Về pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh chứng khoán

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về kinh doanh chứng khoán – thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần chứng khoán sài g n – chi nhánh hà nội (Trang 41 - 42)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.4.1. Về pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh chứng khoán

Ưu điểm

Thứ nhất, về việc xử lý các vi phạm

Luật Chứng khoán năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2010 đã dành ra 13 điều luật (Điều 118 đến Điều 130) quy định cụ thể từng hành vi vi phạm và nguyên tắc xử lý, bên cạnh đó là Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ và Nghị định số 145/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn và thị trường chứng khốn. Pháp luật chứng khốn hiện hành đã có những mức phạt rất cao, tương xứng với tính chất và mức độ rủi ro do hoạt động kinh doanh chứng khốn mang lại. Điều này cho thấy tính răn đe, sự quan tâm sát sao của nhà nước với các hành vi vi phạm, trục lợi từ kinh doanh chứng khoán.

Thứ hai, về việc giái quyết tranh chấp trong kinh doanh chứng khoán

Hiện nay với các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh chứng khoán trên TTCK hầu hết được giải quyết bằng phương pháp thương lượng, hòa giải. Phương pháp này được chọn làm giải pháp tối ưu nhất bới tiết kiệm thời gian cho cả hai bên.

Thứ nhất, về việc pháp luật thiếu những quy định quản lý nghiệp vụ tự doanh chứng khoán

Xét ở mức độ ảnh hưởng, hoạt động tự doanh của mỗi cơng ty chứng khốn với khả năng chuyên môn và nguồn vốn lớn được coi là hoạt động giao dịch của một nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp có những tác động nhất định tới giá cả của thị trường.

Do đó, cơng ty chứng khốn có thể thơng qua hoạt động tự doanh góp phần rất lớn trong việc điều tiết cung cầu, bình ổn giá cả của các loại chứng khoán trên thị trường.

Tự doanh chứng khoán là nghiệp vụ nhạy cảm, dễ dàng bị trục lợi do thiếu minh bạch tuy nhiên pháp luật về chứng khốn hiện nay chưa có các cơ chế quản lý chặt chẽ trên thực tế gây nhiều thiệt hại cho nhà đầu tư, đặc biệt là chủ đầu tư nhỏ lẻ.

Thứ hai, về việc giái quyết tranh chấp trong kinh doanh chứng khoán

Tuy phương pháp giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa giải được áp dụng phổ biến và bắt buộc trong một số trường hợp tuy nhiên các quy định pháp lý về vấn đề này còn chưa được xây dựng chun biệt và cụ thể hóa. Vì tính chất đặc thù, nhiều rủi ro của kinh doanh chứng khoán nên các tranh chấp rất phức tạp. Các quy định hiện hành chưa thực sự đề cập rõ một số vấn đề ví dụ như hịa giải ở một số trường hợp tranh chấp là thủ tục tự nguyện hay bắt buộc...

Thứ ba, về quy định giải thể, phá sản chủ thể kinh doanh chứng khoán

Quy định hiện hành cịn mang tính khái qt chung, chưa có các quy định rõ, quá trình giải thể chưa nhanh gọn và đang dần khơng cịn thực sự phù hợp với sự thay đổi liên tục của TTCK. Bên cạnh đó là sự khơng thống nhất trong quy định về điều kiện giải thể giữa quy định của Luật Chứng khốn với luật khác có liên quan và văn bản hướng dẫn thi hành .

Thứ tư, về quy định xử phạt vi phạm

Pháp luật về kinh doanh chứng khoán hiện nay chưa tách bạch được rõ trách nhiệm của người hành nghề chứng khốn của cơng ty chứng khốn với trách nhiệm của công ty. Điều này gây khó khăn khi xét xử, khơng tách bạch được trách nghiệm của người thực tế vi phạm thì cũng sẽ khơng áp dụng được đúng chế tài xử phạt.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về kinh doanh chứng khoán – thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần chứng khoán sài g n – chi nhánh hà nội (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)