Dự báo triển vọng phát triển các điểm tiếp xúc thương hiệu của CTCP Vật Giá

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Phát triển c c điểm tiếp xúc thương hiệu của công ty cổ phần Vật Giá Việt Nam (Trang 40 - 42)

7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.1. Dự báo triển vọng phát triển các điểm tiếp xúc thương hiệu của CTCP Vật Giá

Vật Giá trong thời gian tới trên thị trường Việt Nam

Thương mại điện tử trong những năm gần đây phát triển khá mạnh mẽ tại Việt Nam, cơ hội phát triển thương hiệu, mở rộng thị phần tại thị trường này là rất lớn đối với Vật Giá nhưng cũng đem lại khơng ít khó khăn.

3.1.1. Dự báo khả năng hồn thiện các điểm tiếp xúc thương hiệu cho côngty cổ phần Vật Giá Việt Nam trong thời gian tới ty cổ phần Vật Giá Việt Nam trong thời gian tới

Cơ hội và tiềm năng

“Theo Criteo – công ty tiếp thị, vừa công bố kết quả nghiên cứu của Euromonitor tại hội nghị Criteo Live được tổ chức lần đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh, Criteo đã tiến hành khảo sát trên hơn 500 người tiêu dùng Việt Nam trong sáu tháng cuối năm 2016, nhằm đem lại những phân tích cụ thể về sở thích và hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng. Ngiên cứu cho thấy mua sắm trực tuyến được xem là xu hướng của người tiêu dùng Việt Nam và các doanh nghiệp phải chú ý đến các thiết bị di động như một điểm đến tiếp theo nhằm gia tăng sự tương tác với người tiêu dùng và tăng trưởng doanh số bán hàng thương mại điện tử” (Nguồn:

www.brandvietnam.com)

Kết quả khảo sát của Criteo đã cho thấy tiềm năng rất lớn của thị trường thương mại điện tử, sự bùng nổ của internet và điện thoại thông minh từ năm 2015 đã thúc đẩy mức tăng trưởng của TMĐT. Theo kết quả nghiên cứu của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor năm 2016, có đến 7/10 người mua hàng trực tuyến qua các thiết bị di động, gần 9/10 khách hàng tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ mua sắm trực tuyến khi họ ở trong các cửa hàng, 58% người tiêu dùng tìm kiếm sản phẩm trực tuyến và so sánh giá cả trước khi mua hàng, 76% người tiêu dùng chọn mua hàng trực tuyến thay vì mua sắm tại các của hàng. Điều này mở ra cơ hội lớn đối với Vật Giá nói riêng và thị trường thương mại điện tử nói chung.

Sự phát triển và mở rộng quy mơ hoạt động của các phương thức thanh tốn điện tử góp phần xây dựng lịng tin đối với thanh toán trực tuyến khi mua hàng của khách hàng, hiện nay Vatgia.com đã tích hợp cổng thơng tin thanh tốn Baokim.vn trên website tạo điều kiện thanh toán thuận lợi cho khách hàng, giúp khách hàng có thêm sự lựa chọn khi tham gia mua hàng trực tuyến, từ đó những khách hàng ở mọi miền đất nước đều có thể đặt hàng trên website và có thể thanh tốn trực tuyến.

Khó khăn và thử thách

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, có rất nhiều thương hiệu mạnh trong thị trường này như Lazada.vn, Sendo.vn, Tiki.vn, Adayroi.com…ngồi ra cịn một số thương hiệu khác như muachung.vn, websosanh.vn khiến vatgia.com cần phải có chiến lược phát triển thương hiệu cụ thể trong dài hạn, cần vạch rõ mục tiêu, sứ mệnh để có thể cạnh tranh trong thị trường này.

