán mở nhiều hơn một tài khoản giao dịch nhằm trục lợi. Các cơng ty chứng khốn dù biết rõ nhưng vẫn cố tình thực hiện sai quy định của pháp luật, vơ hình chung làm giảm hiệu quả của pháp luật kinh doanh chứng khoán.
- Đối với thực tiễn thực hiện của Cơng ty cổ phần Chứng khốn Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội
Bên cạnh những thành cơng trong q trình thực thi các quy định của pháp luật thì Cơng ty cổ phần Chứng khốn Sài Gịn – Chi nhánh Hà Nội lại gặp khó khăn tồn tại chủ quan khi Chi nhánh Hà Nội hiện tại chưa có bộ phận pháp chế như tại Hội sở chính, điều này gây ra khó khăn, chậm trễ trong q trình giải quyết các cơng việc.
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH CHỨNG KHỐN
3.1. Định hướng hồn thiện pháp luật về kinh doanh chứng khốn
Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong tổng thể pháp luật và trong nền kinh tế
Hệ thống pháp luật hiện nay của Việt Nam đang tồn tại nhiều sự mâu thuẫn, chồng chéo nhau giữa các văn bản pháp luật, giữa luật chuyên ngành với các luật liên quan dẫn tới tính thực thi cịn chưa cao, gây khó khăn trong việc tuân thủ pháp luật của các chủ thể. Nhiều vấn đề trong hoạt động kinh doanh chứng khốn sau khi Luật Chứng khốn có hiệu lực vẫn phải chờ các văn bản hướng dẫn thi hành gây ra sự chậm trễ thực thi pháp luật. Vì vậy, quan điểm định hướng hồn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về kinh doanh chứng khốn nói riêng, đầu tiên là phải ban hành kịp thời, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với tồn bộ hệ thống pháp luật.
Bên cạnh đó, nền kinh tế ln vận động và biến đổi không ngừng từng ngày. TTCK và các hoạt động kinh doanh chứng khốn với những đặc thù riêng mang tính nhạy cảm, rủi ro cao không chỉ chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế mà còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Do đó các quy định của pháp luật về kinh doanh chứng khoán muốn nâng cao hiệu quả thực thi thì khơng chỉ cần điều chỉnh sao cho đồng bộ, thống nhất với tồn hệ thống pháp luật nói chung mà cịn phải phù hợp với chiến lược vĩ mô của nền kinh tế, cùng nhau bổ sung, cụ thể hóa các quy định.
Thống nhất với cam kết của Việt Nam khi tham gia các Điều ước quốc tế
Thực tế hiện nay Việt Nam mới xây dựng và phát triển TTCK được hơn 15 năm, trong khi các nước đã hoạt động TTCK nhiều thập kỷ. Khai sinh ra trong bối cảnh tồn cầu hóa kinh tế diễn ra mạnh mẽ, đến nay TTCK Việt Nam vẫn đã và đang từng bước hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới.
Kể từ khi Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ vào năm 2001, gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007 và gần đây nhất vào ngày 31/12/2015 Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập, có thể thấy khi tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực diễn ra mạnh mẽ thì sự liên thơng, kết nối thị trường vốn thông qua TTCK giữa các nước nói chung, và các nước ASEAN nói riêng là một xu hướng tất yếu. Để đón đầu các cơ hội cũng như các thách thức do mở cửa nền kinh tế tạo ra, Việt Nam cần phải xây dựng hành lang pháp lý hoàn thiện hơn, đáp ứng với những yêu cầu mới của thực tiễn thị trường tài chính các
nước tiên tiến trong khu vực, phù hợp với các cam kết đã ký kết, khơng nên thiếu tương thích với chuẩn mực quốc tế.
Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
Trong bất kì hoạt động thương mại nói chung nào, việc quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia được đảm bảo sẽ tránh được những tranh chấp, rủi ro khơng đáng có, tạo sự tin cậy, an tồn khi tham gia giao dịch, thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định.
