Thực trạng pháp luật điều chỉnh về thực hiện hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng tín dụng thực tiễn thực hiện tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (VPbank) (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

2.2. Thực trạng quy định của pháp luật về hợp đồng tín dụng

2.2.2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh về thực hiện hợp đồng tín dụng

Về lãi suất trong hợp đồng tín dụng

Lãi suất trong HĐTD là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà các TCTD sử dụng để cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh.Bên cạnh những yếu tố như uy tín, chất lượng phục vụ hay vị trí địa lí thuận lợi thì lãi suất là mối quan tâm đầu tiên của

khách hàng gửi tiền cũng như khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn. Mức lãi suất cho vay thấp là công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng vay vốn, tăng thu nhập cho TCTD. Tranh chấp về lãi suất ít khi là nội dung chính của một vụ việc, mà thơng thường chỉ khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ và vụ việc được đưa ra giải quyết tại cơ quan chức năng, những bất đồng quan điểm quanh vấn đề lãi suất mới phát sinh. Nhìn chung, các dạng tranh chấp về lãi suất có thể xảy ra trong q trình thực hiện hợp đồng là:

- TCTD hoặc người đi vay yêu cầu điều chỉnh lãi suất khi HĐTD quy định lãi suất cố định và thời hạn vay vẫn còn.

- Tranh chấp về mức lãi suất trong hợp đồng và cách tính lãi trong hạn.

- Tranh chấp về lãi suất nợ quá hạn và cách tính lãi đối với khoản nợ quá hạn. Mặc dù NHNN đã quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng VND: “TCTD

ấn định lãi suất huy động vốn bằng VND (lãi suất tiền gửi, lãi suất giấy tờ có giá) của các tổ chức (trừ các TCTD) và cá nhân bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức khơng vượt quá 14%/năm. Riêng các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất huy động vốn bằng VND không vượt quá 14,5%/năm”. NHNN kỳ vọng

quy định này sẽ giúp thì trường tiền tệ đi vào ổn định. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn, nhiều ngân hàng thương mại bắt đầu “lách luật” bằng cách đưa ra một loạt các hình thức khuyến mại cho khách hàng gửi tiền. Việc này đã khiến mức lãi suất huy động tăng cao, có thời điểm lên đến 17.5% đến 18%. Với lãi suất huy động như vậy thì ngân hàng sẽ buộc phải cho vay ở mức 21% – 22%/năm mới tồn tại được. Điều này đã gây áp lực cho doanh nghiệp, cho các cá nhân vay vốn. Với một mức lãi suất cao như vậy, họ sẽ rất khó khăn trong việc phát triển sản xuất, dẫn đến tình trạng nợ xấu của ngân hàng tăng nhanh. Điều này quay ngược lại ảnh hưởng trực tiếp tới các ngân hàng và chính những cá nhân, tổ chức gửi tiền vào ngân hàng.

Hầu hết các TCTD vẫn thoả thuận trong HĐTD về lãi suất quá hạn bằng 150%/năm lãi suất cho vay trong hạn đối với chính HĐTD đó. Mức lãi suất q hạn không quá 150%/năm của khoản vay này là do NHNN quy định dựa trên cơ sở BLDS năm 1995 giao cho NHNN quy định mức lãi suất quá hạn. Nhưng từ năm 2016 trở đi, nếu vẫn áp dụng mức lãi suất q hạn này là khơng đúng pháp luật, vì BLDS năm 2015 quy định mức lãi suất quá hạn được “xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn

quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”(Điều 468 khoản 2). Hai quy định

này có sự chênh lệch rất đáng kể, nhất là trong thời kỳ lãi suất có sự biến động lớn. Điều khoản về lãi suất trong HĐTD là điều khoản vô cùng quan trọng. Thông thường để hạn chế rủi ro lãi suất, TCTD không thỏa thuận lãi suất cố định với hợp đồng trung – dài hạn mà quy định trong HĐTD lãi suất cho vay tính bằng lãi suất tiền gửi cộng một biên độ và thay đổi định kì. Trong một số hợp đồng vay ngắn hạn, lãi

suất cho vay được thỏa thuận là lãi suất cố định trong suốt thời gian vay. Khi thị trường có những biến động khiến TCTD phải nâng lãi suất huy động để thu hút nguồn vốn trong dân cư, việc cho vay với lãi suất thấp hơn (ở những HĐTD kí kết từ trước đó nhưng vẫn trong q trình giải ngân) so với lãi suất huy động hiện tại sẽ khiến TCTD mất đi một phần lợi nhuận.