Ngồi ra, người tiêu dùng cịn chưa tin tưởng khi mua hàng trực tuyến thông qua các trang thương mại điện tử trong khi lợi ích do mua hàng trực tuyến đem lại rất nhiều, vì chưa trải nghiệp mua hàng trực tuyến nên khách hàng sợ lừa đảo hoặc hàng hóa khơng đúng như quảng cáo, điều này cũng gây khó khăn cho các điểm tiếp xúc qua internet của cơng ty, đây chính là khó khăn mà Vatgia.com cần khắc phục để thay đổi nhận thức của khách hàng

Khó khăn về nguồn vốn và nhân lực, cơng ty Vật Giá có số lượng lao động khá đông đảo, tuy nhiên lượng nhân viên là cộng tác viên và sinh viên mới ra trường chiếm tỉ lệ khá cao, chưa có kinh nghiệm nhiều trong hoạt động quảng cáo thương hiệu của cơng ty chính vì vậy cơng ty chưa có bộ phận chuyên trách cho phát triển thương hiệu. Mặt khác, doanh thu thu về từ vatgia.com có lãi nhưng chưa cao, nên tập trung đầu tư cho phát triển thương hiệu.

3.1.2. Định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới.

Phát triển thương hiệu là hoạt động rất cần thiết tạo mỗi doanh nghiệp, trong thị trường TMĐT với sự bùng nổ thông tin gay gắt như hiện nay thì việc gia tăng các điểm tiếp xúc của doanh nghiệp là việc làm mang tính chiến lược và cấp thiết hiện nay. Từ năm 2016 đến 2020 cơng ty có một số định hướng phát triển như sau:

Thứ nhất, là công ty đặt nền móng cho thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam, đã để lại những thành tựu khá ấn tượng trong lĩnh vực này, tuy có những đối

thủ cạnh tranh mạnh trong ngành nhưng công ty vẫn ln tìm tịi, học hỏi nhằm phát huy những thế mạnh của mình để đưa ra những sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng với sứ mệnh “Giúp con người hạnh phúc hơn với internet, đem lại sự giàu có và

tự hào cho các thành viên”. Trở thành Alibaba của Việt Nam, đưa con người Việt

Nam hướng đến một hệ sinh thái online giúp khách hàng “mua sắm hạnh phúc – kinh

doanh hiệu quả” và khách hàng có thể sử dụng những sản phẩm nước ta cung cấp,

nhưng giờ có rất nhiều đối thủ nặng ký nên Vatgia.com cần có chiến lược cụ thể rõ ràng để cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ.

Thứ hai, trải qua các đợt khủng hoảng kinh tế nhưng giờ đây hoạt động kinh doanh của vatgia.com đã tương đối ổn định, lợi nhuận thu về dương, Vật Giá đặt mục tiêu năm 2018 doanh số thu về là 1 tỷ USD và tăng đều trong 5 năm tới. Trong vịng 5 năm hồn thành việc mở rộng thị trường sang các tỉnh thành, khu vực trên cả nước, đặt chi nhánh tại Đà Nẵng, Vinh... kết hợp với sự phát triển của Internet nhằm quảng bá thương hiệu và thúc đẩy hơn các điểm tiếp xúc thương hiệu.

Thứ ba, mở rộng các điểm tiếp xúc thương hiệu, nhất là các điểm tiếp xúc là thế mạnh của Vatgia.com nhằm tăng tỉ lệ truy cập website Vatgia.com từ 600.000 lượt/ngày lên đến 1.000.000 lượt/ngày, nâng cao xếp hạng trên Alexa Việt Nam từ vị trí 111 lên 56 trong năm 2018. Hoạch định những mục tiêu cụ thể hàng năm và nhiệm vụ cho các phòng ban, xây dựng các chiến lược lâu dài về phát triển kinh công ty và phát triển các điểm tiếp xúc thương hiệu của công ty để vượt qua các đối thủ.

Thứ tư, cho một số nhân viên đi học về thương hiệu và phát triển thương hiệu nhằm phụ trách toàn bộ mảng thương hiệu của công ty, kết hợp với bộ phận marketing đưa ra chiến lược cụ thể với tầm nhìn dài hạn về thương hiệu cho cơng ty. Đầu tư khoản chi phí dành cho phát triển các điểm tiếp xúc từ 5-20% doanh thu thu được của công ty trên năm. Phát triển tiếp một số dự án chưa đem lại lợi nhuận cho cơng ty đó là 5Ship, Wesave, westay…

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Phát triển c c điểm tiếp xúc thương hiệu của công ty cổ phần Vật Giá Việt Nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)