Với TTCK nói riêng, nhà đầu tư đóng vai trị là nguồn cung vốn, các chủ thể kinh doanh chứng khốn góp phần làm cho nguồn vốn xoay chuyển tạo nên lợi nhuận. Do đó, các chủ thể trên TTCK khi tham gia kinh doanh chứng khốn đều có vai trị quan trọng như nhau, việc đảm bảo cơng bằng khi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên là tất yếu khi xây dựng hành lang pháp lý.
Đảm bảo tính khả thi, hiệu quả
Việc ban hành bất cứ văn bản pháp luật nào cũng hướng tới mục tiêu điều chỉnh các vấn đề của xã hội, của nền kinh tế... cho nên tính khả thi ln phải đặt lên hàng đầu để pháp luật không chỉ là sự hiện diện trên giấy tờ.
Các quy định của pháp luật được xây dựng từ nhu cầu thực tiễn, khi các quy định chưa thực sự phù hợp hay khơng cịn phù hợp thì cần phải sửa đổi, bổ sung kịp thời nhằm đảm bảo nền kinh tế luôn hoạt động ổn định, đặc biệt với TTCK – thị trường tài chính ln luôn thay đổi từng ngày, các hoạt động kinh doanh chứng khốn mang tính rủi ro cao, ảnh hưởng trực tiếp vào nguồn vốn của cả nền kinh tế nước nhà.
3.2. Kiến nghị hoàn thiện và thực hiện pháp luật về kinh doanh chứngkhốn khốn
3.2.1. Về phía pháp luật
Để pháp luật về kinh doanh chứng khốn ngày một hồn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện, đáp ứng nhu cầu thực tiễn và sẵn sàng bắt kịp với xu hướng toàn cầu, bên cạnh những ưu điểm đã được nêu ở phần trên, Luật Chứng khốn nên có một vài thay đổi, bổ sung như sau:
Thứ nhất, cần hoàn thiện quy định pháp luật quản lý nhà nước về TTCK và kinh doanh chứng khoán.
Chiến lược phát triển thị TTCK Việt Nam giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 đã xác định quan điểm phát triển TTCK: “Nhà nước thực hiện quản lý bằng cơng cụ pháp luật, có các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để TTCK phát triển ổn định, vững
chắc” với mục tiêu tổng quát “tăng cường năng lực quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và lòng tin của thị trường”. Cụ thể để quản lý tốt TTCK và các hoạt động kinh doanh chứng khoán cần “tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi của cơ quan quản lý nhà nước trên cơ sở cho phép Ủy ban Chứng khốn Nhà nước có đủ quyền lực để thực thi tốt các chức năng quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi”.
Do vậy, việc hoàn thiện quy định pháp luật quản lý nhà nước về chứng khốn và TTCK phải là cơng việc cần được tiến hành khẩn trương, nhằm quản lý tốt thị trường trong điều kiện mới, đảm bảo các hoạt động kinh doanh chứng khốn diễn ra hợp pháp, cơng khai, minh bạch.
Thứ hai, cần thiết ban hành các quy định về việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh chứng khoán
Kinh doanh chứng khốn là loại hình kinh doanh tài sản tài chính thường có giá trị cao, hậu quả kinh tế rất lớn khi xảy ra tranh chấp và mang nhiều tính đặc thù. Việc giải quyết tranh chấp này cần tiến hành nhanh gọn, kịp thời với thủ tục đơn giản nhưng phải chặt chẽ. Do đó, pháp luật hiện hành đang đề cao phương thức giải quyết tranh chấp thông qua sự tự nguyện hòa giải, thương lượng, đàm phán của các bên. Tuy phương thức này phổ biến nhưng còn tồn tại hạn chế lớn là đem lại thiệt thòi cho các chủ thể chưa có nhiều kinh nghiệm tự đàm phán, thương lượng giải quyết tranh chấp.