Với việc áp dụng lãi suất trần cho vay bằng 20%/năm lãi suất của khoản vay và việc NHNN đẩy mạnh lãi suất cơ bản lên đến 14%/năm theo Quyết định số 1317/QĐ- NHNN ngày 10/6/2008, chính sách này đã ngăn chặn đà bùng nổ lạm phát, làm chậm lại hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng và thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Bên cạnh đó, chính sách này vẫn có mặt trái nhất định, khi làm cho TCTD phải đối mặt với tình trạng nợ quá hạn gia tăng. Khách hàng hoặc khơng có khả năng trả nợ hoặc có tiền cũng khơng muốn trả, vì mức lãi suất cho vay cũ chỉ tối đa 12%/năm, nếu bị phạt nợ quá hạn vẫn thấp hơn lãi suất cho vay mới, thêm vào đó, trả nợ xong lại khó vay vốn trở lại bởi lãi suất đã rất cao. Nếu TCTD khởi kiện ra tòa án, phát mãi tài sản bảo đảm cũng rất khó khăn, trải qua nhiều thủ tục, thời gian xử lí được tài sản kéo dài trở nên khó thu hồi vốn. Chính vì thế, trong khoảng thời gian lãi suất tăng cao, số lượng các vụ tranh chấp liên quan đến việc khách hàng không trả nợ gia tăng nhanh chóng, và một trong những vấn đề thường bị kháng cáo, kháng nghị lên cơ quan phúc thẩm là cơ chế áp dụng lãi suất nợ quá hạn và tính nợ quá hạn.

Về định giá tài sản bảo đảm và các biện pháp bảo đảm trong HĐTD

Hiện nay dù đã có Pháp lệnh về giá ngày 26/04/2007 nhưng vẫn chưa có những tiêu chuẩn định giá thống nhất, phù hợp với thực tiễn. Mặt khác, nhiều loại tài sản bị thay đổi tính chất lý hóa trong q trình sử dụng, dẫn đến sự tăng lên hay giảm xuống về mặt giá trị, bị hư hỏng, thất thoát. Do vậy khi xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi vốn, ngân hàng thương mại thường gặp nhiều trở ngại trong việc định giá tài sản, nhất là định giá quyền sử dụng đất. Bởi trong thực tế, hoạt động định giá quyền sử dụng đất diễn ra rất lộn xộn và những diễn biến về giá trị của loại tài sản này khơng phản án được giá trị đích thực của nó.

BLDS 2015 quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo hình thức bảo lãnh khơng cần gắn liền với việc cầm cố, thế chấp tài sản. Hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến nhầm lẫn về khái niệm bảo lãnh và thế chấp tài sản của người thứ ba do BLDS 2015 không quy định một cách rõ ràng rằng biện pháp bảo lãnh là biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự không cần kèm theo việc thế chấp hoặc cầm cố một tài sản cụ thể tại thời điểm thiết lập giao dịch bảo lãnh, dễ gây hiểu nhầm giữa hai biện pháp này vì vậy rất dễ dẫn đến hiện tượng “lách luật” trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 4 Điều 72 Nghị định 163/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch

bảo đảm thì “Việc bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu

rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, quy định tại khoản 5 Điều 32, khoản 4 Điều 33, khoản 4 Điều 34, khoản 4 Điều 35 và khoản 1 Điều 36 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản hướng dẫn thi hành được chuyển thành việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng của người thứ ba.” Ngoài ra, khoản 1 Điều 31 Nghị định 84/2007/NĐ-CP quy định: “Bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai được hiểu là thế chấp quyền sử dụng đất cho người thứ ba vay vốn theo quy định của Bộ luật Dân sự (sau đây gọi chung là thế chấp bằng quyền sử dụng đất).” Như vậy, trong trường hợp một người muốn dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cho một người khác đối với người cho vay thì các bên sẽ ký kết hợp đồng thế chấp nhưng theo quy định của Pháp luật hiện hành thì trong trường hợp này các bên phải ký kết hợp đồng bảo lãnh. Rõ ràng quy định của pháp luật còn chưa cụ thể dẫn đến sự hiểu sai lệch, mơ hồ.

Về xử lý tài sản bảo đảm không đảm bảo quyền lợi các bên

Trong thực tế khi ký kết hợp đồng, NHTM và bên đi vay có thỏa thuận trong HĐTD ngân hàng, theo đó, bên vay sẽ chuyển giao tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất hoặc hoặc bất động sản... nếu bên vay khơng trả được nợ cho TCTD thì TCTD khơng thể phát mại được vì thủ tục sang tên trước bạ, thì TCTD khơng thể thực hiện thủ tục xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Khi đó, NHTM phải viện đến sự can thiệp của các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật với một trình tự thủ tục rườm rà và ảnh hưởng đến lợi ích của NHTM.

Theo trình tự luật định, khi bản án hoặc qut định Tịa án đã có hiệu lực pháp luật và được chuyển cho cơ quan thi hành án, khi có u cầu thi hành án của NHTM thì Cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án. Nhưng trên thực tế thì việc thi hành án rất khó thực hiện. Một vấn đề nữa với Cơ quan thi hành án là việc bên phải thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất có giá trị tài sản thế chấp cao hơn nhiều so với giá trị tài sản vay tại NHTM nên khó có thể làm thủ tục xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho NHTM thì việc điều chỉnh lại những quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm là cấp thiết.

Bất cập trong một số quy định về vấn đề xử lý nợ quá hạn

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động thương mại của các TCTD chủ yếu là các HĐTD cho khách hàng vay vốn. Cũng như các hoạt động kinh doanh khác, những khoản cho vay này tiềm ẩn những rủi ro dẫn đến những khoản nợ quá hạn ngày càng

lớn. Hiện nay, nợ quấ hạn được coi là vấn đề bức xúc và phức tạp nhất trong hoạt động cho vay của các TCTD. Theo báo cáo của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, đến nay nợ quá hạn đang có xu hướng gia tăng. Một số bất cập của vấn đề này:

Thứ nhất, việc trích lập quỹ dự phịng đối với các khoản vay theo pháp luật Việt Nam và theo thông lệ quốc tế vẫn đang cịn tồn tại những bất đồng. Theo thơng lệ quốc tế, tỷ lệ trích lập dự phòng đối với các khoản vay chủ yếu dựa vào mức độ rủi ro của các khoản vay này. Trong khi đó, ở Việt Nam, việc trích lập dự phịng lại dựa trên cơ sở các khoản nợ quá hạn, hay nói cách khác là nợ xảy ra rồi mới trích dự phịng.

Thứ hai, theo thông lệ quốc tế, bất cứ khoản cho vay nào không trả nợ gốc hoặc lãi đều được coi là khơng sinh lời và tồn bộ số dư nợ vay còn lại được chuyển vào nợ quá hạn. Ở Việt Nam lại cho phép các ngân hàng được điều chỉnh kỳ hạn nợ và gia hạn nợ. Vì vậy, vơ hình chung tạo điều kiện cho các ngân hàng cố tình che giấu các khoản nợ vay có vấn đề bằng cách gia hạn nợ nhiều lần, đảo nợ để giả tạo chất lượng, che mắt cổ đông.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng tín dụng thực tiễn thực hiện tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (VPbank) (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)