Với vấn đề này, pháp luật cần thiết ban hành các quy định cụ thể chẳng hạn về trình tự giải quyết tranh chấp, quy định rõ các trường hợp cụ thể nào sẽ bắt buộc phải áp dụng thương lượng, hịa giải hay cho phép sử dụng quy trình giải quyết tranh chấp của các vụ việc tương tự trước đó, điều này sẽ giúp các chủ thể có thể dễ dàng tự thương lượng, hòa giải hơn.
Thứ ba, cần rà soát lại, ban hành bổ sung các quy định về vấn đề giải thể, phá sản chủ thể kinh doanh chứng khoán
Theo Điều 75 Luật Chứng khoán năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2010 hiện hành, việc giải thể, phá sản cơng ty chứng khốn thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp, trong trường hợp cơng ty chứng khốn giải thể, phá sản trước khi kết thúc thời hạn hoạt động thì phải được UBCKNN chấp thuận.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 114/2008/NĐ - CP để hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phá sản đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khốn và tài chính khác tuy nhiên Nghị định này chưa có các quy định rõ ràng, q trình giải thể chưa nhanh gọn và đang dần khơng còn thực sự
phù hợp. Vì thế cần thiết ban hành bổ sung, thay thế bằng các văn bản pháp luật mới để phù hợp với thực tiễn, với bối cảnh kinh tế xã hôi.
Thứ tư, cần ban hành các quy định nhằm tách biệt rõ trách nhiệm của người hành nghê chứng khốn của cơng ty chứng khốn và công ty
Việc bổ sung các quy định tách biệt trách nhiệm của người hành nghề chứng khốn và cơng ty chứng khốn sẽ giúp xét xử vi phạm cơng bằng, áp dụng đúng chế tài và đủ nghiêm khắc.
Thứ năm, cần sớm ban hành Luật Chứng khốn sửa đổi, bổ sung
Trước đây, khi chưa có TTCK, nguồn vốn trong nền kinh tế phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng. Đến nay, sau hơn 15 năm xây dựng và phát triển ngành chứng khốn, TTCK đã đóng góp khoảng 35% tổng số vốn huy động của nền kinh tế do đó ngân hàng chỉ cịn đảm nhiệm khoảng 65%. Với chủ trương, chính sách mới mục tiêu đẩy mạnh phát triển hoạt động của TTCK, tỷ lệ này dự kiến sẽ thay đổi cụ thể là TTCK chịu trách nhiệm huy động đến 50% lượng vốn cho nền kinh tế.
Bên cạnh đó, nền kinh tế tồn cầu nói chung được dự đốn sẽ có một năm 2017 đầy biến động. Với TTCK nói riêng dự sẽ có một số những kỹ thuật, sản phẩm mới được đưa vào thị trường như giao dịch trong ngày, vay - bán chứng khốn, chứng quyền… Điều này địi hỏi các chủ thể kinh doanh chứng khoán phải tự nâng cao năng lực về mọi mặt để thích ứng. Bên cạnh đó là sự cần thiết ban hành những thơng tư, nghị định, văn bản hướng dẫn các chủ thể thực hiện kinh doanh những hình thức mới được đảm bảo đúng pháp luật.
Thứ sáu, học hỏi kinh nghiệm lập pháp từ các nước có TTCK phát triển
Học hỏi có chọn lọc là một hướng đi đúng đắn được Việt Nam áp dụng từ những ngày đầu khi TTCK mới được tạo lập, tuy nhiên khi biến tấu pháp luật của các nước tiên tiến vào áp dụng tại nước nhà thì đơi khi Luật Chứng khốn cịn thiếu tính thực tế, đối lập với các luật khác có liên quan đã tồn tại trước đó. Do vậy cần nghiên cứu sâu rộng lịch sử phát triển và hình thành TTCK và pháp luật về kinh doanh chứng khoán, cách lập pháp để tránh xung đột của các nước qua